Phòng dịch Covid-19, cha mẹ nên làm gì để trẻ đón tết an toàn?
Nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng trước Tết Nguyên đán khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mọi người nên làm gì lúc này để giúp các con cùng đón tết vui vẻ, an toàn, khỏe mạnh?
.
Cho trẻ chơi vui vẻ tại nhà trong những ngày tết cũng giúp con có tâm lý tốt hơn – ẢNH: THÚY HẰNG
Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh dịch bệnh, cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho con.
Học sinh, sinh viên lưu ý gì khi về quê ăn tết ?
Cho tới hiện tại, một số tỉnh thành đã ra văn bản hướng dẫn người dân từ các địa phương khác khi di chuyển về cần tuân thủ khai báo, giám sát y tế như thế nào, cách ly tập trung hay cách ly tại nhà, số điện thoại đường dây nóng ra sao… Do đó, người trẻ cần theo dõi những thông báo chính thức từ các cơ quan chức năng để làm đúng quy định.
Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, TP.Thủ Đức, TP.HCM, khuyên nếu học sinh, sinh viên về quê ăn tết thì khi về tới nơi, phải nghiêm chỉnh chấp hành khai báo y tế, luôn đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, hạn chế đi lại và tuân thủ các khuyến cáo không tập trung đông người, giữ khoảng cách với người xung quanh. Mọi người nên cài ứng dụng Bluezone và khai báo y tế trên ứng dụng này để phòng chống dịch bệnh tốt hơn.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người về quê ăn tết giữa Covid-19
Tăng sức đề kháng cho con theo cách nào? Dược sĩ Trương Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm sức khỏe nhi khoa Century, Viện trưởng Viện Nghiên cứu y dược, cho biết cần cho trẻ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, bổ sung vitamin, men vi sinh giúp hàng rào miễn dịch khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch đông đảo. Cha mẹ nên cho bé vận động thường xuyên, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, cha mẹ không được tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm và thuốc chống dị ứng vì những yếu tố này làm chậm quá trình trưởng thành của hệ miễn dịch.
Theo bác sĩ Đạt, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tủ thuốc trong nhà giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con mình tốt hơn. Tủ thuốc ngày tết nên có những loại sau: nhiệt kế, thuốc hạ sốt, siro ho thảo dược, nước muối sinh lý, thuốc trị hăm/kem dưỡng ẩm, bông băng, cồn gạc.
Giữ tinh thần lạc quan
Theo các chuyên gia y tế, việc giúp trẻ có tâm lý bình tĩnh, lạc quan rất quan trọng, bởi tâm lý không căng thẳng lo âu sẽ giúp sức đề kháng không bị suy giảm. Nhất là các tỉnh thành đang có nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, việc chủ động phòng tránh dịch cần đặt lên mức cao nhất, song không được sợ hãi, khủng hoảng.
Anh Nguyễn Ngọc Huy Sang, giáo viên, đồng sáng lập Công ty TNHH gia sư eTeacher (TP.HCM), cũng là phụ huynh của 2 con nhỏ, cho biết tâm lý của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới các con. Do đó, để các con vui, khỏe đón tết trong bối cảnh có các ca nhiễm Covid-19 thì cha mẹ cần vui vẻ, cho các con được trải nghiệm những hoạt động đón tết truyền thống một cách an toàn.
“Với các gia đình ở trong tỉnh thành có nhiều ca nhiễm thì cha mẹ cùng các con chơi trò chơi dân gian trong nhà, lì xì ngày tết, gói bánh… Thời gian này tránh ôm điện thoại quá nhiều, khi lo lắng mà càng ôm điện thoại nhiều, tâm lý sẽ căng thẳng hơn. Với các địa phương không ở trong vùng dịch, những nơi chưa có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, cha mẹ có thể cho các con đi ngắm chợ hoa tết, hỏi thăm ông bà, kể cho các con nghe về phong tục tết nhưng tuân thủ đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, không tập trung đông người…, làm sao để tâm lý của cha mẹ và các con luôn vui vẻ, lạc quan trong các ngày tết đến”, anh Sang chia sẻ.
Sáng 6.2: Không ghi nhận ca mắc Covid-19, 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính
Chị N.T.T, nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện đa khoa Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là mẹ của 2 con nhỏ 6 tuổi và 3 tuổi, cho biết chị và gia đình không hoang mang, hoảng sợ, đọc tin tức chính thống để nắm thông tin, bởi cha mẹ cần bình tĩnh, lạc quan thì tâm lý đó cũng sẽ lan tỏa tới các con.
“Các con được cha mẹ nói chuyện để hiểu là Covid-19 dễ lây lan, hạn chế đi lại, cần tuân thủ đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Trong những ngày trước tết này, gia đình chúng tôi ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi khỏe mạnh, cho các con chơi các trò chơi vận động, hay cả nhà cùng đọc sách, vẽ tranh tạo không khí vui vẻ”, chị N.T.T nói.
Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong dịp Tết
Ngày Tết, nhiều hiệu thuốc đóng cửa. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn trong gia đình những loại thuốc gì?
Tết đến, người người, nhà nhà vui tươi, háo hức đón năm mới, đón kì nghỉ dài nhất trong năm. Đây cũng là dịp hầu hết các cửa hàng trong đó có các hiệu thuốc ở khu vực dân cư đóng cửa. Và thật khó khăn để tìm thuốc nếu không may nhà có trẻ nhỏ, mắc những chứng bệnh thông thường như sốt, ho, chảy mũi, tiêu chảy... hoặc cần sơ cứu, cầm máu...
Vậy, chúng ta cần chuẩn bị những gì trong tủ thuốc gia đình?
Nhiệt kế và thuốc hạ sốt
Ở trẻ em, sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp, là phản ứng bình thường của cơ thể trước một nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn), giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch.
Nhiệt kế có công dụng xác định chính xác tình trạng sốt của trẻ em và người lớn bằng cách đo thân nhiệt. Từ đó, có thể dùng thuốc hạ sốt cho đúng.
Thuốc hạ sốt: Nên lưu trữ cả dạng uống và dạng đặt hậu môn, nếu gia đình có trẻ nhỏ. Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ đo tại nách từ 38,5 độ và tại hậu môn từ 39,0 độ.
Cha mẹ chú ý sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất paracetamol với dạng bào chế phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, theo liều khuyến cáo là 10-15mg/kg/ lần, các lần cách nhau từ 4-6 giờ. Thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn chỉ nên để dùng khi trẻ khó uống, nôn nhiều. Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, liều lượng chỉnh theo cân nặng của trẻ.
Nước muối sinh lý
Có thể sử dụng nước muối sinh lý loại dành riêng cho mắt để nhỏ mắt, rửa trôi bụi bẩn, các dị vật thông thường ở mắt hoặc nhỏ mũi. Với trẻ em, trong trường hợp nôn hoặc sặc lên mũi, có thể nhỏ mũi rồi giữ chặt miệng để trẻ hít vào.
Thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết niêm mạc mũi
Sử dụng trong trường hợp trong nhà có người bị ngạt tắc mũi. Lưu ý: trẻ em sử dụng nồng độ 0,05%, người lớn nồng độ 0,1%.
Dung dịch bù nước, bù điện giải oresol
Dung dịch oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi có người bị tiêu chảy, nôn hoặc sốt nhiều, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Trong trường hợp trẻ em, mặc dù đã bù oresol đường uống đúng cách nhưng vẫn nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt mỏi, khát, tiểu ít...), cần đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Thuốc rối loạn tiêu hóa
Trong những ngày Tết, việc ăn uống không điều độ, khó kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhất là những thực phẩm chế biến sẵn; bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng, đi ngoài lỏng... Nên lưu trữ tạm thời các loại men tiêu hóa, thuốc chống đầy hơi...
Nếu kèm theo đi ngoài lỏng là sốt hoặc đi ngoài lỏng trên 10 lần/ngày, nhất thiết phải đến bệnh viện.
Nước súc họng, nước rửa tay khô
Trong thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn... và để phòng chống đại dịch Covid 19, các biện pháp vệ sinh mũi họng và vệ sinh bàn tay rất quan trọng. Cần thường xuyên súc miệng, họng và rửa tay sau mỗi khi đi ra ngoài, trở về nhà.
Bông, băng gạc, thuốc sát trùng...
Nên có sẵn trong nhà bông băng, cồn 70 độ, dung dịch betadine 10%... để dùng sơ cứu, cầm máu tại chỗ trước khi đưa tới cơ sở y tế khi bé lỡ bị xây xước, chảy máu lúc đùa nghịch.
Lời khuyên của bác sĩ
Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết, nhưng quan trọng hơn là cần trang bị kiến thức để có thể chăm sóc và xử trí đúng cách các vấn đề sức khỏe của người lớn và trẻ. Khi thấy việc xử trí tại nhà không hiệu quả thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cụ thể./.
5 loại thuốc cần có trong gia đình mùa mưa lũ Hiện nay, hầu hết các trạm y tế trên cả nước đều được trang bị đầy đủ các loại thuốc thông dụng, nhưng khi bị mưa lũ bao vây, chia cắt và cô lập, việc chuẩn bị sẵn thuốc trong nhà (chủ yếu là các thuốc thông thường) với mục đích nhằm giảm các triệu chứng ban đầu của bệnh, trong khi chờ...