Phòng dịch Corona: NextTech dừng chấm công vân tay, VSEC cho nhân viên làm ở nhà để trông con nghỉ học
Dù không chọn phương án cho tất cả nhân viên làm online song NextTech, CMC Cyber Security, VSEC đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó có việc tạm dừng chấm công bằng vân tay, cho nhân viên làm ở nhà để trông con nghỉ học…
Ngay trong ngày Thủ tướng Chính phủ công bố dịch (1/2/2020), NextTech Group đã phun khử trùng toàn bộ văn phòng, trước khi các cán bộ, nhân viên trở lại làm việc sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1/2020 đã tuyên bố dịch bệnh viêm này là “tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế”. Tiếp đó, vào ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 173 công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tại Việt Nam.
Đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành và nhiều cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để ứng phó với dịch bệnh.
Trao đổi với ICTnews, đại diện NextTech Group, doanh nghiệp công nghệ hiện có hơn 1.000 nhân sự cho biết, ngay từ ngày đầu tiên dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona được công bố, NextTech Group đã thực hiện các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, trong ngày 1/2/2020, công ty đã phun khử trùng toàn bộ Văn phòng; trang bị khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn cho tất cả nhân viên.
NextTech tạm dừng việc chấm công bằng vân tay để hạn chế tác nhân lây nhiễm bệnh. Thay vào đó, các cấp quản lý phải tự kiểm soát chấm công nhân viên thuộc đơn vị, bộ phận mình. “Nhân viên có các dấu hiệu ho, sốt, cảm cúm đều được phê duyệt làm việc từ xa. Các nhân sự khác vẫn đi làm bình thường và được khuyến nghị đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn thường xuyên để phòng tránh dịch bệnh”, đại diện NextTech Group chia sẻ.
Với Công ty An ninh mạng Việt Nam (VSEC), đại diện doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin này cho biết, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp của về chủng virus Corona, VSEC đã chủ động và khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Để phòng ngừa dịch bệnh do chủng mới của virus Corona lây cho cán bộ, nhân viên của công ty, VSEC đã yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên phải giữ gìn vệ sinh chung ở khu vực làm việc, đeo khẩu trang khi làm việc, rửa tay sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với đồ dùng công cộng như cửa, máy chấm công… Khẩu trang và dung dịch sát khuẩn được đặt miễn phí tại văn phòng công ty để cán bộ, nhân viên chủ động bảo vệ sức khỏe. Nếu có dấu hiệu ốm trong thời gian này, các cán bộ nhân viên có trách nhiệm tự giác cách ly và báo cho bộ phận hành chính nhân sự để được hỗ trợ nghỉ đi khám.
Đại diện VSEC cũng thông tin thêm: “Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phụ huynh có con nhỏ, những cán bộ, nhân viên gặp khó khăn trong việc không có người ở nhà trông con được nghỉ học, sẽ được phép làm việc tại nhà”.
Theo đại diện VSEC, hiện có 10 nhân viên của VSEC được tạo điều kiện để làm việc ở nhà tiện cho việc trông con nghỉ học tránh dịch Corona (Trong ảnh: cán bộ, nhân viên VSEC đeo khẩu trang làm việc tại văn phòng)
Tương tự như NextTech Group và VSEC, nhân viên của CMC Cyber Security vẫn làm việc như bình thường tại văn phòng, không làm online từ xa. CMC Cyber Security cũng triển khai các biện pháp để giúp cán bộ nhân viên văn phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra như: đặt dung dịch rửa tay ở cửa thang máy và cửa công ty, dán thông báo yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang, phát khẩu trang miễn phí cho nhân viên nào cần, email nội bộ thông báo và cập nhật tình hình dịch bệnh.
Đề cập đến Chỉ thị toàn ngành TT&TT thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ký ban hành ngày 2/2/2020, chia sẻ với ICTnews, ông Hà Thế Phương – Phó Tổng giám đốc CMC Cyber Security cho biết, CMC Cyber Security không phải công ty truyền thông và cũng không có lượng khách hàng cá nhân nhiều nên nhận thấy không tham gia hiệu quả vào những công việc như tuyên truyền và giám sát nội dung liên quan tới dịch bệnh.
“Tuy nhiên, CMC Cyber Security có thể tham gia bằng các biện pháp nghiệp vụ, giám sát thu thập thông tin về những chiến dịch mã độc lợi dụng những tin hot của thế giới để lừa người dùng cài mã độc”, ông Hà Thế Phương cho hay.
Với VSEC, đại diện doanh nghiệp này khẳng định VSEC sẽ tham gia cùng các ngành TT&TT phát động chiến dịch đồng bộ gắn hashtag #ICT_anti_nCoV, thống nhất mẫu biểu trưng cho chiến dịch “Cộng đồng công nghệ số Việt Nam phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra” cũng như tất cả các chiến dịch khác để hưởng ứng Chỉ thị Bộ trưởng Bộ TT&TT đã đề ra, góp phần đẩy lùi các tin tức giả mạo.
Bày tỏ sự ủng hộ với Chỉ thị của Bộ TT&TT đối với việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, một thành viên của NextTech Group là FastGo nhấn mạnh: “Là đơn cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ số, FastGo cam kết sẽ chủ động, sáng tạo và tuân thủ nghiệm ngặt quy định pháp luật trong việc lan truyền thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng tới người dùng của mình thông qua nền tảng công nghệ, giúp người dùng chủ động tiếp cận thông tin chính thống về phòng, chống dịch bệnh”.
Tại Chỉ thị 5 ngày 2/2/2020 về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã yêu cầu toàn ngành TT&TT bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, trong đó: xác định công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra; kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình để gây hoang mang trong xã hội và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Chỉ thị cũng nêu rõ, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành TT&TT phải vào cuộc, tham gia công tác phòng, chống dịch; phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan có liên quan phòng, chống dịch hiệu quả. Các doanh nghiệp công nghệ cần coi đây là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
Vân Anh
Theo ictnews
Quyết liệt chống dịch nCoV trong trường học
Vừa ban hành công văn khẩn yêu cầu các cơ sở giáo dục tập trung phòng, chống dịch Corona (nCoV), Sở GD&ĐT TP Hà Nội tiếp tục họp trực tuyến trên toàn TP để phổ biến các biện pháp cần thiết.
Phun tiêu độc, khử trùng tại trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Ảnh: Phạm Hùng
Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội cho hay, vì tính nguy cấp của dịch bệnh, dù vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan, nhưng Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội nghị trực tuyến với sự tham gia của hơn 5.500 người, tại 31 điểm cầu. Theo ông Chử Xuân Dũng, tại Hà Nội có hơn 2 triệu học sinh, liên quan trực tiếp đến nhiều gia đình, do vậy, nếu ngành giáo dục làm tốt, sẽ góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh.
Liên quan đến công tác chuyên môn, bà Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội, hiện các loại thuốc, các loại trị liệu hay vaccine phòng bệnh này đều chưa có. Đối với trường học, theo bà Nguyễn Thị Kiều Anh, cán bộ y tế trường học cần nhận biết, tuyên truyền cho giáo viên biết về dịch bệnh. Học sinh, giáo viên có triệu chứng cần lập tức thăm khám, theo dõi, cách ly nếu có các yếu tố liên quan (từng đi đến vùng dịch...); khuyến khích giáo viên, học sinh đeo khẩu trang ngay tại trường lớp.
Tính hết ngày 2/2, 100% số trường học trên địa bàn Thủ đô đã được tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, diệt khuẩn. Tiêu biểu như trường hợp quận Thanh Xuân, đã thường xuyên có tin, bài tuyên truyền để cập nhật đến từng giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; quán triệt trách nhiệm trực tiếp đến các hiệu trưởng trong công tác phòng, chống dịch; tổ chức các đoàn đi kiểm tra. Theo đó, cơ bản, toàn bộ học sinh đã được đeo khẩu trang khi đến lớp. Ngoài ra, phía Phòng GD&ĐT rà soát lại cán bộ, giáo viên, học sinh có tham gia các đoàn du lịch tại Trung Quốc.
Hà Nội hiện có gần 3.000 trường học, gần 3.000 cơ sở giáo dục, nhóm trẻ tư thục với số lượng học sinh trên 2 triệu em. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tạm dừng việc tổ chức cho học sinh đi dã ngoại ở ngoài trường học, hạn chế đến những chỗ đông người... để hạn chế các nguy cơ học sinh bị viêm đường hô hấp hoặc các bệnh mùa Đông Xuân.
Không chỉ tuyên truyền, vận động, nhiều nhà trường đã xã hội hóa được các nguồn quỹ, hoặc ở các trường tư thục, đã có những hiệu trưởng tự tay đi mua cả nghìn chiếc khẩu trang y tế để phát tặng miễn phí học sinh, thiết lập các máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn. Như ở trường Mầm non A, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nhà trường tổ chức 1 tiết học để hướng dẫn học sinh phương pháp vệ sinh thân thể, rửa tay sạch.
Tối 2/2, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đã có quyết định cho học sinh nghỉ học phòng, tránh dịch bệnh do virus Corona, thời gian nghỉ từ ngày 3 đến hết 9/2.
Theo kinhtedothi
Thiếu nhân viên y tế trường học để phòng chống dịch Corona Trong giai đoạn này, vai trò của nhân viên y tế trường học là cực kỳ quan trọng để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh. Trước diễn biến khẩn cấp của dịch Corona, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do...