Phòng Covid 19: Đừng quên gừng, tỏi, sả, cam
Nhiều người truyền tai nhau rằng, uống nước cam, ăn gừng, sả, tỏi… có thể giúp tăng đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ nhiễm virus corona. Theo góc nhìn chuyên môn, quan điểm này có đúng hay không?
Ăn gì tăng đề kháng tốt – Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng -Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết quan điểm uống nước cam, ăn các thực phẩm như: gừng, sả, tỏi… sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng trước virus corona là đúng.
Trên thực tế, cam là một trong những thực phẩm có chứa Vitamin C, mà Vitamin C thì cần thiết để cho hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.
Những thực phẩm như tỏi, hành, gừng, nấm, trà xanh… trong thành phần có những chất chống viêm và giúp làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch tế bào.
Tất cả những loại thực phẩm này có thể giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, sẽ không có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm đối với những trường hợp tiếp xúc gần với các đối tượng đã được xác định là nhiễm hoặc các đối tượng bị nghi ngờ nhiễm virut corona mà không có biện pháp phòng hộ nào.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng chia sẻ, nhu cầu của Vitamin và khoáng chất của mỗi đối tượng là khác nhau.
Video đang HOT
Mỗi người có một mức yêu cầu riêng. Ví dụ, đối với hàm lượng Vitamin C thì nhu cầu có thể là 90 đến 100, hoặc có thể tăng hơn đối với bà bầu.
Cần chú ý đến việc nạp chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin vào cơ thể bởi nếu ăn quá nhiều thì các loại Vitamin này sẽ bị dư.
Một số loại Vitamin tan trong nước, nếu dư có thể đào thải ra nước tiểu. Tuy nhiên, đối với Vitamin C, nếu quá nhiều và bị dư thì có thể hình thành nguy cơ sỏi thận. Cũng có một số Vitamin có thể tích trữ lại trong cơ thể và gây độc như Vitamin A hoặc Vitamin B.
GS Lê Thị Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, BV Đại học Y Hà Nội cũng chia sẻ bài thuốc tăng sức đề kháng từ tỏi hàng ngày. Bài thuốc được khoa Dinh dưỡng và Tiết chế chia sẻ cho các bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện.
Theo đó, mọi người có thể sử dụng tỏi ăn hàng ngày giúp tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…
Theo khuyến cáo nên ăn 1 đến 2 nhánh tỏi hàng ngày, nên ăn tỏi sống hoặc ở nhiệt độ 80 độ C, vì khi nấu chín sẽ làm giảm tác dụng của tỏi. Khi chế biến tỏi nên đập dập, cắt lát mỏng vì làm như thế giúp phá hủy thành tế bào, kích hoạt enzyme tỏi xúc tác với arginine để tạo ra allecin.
Nên sử dụng tỏi sau khi đập dập hoặc băm nhuyễn từ 10 đến 15 phút để tỏi có tác dụng, không được ăn quá nhiều tỏi, không được ăn tỏi lúc đói, khi bị tiêu chảy hoặc những người bị dị ứng với tỏi.
Cách làm nước ép tỏi, có thể xay hoặc nghiền tỏi lọc lấy nước hòa cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:10. Chia uống nhiều lần/ngày, dùng từ 5 – 10 giọt nước ép tỏi. Cách khác là dùng nước ép tỏi với mật ong pha loãng cùng nước. Xay hoặc nghiền 1 nhánh tỏi lọc lấy nước trộn với 1 thìa mật ong và nước ấm theo tỷ lệ 1:10 và uống cùng bữa ăn.
Theo infonet
Nên chọn cồn 70 hay 90 để sát khuẩn tay?
Theo chuyên gia, cồn 90 độ vừa thoa đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian diệt vi khuẩn, trong khi đó cồn 70 độ lại bốc hơi chậm hơn nên có đủ thời gian diệt vi khuẩn.
Ảnh minh họa.
Để giải đáp thắc mắc nên dùng loại cồn nào, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: cồn ethanol, n-propanol và isopropanol.
Nếu chỉ dùng một loại cồn đơn thuần không pha thì loại 70% tức 70 độ đã có tính sát khuẩn tốt. Độ cồn càng cao thì sẽ khiến tay càng khô, đặc biệt với phụ nữ, người có da tay mềm.
Để cải thiện vấn đề trên, một số đơn vị sản xuất kết hợp hai loại cồn hoặc dùng cồn với hóa chất khác để tăng độ sát khuẩn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho da tay. Tuy nhiên nồng độ cồn phải đảm bảo ít nhất từ 65% trở lên.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cồn giúp kháng khuẩn nhờ tính năng gây biến tính protein của vi khuẩn, virus. Do vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.
Chẳng hạn, một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ bị tiêu diệt trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ; Serratia marcescens, E.coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy), Salmonella typhosa bị tiêu diệt trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ.
Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị tiêu diệt sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh, làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm...).
Bác sĩ Đào Trường Trang (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, có một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 - 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu.
Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này lý giải bởi cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ.
"Tôi khuyến cáo mọi người nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh", bác sĩ Đào Trường Giang nhấn mạnh.
Cũng theo bác sĩ Giang, việc sát khuẩn nhanh chỉ là biện pháp hỗ trợ trong giảm lây nhiễm vi rút. Do đó, người dân tốt nhất vẫn cần rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp khác.
Việc cắt nhỏ bánh xà phòng hay mang theo những miếng xà phòng size nhỏ khi ra ngoài để sử dụng cũng là biện pháp dễ làm và mang lại hiệu quả cao.
Theo Ngày nay
Nhiều nơi phát khẩu trang, hướng dẫn người nhà bệnh nhân phòng ngừa corona Khi người nhà bệnh nhân chờ thực hiện các thủ tục, nhân viên y tế của bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tranh thủ phát khẩu trang, nước rửa tay và hướng dẫn cách phòng ngừa virus corona. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona cho...