Phòng chống dịch Covid-19: Nhiều điểm du lịch của Hà Nội tạm đóng cửa
Để phòng chống dịch Covid-19, nhiều địa điểm du lịch, vui chơi, mua sắm trên địa bàn Hà Nội chủ động tạm dừng hoạt động và sẽ mở cửa trở lại đòn khách khi thích hợp.
Địa điểm du lịch Thung lũng hoa Hồ Tây
Địa điểm du lịch Thung lũng hoa Hồ Tây vốn khá đông người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh. Ngay khi có thông tin dịch Covid-19 xuất hiện tại Hà Nội, điểm đến này đón khách thưa thớt.
Địa điểm du lịch thung lũng hoa Hồ Tây tạm dừng đón khách và đóng cửa.
Anh Bùi Mạnh Hiếu, chủ nhân của điểm du lịch Thung lũng hoa Hồ Tây (quận Tây Hồ) cho biết, những ngày này, lượng khách đến Thung lũng hoa Hồ Tây gần như không có do tâm lý lo ngại dịch và nhiều gia đình bận việc cuối năm, lo đón Tết. Vì thế, Anh Bùi Mạnh Hiếu quyết định tạm đóng cửa Thung lũng hoa Hồ Tây từ ngày 1/2.
“Thung lũng hoa Hồ Tây có khuôn viên rộng, bảo đảm giãn cách, không tập trung đông người. Đơn vị quản lý Thung lũng hoa Hồ Tây cũng cung cấp khẩu trang, nước sát khuẩn tay cho du khách ngay từ cổng vào. Tuy nhiên, để bảo đảm phòng, chống dịch cũng như để tránh thiệt hại kinh tế do dịch, chúng tôi sẽ dừng đón khách từ ngày 1-2 và mở cửa khi thích hợp”, anh Bùi Mạnh Hiếu cho biết.
Video đang HOT
Ảnh: Thung lũng hoa Hồ Tây sẽ đóng cửa từ ngày 1/2/2021.
Địa điểm du lịch, vui chơi, Công viên nước Hồ Tây, Bát Tràng, làng Cổ Đường Lâm thưa thớt khách
Tương tự, Phó Tổng Giám đốc Công viên nước Hồ Tây Nghiêm Thị Hồng Hạnh cho biết, công viên tạm dừng họat động từ ngày 30/1 đến 11/2 để thực hiện bảo dưỡng, trang trí cảnh quan, đồng thời để bảo đảm phòng, chống dịch trong tình hình mới.
“Tình hình dịch cũng đang diễn biến phức tạp nên Ban Giám đốc quyết định đóng cửa, tạm dừng hoạt động để chuẩn bị đón khách khi thích hợp. Nếu diễn biến dịch được kiểm soát tốt thì Công viên nước Hồ Tây sẽ mở cửa đón khách trở lại vào ngày mùng 1 Tết (tức ngày 11/2) để phục vụ người dân và du khách”, bà Nghiêm Thị Hồng Hạnh nói.
Tuyến xe buýt du lịch 2 tầng “Ha Noi city tour” những ngày này gần như không có khách. Phó Giám đốc Xí nghiệp xe buýt Yên Viên (Thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội) – đơn vị vận hành tuyến xe du lịch, Nguyễn Viết Hưng cho biết, ngày cuối năm du khách đi xe buýt 2 tầng rất ít, nay lại thêm tâm lý lo ngại dịch Covid-19, cả ngày gần như không có khách. Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì hoạt động nhưng khá cầm chừng.
“Đơn vị chỉ đưa 1-2 xe để phục vụ người dân và du khách nhưng lượng khách khá vắng. Chúng tôi vẫn thường xuyên vệ sinh xe, cung cấp dung dịch sát khuẩn cho du khách. Lái xe bắt buộc đeo khẩu trang”, ông Nguyễn Viết Hưng nói.
Ở khu vực ngoại thành Hà Nội, làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), được cho là địa điểm du lịch của tuyến du lịch Hà Nội và cũng là nơi thường diễn ra hoạt động mua bán sôi động vào dịp cuối năm, những ngày này trở nên thưa thớt khách. Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, nhiều gia đình đã chủ động dừng đón khách. Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi thông tin, trước đó khoảng 2 tuần, lượng khách đến Bát Tràng để mua sắm để chuẩn bị đón Tết khá đông. Tuy nhiên, ngay khi có thông tin dịch Covid-19 xuất hiện tại một số điểm của Hà Nội, lượng khách đến Bát Tràng giảm.
“UBND xã Bát Tràng yêu cầu các điểm đón khách đoàn dừng đón khách để bảo đảm giãn cách, chỉ đón những khách lẻ. Các gia đình kinh doanh được yêu cầu phải bảo đảm đo nhiệt độ, cung cấp dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho du khách. Người bán hàng phải đeo khẩu trang. Tại các chợ quê truyền thống, chợ gốm du khách được yêu cầu đeo khẩu trang”, ông Phạm Huy Khôi cho biết.
Tại làng cổ Đường Lâm, công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng được nâng mức cảnh báo. Phó Ban quản lý làng cổ Đường Lâm Nguyễn Trọng An thông tin, các hoạt động Tết dự định tổ chức vào ngày 30/1 đã tạm hoãn.
Hiện nay, các hộ làm du lịch cộng đồng trong làng vẫn tổ chức đón khách, nhưng các hộ gia đình đều được tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho du khách như vệ sinh thường xuyên cơ sở lưu trú, cung cấp dung dịch sát khuẩn và cung cấp khẩu trang cho du khách.
Trước đó, Sở Du lịch Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu tất cả các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các điểm đến, cơ cở lưu trú trên địa bàn Hà Nội phải bảo đảm nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho du khách. Tất cả các đơn vị phải thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch theo tinh thần 5K “Khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – khai báo y tế – không tập trung đông người”.
Cân nhắc mở cửa trở lại 'Tuyệt tình cốc' từng là nơi chụp ảnh khoe thân
Trong số những điểm du lịch bị ngưng hoạt động ở Lâm Đồng, gây tiếc nuối nhất là "Tuyệt tình cốc". Huyện Lạc Dương sẽ kiến nghị tỉnh cho chủ trương đầu tư, tôn tạo để mở cửa trở lại "Tuyệt tình cốc".
"Tuyệt tình cốc" tuyệt đẹp ở Lâm Đồng
Ngày 26/12, trả lời phóng viên Tiền phong về việc đóng cửa điểm du lịch "hot" tại địa phương, ông Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nói sở dĩ phải cho rào chắn, đóng cửa "Tuyệt tình cốc" suốt hai năm nay bởi đây là điểm du lịch tự phát, không đảm bảo an toàn cho du khách.
"Nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ bày tỏ sự tiếc nuối khi điểm tham quan này bị ngưng hoạt động. Theo ông, có nên tôn tạo, tái mở cửa trở lại?"-phóng viên hỏi. Ông Hoài cho biết huyện Lạc Dương cũng có ý tưởng như thế và đã có doanh nghiệp muốn đầu tư hình thành điểm tham quan du lịch tại đây. Sắp tới huyện sẽ quy hoạch khu vực "Tuyệt tình cốc", báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng xin chủ trương đầu tư.
"Thật không dễ chút nào khi tạo ra một sản phẩm du lịch mới, trong khi bản thân "Tuyệt tình cốc" đã là điểm tham quan cuốn hút; nếu không khai thác du lịch thì thật đáng tiếc", ông Hoài nói.
Một số chuyên gia du lịch cho rằng phải tổ chức vận chuyển khách sao cho an toàn bởi đường vào "Tuyệt tình cốc" lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa. Mặt khác, cần có lực lượng cứu hộ vì mực nước hồ rất sâu, vách đá dựng đứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho khách tham quan.
Như Tiền phong đã phản ánh khu vực này vốn là mỏ đá hoa cương, được đưa vào khai thác phục vụ việc thi công đường Đông Trường Sơn; sau đó bỏ hoang. Nước mưa và nước mạch từ trong núi chảy ra và tích tụ lại, biến khu vực này thành hồ nước trong veo, màu xanh ngọc bích lạ mắt; xung quanh hồ là những vách đá nhiều màu sắc cao sừng sững tuyệt đẹp.
Vách đá sừng sững, khá nguy hiểm khi du khách leo trèo, chụp ảnh.
Thấy nhiều người tìm đến tham quan, chụp ảnh, một số người liền mở dịch vụ dùng xe bán tải chở khách băng rừng; dựng một vài tiểu cảnh (bè gỗ, xích đu...) cho du khách thuê chụp ảnh. Tất cả các dịch vụ này đều là tự phát, chưa được cơ quan chuyên môn kiểm tra, thẩm định độ an toàn.
Tháng 8/2018, Á hậu Thư Dung cùng hai người bạn từng thực hiện bộ ảnh "khoe thân" phản cảm tại hồ nước này, gây xôn xao trên mạng xã hội và dư luận suốt thời gian dài.
Thư Dung chụp bộ ảnh phản cảm tại "Tuyệt tình cốc".
Trước tình hình đó, vào ngày 21/11/2018, UBND huyện Lạc Dương đã ra thông báo đóng cửa "Tuyệt tình cốc". Huyện giao Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim chủ trì, phối hợp với công an huyện, UBND xã Lát gắn biển cấm tham quan; tổ chức rào chắn; đồng thời lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra để kịp thời ngăn chặn hành vi cố tình xâm nhập.
Trao đổi với phóng viên, một số cán bộ, chiến sỹ canh gác tại khu vực này cho biết, nhiều du khách trong và ngoài nước vẫn lặn lội vào chụp ảnh "Tuyệt tình cốc". Khi nhìn thấy biển cấm, họ vô cùng thất vọng, tiếc nuối.
Nhiều điểm du lịch đón khách trở lại Các điểm tham quan ở Bình Định, Phú Yên... mở cửa để đón khách du lịch sau khoảng thời gian đóng cửa vì dịch bệnh. Ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND Phú Yên, cho hay sáng nay đã ký công văn cho phép di tích, danh thắng, khu vui chơi giải trí, quán bar... được mở cửa đón khách trở lại...