Phòng chống COVID-19, Hải Phòng nhiều nơi không một bóng người
Sau khi có lệnh “đóng cửa” của lãnh đạo TP Hải Phòng, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, công viên, quán cafe đều dừng hoạt động để phòng chống COVID-19.
Từ 20h ngày 15/2 (mùng 4 Tết Tân Sửu) UBND TP Hải Phòng chỉ đạo tạm dừng hoạt đông đối với tât ca các cơ sở tôn giáo, tin ngương; tạm dừng hoạt động đối với tất cả các công viên, vườn hoa. Những ngày qua, các ngôi chùa lớn, nhỏ ở Hải Phòng đều đã đóng cửa, không đón tiếp khách đến chiêm bái, lễ Phật đầu năm mới.
Chùa Cao Linh, huyện An Dương là một trong những ngôi chùa lớn nhất TP Hải Phòng, mỗi dịp đầu xuân có hàng vạn người đến chiêm bái, lễ Phật. Tuy nhiên, hiện chùa tạm dừng hoạt động, niêm yết thông báo và khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Tương tự, chùa Đỏ (phường Máy Chai, quận Ngô Quyền) mỗi dịp Tết đến thường có hàng vạn người đến cầu may. Nhưng theo ghi nhận của PV VTC News sáng 18/2, chùa đã đóng cửa không tiếp khách.
Ngoài cổng, nhà chùa niêm yết thông báo của chính quyền địa phương dừng hoạt động để phòng chống COVID-19.
Không chỉ những ngôi chùa lớn mà một ngôi chùa làng xã ở huyện An Dương cũng đã nghiêm túc thực hiện việc đóng cửa và niêm yết thông báo dừng hoạt động để chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Khung cảnh vắng vẻ ở ngôi đền Tam Kỳ, nằm trong vườn hoa Tam Bạc.
Đình làng Hoàng Lâu (xã Hồng Phong, huyện An Dương), một di tích lịch sử đã được xếp hạng, cũng đã dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng.
Khu vực quảng trường Nhà hát TP Hải Phòng và trung tâm thành phố luôn là điểm vui chơi, du xuân, chụp ảnh lưu niệm của người dân những ngày lễ, Tết nay cũng đã được lực lượng chức năng địa phương thông báo và căng dây cảnh báo nên không một người dân xuất hiện.
Lực lượng chức năng chăng dây ngăn người dân tụ tập đông tại khu vực tượng Nữ tướng Lê Chân.
Tuyến đường quanh bờ hồ Tam Bạc được trang hoàng đẹp mắt để chào năm mới Tân Sửu, song cũng không có người qua lại.
Công viên trung tâm thành phố không một bóng người…
…ngoài một nữ công nhân môi trường đang quét rác, giữ gìn vệ sinh cho đường phố.
Những hình ảnh vắng vẻ cho thấy, ý thức của người dân thành phố khá tốt khi đang cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Những nơi vốn là khu vui chơi, chụp ảnh “tự sướng” của đông người dân địa phương hiện cũng “vắng như chùa Bà Đanh”.
Ngay cả các tuyến đường phố trung tâm cũng vắng vẻ khác thường. Đường Nguyễn Đức Cảnh trưa 18/2, vào giờ tan sở nhưng cũng rất thưa thớt. Trước đó, chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo người dân nếu không có việc gì thật sự cần thiết thì không nên ra ngoài, để phòng chống dịch COVID-19.
Dãy quán cafe bên đường Lê Lai (Ngô Quyền) đóng cửa theo chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Cúng ông công ông táo trong nhà hay dưới bếp mới đúng?
Lễ cúng ông Công ông Táo có thể được tiến hành trong ngày 22 và 23 tháng Chạp.
Nên cúng ông Công ông Táo trong nhà hay dưới bếp?
Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc (gồm 2 ông và 1 bà).
Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ làm lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, việc gộp chung và làm một lễ cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính cùng với gia tiên mới đúng.
Theo văn hóa dân gian, bàn thờ ông Táo nên được đặt trong bếp (có thể để ở bên cạnh hoặc bên trên bếp) để thể hiện tín ngưỡng thờ cúng các vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình. Phong tục này mang ý nghĩa gửi gắm mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình hòa thuận, sung túc.
Hiện nay ở một số chùa lớn cũng có bàn thờ riêng cúng Táo quân. Ngày xưa, lễ cúng Táo quân thường được làm trong bếp. Tuy nhiên, ngày nay việc thờ cúng được đơn giản hóa do quan niệm và do không gian nhà chật chội nên nhiều gia đình không làm bàn thờ riêng cho ông Táo.
Những nhà không có bàn thờ Táo quân riêng nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng để thắp hương ở bàn thờ gia tiên, thần linh và một mâm khác đặt dưới gian bếp.
Thời gian cúng ông Công ông Táo
Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 12 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện mà gia chủ có thể cúng từ ngày 22 tháng Chạp.
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, chúng ta vẫn có thể cúng sau 12 giờ ngày 12 tháng Chạp, thậm chí có thể cúng vào chiều tối cũng không sao. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích các gia đình nên chọn thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng.
Theo dân gian quan niệm, giờ Ngọ (từ 11-13h) là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Do đó, thời điểm đẹp nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp.
Chàng IT thẳng tính, thật thà Mình đã trên 35 tuổi, làm về IT nhưng cũng rất thích lĩnh vực kinh tế và xây dựng. Từng viết bài gửi cho chuyên mục với tiêu đề "Tìm bạn đời thật thà, nghiêm túc" nhưng do bất cẩn làm mất mật khẩu của email nên mình không có cơ hội trả lời tin nhắn của các bạn gửi tới. Thành thực...