Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình: Đừng đổ lỗi cho thể chế
Qua giám sát của Quốc hội tại 17 tỉnh/TP, các vụ việc bạo lực và xâm hại trẻ em xảy ra trong gia đình, do người thân quen, thậm chí là người ruột thịt, thân thích… chiếm tỷ lệ đáng kể.
Tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại trường Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình. Ảnh: Trần Anh
Nhận thức đúng và đầy đủ hơn
Theo nhiều ý kiến phân tích, tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình; một bộ phận các gia đình tập trung cho làm ăn kinh tế quá mức dẫn đến tình trạng sao nhãng, không quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ em mà giao phó cho nhà trường. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; bạo lực gia đình bất bình đẳng giới trong gia đình có diễn biến phức tạp… Trong khi đó, đối tượng trẻ em bị xâm hại rất đa dạng; hành vi biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Theo số liệu khảo sát 63 tỉnh, TP với hơn 4.000 trẻ với câu hỏi rất đơn giản là tuổi trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em thì chỉ 53% trẻ trả lời đúng. Đối với người lớn chỉ có 4,7% hiểu biết về quyền được bảo vệ không bị bạo lực, bỏ mặc, bỏ rơi và 3,9% biết đến quyền được bảo vệ để trẻ em không bị xâm hại tình dục.
Video đang HOT
Dẫn ra con số trong 6 tháng năm 2019, cả nước có gần 5.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho rằng, sự hiểu biết về pháp luật, về xâm hại trẻ em, những kỹ năng bảo vệ trẻ em của các bậc cha mẹ, tự bảo vệ của trẻ em còn rất thiếu. Có 3 nguyên nhân dẫn đến bạo lực, xâm hại trẻ em được người lớn tham gia khảo sát, đồng ý với số điểm rất cao là trẻ thiếu hiểu biết, kỹ năng tự bảo vệ là 3,99/5 điểm, do ảnh hưởng mạng xã hội, thông tin không lành mạnh 3,98 điểm, do cha mẹ thiếu kỹ năng phòng, chống bảo vệ trẻ em là 3,89 điểm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, trước hết phải có nhận thức đúng và đầy đủ hơn về bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình. Bên cạnh đó, cần nhìn nhận, đánh giá lại vai trò của gia đình trong vấn đề này để có kế hoạch, chính sách, chiến lược đối với gia đình trong phòng, chống. “Chúng ta cần có số liệu chính xác về tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình để có đánh giá, phân tích chính xác và có dự liệu, biện pháp xử lý phù hợp, sát với thực tế” – Chủ nhiệm Phan Thanh Bình nhấn mạnh.
Không để “nhờn” pháp luật, đạo đức
Chỉ rõ phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình là vấn đề khó, nhạy cảm, chúng ta cũng chưa bao giờ giáo dục trẻ em phải phòng, ngừa chính người thân của mình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Mai Bộ cho rằng, ngoài quản lý Nhà nước bằng pháp luật, chúng ta còn có 3 mảng quan hệ là đạo đức, tôn giáo và phong tục, tập quán… Lâu nay, chúng ta còn yếu trong việc đề cập và xây dựng 3 mảng quan hệ này, thiếu sự lên án về mặt đạo đức đối với hành vi bạo lực gia đình. Điều này dẫn đến câu chuyện “nhờn” pháp luật, đạo đức.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, cần đánh giá thực trạng trẻ em bị xâm hại trong gia đình, bạo lực trẻ em đang ở mức độ nào? Nếu 6 hình thức xâm hại trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em nổi lên là bạo lực và xâm hại tình dục, thì xâm hại tình dục trong gia đình mang yếu tố loạn luân, việc lâu nay đã âm ỉ nhưng gần đây đang ở mức độ nào? Chúng ta cũng cần đánh giá, phân loại gia đình nào con cái có nguy cơ bị xâm hại nhiều… Việc xác định rõ sẽ có giải pháp phòng, chống hữu hiệu. “Hiện nay, pháp luật của nước ta về bảo vệ quyền trẻ em và phòng, chống bạo lực gia đình tương đối tốt. Do đó, không thể đổ lỗi cho thể chế, pháp luật mà cần xem lại khâu tổ chức thực hiện” – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhận định.
Theo kinhtedothi
Phó Chủ tịch nước gặp mặt tri ân những tấm lòng vàng năm 2019
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đặt mục tiêu vận động khoảng 120 tỷ đồng từ nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Chiều nay (5/1), tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gặp mặt các nhà tài trợ tiêu biểu có đóng góp tích cực trong các hoạt động vì trẻ em năm 2019 trong chương trình "Tri ân những tấm lòng vàng".
Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Năm 2019, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động được 128 tỷ đồng để hỗ trợ cho 128.000 lượt trẻ em với các hoạt động thiết thực như: phẫu thuật và điều trị bệnh tim, phẫu thuật mắt và dị tật, tặng học bổng, bảo trợ dài hạn; hỗ trợ trẻ em tự kỷ, hỗ trợ xe lăn tay, dụng cụ học tập và xe đạp, điểm vui chơi, khẩu phần ăn, xây dựng trường học, nhà nội trú, cầu đến trường...
Năm nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đặt mục tiêu vận động khoảng 120 tỷ đồng từ nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Dự kiến có khoảng 120.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhận được hỗ trợ trực tiếp, góp phần thực hiện 4 nhóm quyền của trẻ em: Quyền được sống, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền được tham gia.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp và thành viên của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trong việc chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm 2019.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các đại biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định, những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước năm qua có sự đóng góp, nỗ lực không nhỏ của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt sự đồng hành tích cực trong công tác hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Phó Chủ tịch nước tin tưởng, với sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như sự nỗ lực của Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam hoạt động đúng mục đích, chăm lo đúng đối tượng, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước có điều kiện được học tập, vui chơi và phát triển tốt hơn.
Phó Chủ tịch nước mong muốn thời gian tới, các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, gắn bó lâu dài cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, xây dựng nguồn quỹ dồi dào, phong phú, để chăm lo cho nhiều trẻ em; đồng thời đề nghị Quỹ Bảo trợ Trẻ em phát huy thành quả huy động hơn 6.500 tỷ, chăm lo cho hơn 30 triệu lượt trẻ em trong 27 năm qua.
Tiếp tục nỗ lực, là cầu nối giữa các nhà hảo tâm và các trẻ em; tập trung vận động, tuyên truyền thêm nhiều tấm lòng vàng mới để quỹ duy trì và phát triển bền vững, thực hiện đúng phương châm "Tận tâm, minh bạch, kịp thời, cùng tham gia"./.
Theo Việt Cường/VOV1
Diễn đàn trẻ em Hà Nội 2019: Trẻ em chất vấn 4 nhóm vấn đề nóng UBND TP Hà Nội tổ chức Diễn đàn trẻ em 2019 với chủ đề: "Trẻ em với các vấn đề về trẻ em". Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết, Hà Nội hiện có hơn 1,84 triệu trẻ em với gần 13 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong các năm qua, thành phố đã triển...