Phong cách Thụy Điển “ăn trưa và nhảy” lần đầu đến Việt Nam
Trưa ngày 27/2, lần đầu tiên, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức sự kiện Lunch Beat (phong cách vừa ăn trưa vừa nhảy) tại Việt Nam.
Lần đầu tiên Lunch Beat được tổ chức tại Việt Nam
Sự kiện đã thu hút đông đảo đại diện của Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, cơ quan truyền thông, giới nhân viên văn phòng cũng như các bạn trẻ. Tất cả đều thưởng thức bữa ăn trưa nhẹ, cùng hòa mình và chuyển động theo những điệu nhạc sôi động dưới ánh sáng đầy sắc màu.
Nhiều người tham dự vừa nhảy vừa cầm trên tay đồ ăn hay nước uống, thậm chí còn tán gẫu…Tất cả tạo nên một không khí rất sôi động và mới lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam.
Chị Bích Vân, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, chia sẻ: “Mặc dù đã nghe nhiều về Lunch Beat nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp tham dự. Thật là tuyệt, cảm giác mệt mỏi của buổi sáng làm việc tan biến, tôi thấy khỏe hơn và có hứng thú hơn để tiếp tục một ngày làm việc. Tôi hy vọng phong cách Lunch Beat sẽ được tổ chức rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới.”
Mọi người hòa mình theo điệu nhạc
Theo thông tin từ Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, trào lưu Lunch Beat đã nhanh chóng lan khắp Thụy Điển kể từ khi Molly Raenge, một nhà phát triển dự án, đưa ra ý tưởng vào đầu năm 2010. Đến nay, Lunch Beat đã có mặt tại 90 quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Hãng tin AFP dẫn lời của Raenge cho hay ban đầu sự kiện Lunch Beat chỉ thu hút 14 người tham gia trong một hầm để xe. Sau đó, phong trào nhận được những phản hồi tích cực và cô nhận ra sáng tạo của mình có thể phát triển vượt ra ngoài giới hạn của một phong trào bí mật dưới lòng đất.
Sau đó, trong một sự kiện được tổ chức ở Nhà Văn hóa Stockholm tại trung tâm thành phố vào cuối năm 2011, hơn 300 người chen chúc vào một phòng tối lớn, chỉ có một chút ánh sáng ban ngày và hòa mình vào điệu nhạc khi đang ăn trưa. Kể từ sau đó, phong cách “ăn trưa và nhảy” của Thụy Điển ngày càng được biết đến tại nhiều nơi trên thế giới.
Bà Camilla Mellander (Áo đen), Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, cũng tham gia chương trình
Các cô gái hào hứng với Lunch Beat
Các bạn trẻ tạo dáng tại Lunch Beat
Thả hồn theo điệu nhạc…
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, trao quà lưu niệm cho một bạn trẻ Việt Nam
Nam Hằng
Theo Dantri
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã qua đời
Tác giả Chiếc lược ngà trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 13.2, thọ 82 tuổi.
Cách đây ít giờ đồng hồ, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình:
"Kết thúc 1 chặng đường. Ba tôi nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chia tay gia đình tôi. Ba Đến nơi gặp những bạn bè thân chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc... Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba. Thông tin tang lễ xin thông báo sau".
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết nhà văn Nguyễn Quang Sáng (ba ruột của anh) trút hơi thở cuối cùng vào khoảng gần 17 giờ chiều nay 13.2 tại nhà riêng ở Q.7 (TP.HCM).
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12.1.1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở chiến trường miền Nam. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu sự nghiệp viết văn kể từ đó. Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn.
Ông nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết như Người quê hương, Bông cẩm thạch, Mùa gió chương... và đặc biệt là tác phẩm Chiếc lược ngà. Ngoài ra, ông còn viết kịch bản phim với các bộ phim như Cánh đồng hoang (1978), Mùa nước nổi (1986)...
Theo Trithuctre
Ký ức Tết qua những giọt nước mắt của nhà văn Lê Lựu 30 Tết năm 1973, trên đường ra Xa-ra-van (Lào), các nữ Thanh niên xung phong bỗng thi nhau khóc vì nhớ nhà. Suốt đêm, 2 thanh niên Lê Lựu và Bằng Việt có nhiệm vụ đi "dỗ dành". Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, nhà văn Lê Lựu liên tục khóc. Ông khóc khi nhớ lại những ký ức về ngày Tết...