Phòng biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị
Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
Quai bị là một bệnh lý toàn thân, cấp tính do nhiễm virut và dễ lây lan, với biểu hiện rõ nhất là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai. Thông thường người bệnh chỉ cảm thấy hơi đau song cũng có trường hợp đau nặng không ăn uống được.
Bệnh có diễn biến lành tính, các triệu chứng lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì, tuy nhiên với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) cao hơn, các biến chứng hay gặp và nguy hiểm hơn. Tỷ lệ 20 – 30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì.
Ảnh minh hoạ
Để phòng bệnh quai bị biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc – xin phòng bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh, có biểu hiện sốt, sưng tuyến mang tai người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và được hướng dẫn chăm sóc và điều trị. Bệnh nhân mắc quai bị có thể điều trị tại nhà. Đây là bệnh dễ lây nên người bệnh cần cách ly, không dùng chung đồ dùng cá nhân như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…; không nên làm việc nặng. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng để tránh lây bệnh.
Có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên tự ý dùng kim châm, chọc hoặc bôi, đắp những các loại lá, vôi, trầu,… không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm khuẩn. Đặc biệt, khi mắc quai bị cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động tránh đi lại nhiều vì nếu bị viêm tinh hoàn mà vận động đi lại nhiều sẽ làm cho tinh hoàn sưng đau nhiều hơn, khó phục hồi hơn. Cần theo dõi có sưng đau ở tinh hoàn không.
Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn và có thể sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 – 7 ngày thì giảm bớt, sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không.Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.Trong những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể dần dần trở về bình thường.
Video đang HOT
Nam giới bị quai bị cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn.Nếu có biểu hiện viêm tinh hoàn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.Nếu khả năng sinh tinh khó phục hồi bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh để được lưu trữ tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều cho đến khi cần sử dụng.
Tiêm phòng vắc- xin quai bị: Đây là loại vắc -xin sống giảm độc lực. Vắc- xin có thể dùng đơn độc hoặc vắc -xin kết hợp sởi, quai bị và Rubella. Trẻ 12 đến 14 tháng tuổi tiêm phòng mũi vắc -xin kết hợp, liều thứ 2 nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Tiêm chủng quai bị rất quan trọng ở những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch chống quai bị.
Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu, dùng 1 liều duy nhất.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hà
Theo Suckhoedoisong.vn
Chàng trai mắc quai bị phải rạch mào tinh tìm 'con giống' để thụ thai
May mắn mỉm với người đàn ông này khi trong mào tinh vẫn có tinh trùng, dù ít ỏi nhưng nhơ đo, cac bac si đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Sau 5 năm lấy vợ, anh Hoàng Mạnh Tường (29 tuổi, quê ở Thái Nguyên) mới được hưởng hạnh phúc khi bác sĩ thông báo vợ anh đã chính thức có bầu. Theo anh Tường, hành trình để tìm kiếm đứa con của hai vợ chồng anh vô cùng gian nan, vất vả. Thậm chí, đã có lúc vợ chồng anh đã nghĩ đến chuyện xin tinh trùng để thụ tinh.
Anh Tường và chị Nguyễn Thị Luyến (29 tuổi) yêu nhau từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường được 2 năm, có công việc ổn định, hai người đã chính thức đi đến hôn nhân.
Do là con trai duy nhất trong gia đình, bố mẹ tuổi đã cao nên sau khi cưới, anh Tường quyết định không kế hoạch mà sẽ có con ngay. Nhưng một tháng, hai tháng rồi... lại một năm, hai năm, sự chờ đợi ngày càng vô vọng.
Sau gần 3 năm chờ đợi chưa có bầu, hai vợ chồng đã quyết định dùng thuốc đông y với hy vọng sẽ được 'hưởng lộc' từ ông thầy lang mát tay. Nhưng sau 1 năm sử dụng thuốc, tình hình vẫn không cải thiện.
Những trường hợp mắc quai bị, có biến chứng viêm tinh hoàn nên đi gửi tinh trùng. Ảnh: Lê Phương.
Sau gần 5 năm tổ chức đám cưới, lúc này vợ chồng anh Tường đã ngấp ghé 'tuổi băm', bởi vậy mong muốn có con của cả hai bên gia đình ngày càng lớn. Hơn nữa, anh đã bỏ rất nhiều tiền bạc chạy chữa đông y, thậm chí là cả tâm linh nhưng đều thất bại. Bởi vậy, lần này anh quyết định hai vợ chồng sẽ đi khám chuyên khoa vô sinh - hiếm muộn.
Kết quả khi hai vợ chồng anh Tường đến khám tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (BV Đại học Y Hà Nội) khiến tất cả đều bất ngờ, nguyên nhân không có con là do anh Tường không có tinh trùng. Khai thác bệnh sử, anh Tường còn 'giật mình' hơn nữa khi biết nguyên nhân sâu xa là do mắc bệnh quai bị từ khi còn là sinh viên năm nhất.
TS Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (BV Đại học Y Hà Nội), cho biết sau khi làm xét nghiệm, các bác sĩ xác định bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch.
'Khi bác sĩ thông báo, hai vợ chồng như chết lặng, vì không có tinh trùng trong tinh dịch gần như đồng nghĩa với việc không thể sinh con. Nhìn hai vợ chồng khi đó, chúng tôi không biết nên khuyên người bệnh như thế nào.
Sau buổi hôm đó, tôi về nhà suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi quyết định điện cho đôi vợ chồng này và cho biết sẽ tiến hành làm thủ thuật Pesa (thủ thuật lấy tinh trùng từ trong mào tinh) với hy vọng vẫn còn tinh trùng ở trong đó', TS Hà nhớ lại.
Trước khi làm thủ thuật Pesa, hai vợ chồng cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng tại trung tâm, nếu như anh Tường không có tinh trùng trong mào tinh.
TS Hà đang tư vấn cho người bệnh.
'May mắn đã mỉm cười với đôi vợ chồng này, bởi sau khi làm thủ thuật các bác sĩ đã thu được một lượng tinh trùng ít ỏi và chất lượng không thực sự tốt. Ngay sau đó, chúng tôi đã chỉ định đông tinh trùng để tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào trứng: thu 15 phôi, chuyển 3 phôi tươi. Ngày 12 sau chuyển phôi, kết quả bhCG 170mIU/L. Hiện tại, người vợ có song thai, thai nhi phát triển bình thường', BS Hà chia sẻ.
Để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đối với nam giới trưởng thành khi mắc bệnh quai bị, TS Hà khuyến cáo, khi mắc bệnh quai bị nếu có triệu chứng bệnh nên đi khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu phát hiện mắc quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn (người trưởng thành) thì cần phải lấy tinh trùng gửi vào các ngân hàng để đề phòng việc sau này bị vô sinh.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo Lê Phương/Khampha.vn
Viêm tinh hoàn dễ gây biến chứng vô sinh nam giới Viêm mào tinh hoàn có nhiều biến chứng, trong đó hay gặp nhất vô sinh ở nam. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ chặn đứng được những tổn thương của mào tinh hoàn, cải thiện được chất lượng tinh trùng. Mào tinh hoàn gồm 3 phần: phần đầu phình to ở trên và gắn với tinh hoàn bằng...