Phòng biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh lý tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng. Việc phòng ngừa bệnh và biến chứng của bệnh là rất cần thiết và chúng ta có thể hoàn toàn thực hiện được.
Diễn biến âm thầm, giết người thầm lặng
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn.
Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường, tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và động mạch. Tim phải làm việc nặng hơn trong thời gian dài nên tim có xu hướng to ra, giãn ra và dày thành tim lên, dần dần sẽ gây ra hậu quả suy tim.
Tăng huyết áp thúc đẩy và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng tim mạch (tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim…). Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, ngoài ra tăng huyết áp còn có thể làm tổn thương thận, mắt…. Vì vậy, khi bị tăng huyết áp, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh và biến cố tim mạch do tăng huyết áp.
Các biến chứng thường gặp của tăng huyết áp
Biến chứng tim: Cấp tính (phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp…); Mạn tính (dày thành tim trái, suy vành mạn, suy tim…);
Biến chứng mạch não: Cấp tính (xuất huyết não, tắc mạch não, tai biến mạch não thoáng qua, bệnh não do THA…; Mạn tính (tai biến mạch não, tai biến mạch não thoáng qua…)…
Thận: Đái máu, đái ra protein, suy thận…
Mắt: Phù võng mạc, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, động mạch võng mạc co nhỏ…
Biến chứng động mạch: Tách thành động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên…
Video đang HOT
Tránh các yếu tố gây bệnh
Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được Thừa cân và béo phì: người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn; Ăn nhiều muối; Hút thuốc lá (gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch); Uống rượu nặng và thường xuyên; Thiếu vận động (cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp); Stress: các căng thẳng trong cuộc sống cũng làm ảnh hưởng tới huyết áp.
Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được: Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi cơ tăng huyết áp hơn người Cancasians); Di truyền (nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn); Tuổi (tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp);
Có khoảng dưới 10% số người bị tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là tăng huyết áp thứ phát (THA có căn nguyên). Một số nguyên nhân gây THA thứ phát gồm có: Các bệnh lý về thận (viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…); Nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u vỏ hoặc tủy thượng thận…); Bệnh lý mạch máu và tim (hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…; Nhiễm độc thai nghén.
Chớ nên dừng thuốc
Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm lại, thuốc điều trị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến.
Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị vì chủ quan, cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức.
Người bệnh THA cần hiểu rằng, trong quá trình uống thuốc, chỉ số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị và nhờ vào việc uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy tuyệt đối không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Việc tự ngưng thuốc điều trị THA sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ….Người bệnh cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu yếu, xơ vữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù bạn cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị.
Theo khoahocdoisong.vn
Dấu hiệu người bị tăng huyết áp, cần nhập viện ngay
Tăng huyết áp được mệnh danh là kể giết người thầm lặng, bởi hầu hết các bệnh nhân không hề có triệu chứng gì, và khi có triệu chứng trên lâm sàng thì đã là biến chứng.
Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cả nước hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, trong các năm trở lại đây, bệnh lý tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa, trong đó rất nhiều đối tượng mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động.
Ảnh minh họa
Điều đáng nói, người bệnh cao huyết áp thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí đa số không biết mình bị bệnh. Nhiều người khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện bị cao huyết áp.
Đối với người bị cao huyết áp, việc kiểm soát huyết áp, giúp ổn định huyết áp là điều vô cùng quan trọng giúp đề phòng đột quỵ.
Sai lầm thường gặp khi bị tăng huyết áp
Những triệu chứng thường gặp ở người bị cao huyết áp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số người có biểu hiện dữ dội hơn như đau vùng tim, thị lực giảm, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, nôn ói, dễ hồi hộp, hốt hoảng.
Cao huyết áp được chia thành các dạng sau:
Tiền tăng huyết áp: Mức huyết áp 120/80 mmHg
Tăng huyết áp độ 1: Mức huyết áp 140/90 mmHg
Tăng huyết áp độ 2: Mức huyết áp 160/100 mmHg
Cao huyết áp cấp cứu: Mức huyết áp 180/110 mmHg.
Người bị cao huyết áp bên cạnh việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ như phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời. Việc thấy huyết áp ổn định lại tự ý bỏ thuốc là rất nguy hiểm.
Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc, vì nhiều trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi tới 3 năm thậm chí 5 năm (làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa) nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng lên đột ngột đã khiến cho nhiều người bị tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ sắp xảy ra
Ảnh minh họa
Đây là dấu hiệu sớm để bạn biết cần đi khám hoặc gọi người thân ngay. Bất cứ dấu hiệu nào sau đây đều đáng được quan tâm, đừng đình trệ, hãy tìm hiểu nguyên nhân ngay.
- Thị lực suy giảm hay mù đột ngột một hoặc cả hai mắt đột nhiên tê liệt ở một bên cơ thể.
- Đột ngột gặp khó khăn trong nhận thức, hiểu ngôn ngữ, khó nói.
- Cảm thấy nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
- Chóng mặt đột ngột, đi lại khó khăn và mất thăng bằng.
Theo giadinh.net
Cứu sống bệnh nhân người Singapore bị nhồi máu cơ tim cấp Sáng 23/8, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần thơ đã can thiệp mạch vành kịp thời cứu sống bệnh nhân người Singapore bị nhồi máu cơ tim cấp rất nặng. Bệnh nhân tên Tan Pohck, 66 tuổi, bị nhồi máu cơ tim cấp trước rộng, có bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp nhiều năm đã điều trị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?

Bài tập giảm cứng khớp cho người mắc Hội chứng volkmann

Cách bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật?

Ăn khoai tây nảy mầm có an toàn cho sức khỏe?

Khi nào cần nhập viện nếu mắc cúm?

Đề cao việc tuyên truyền phòng sởi trong trường học

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD
Có thể bạn quan tâm

Về Đèo Gió ngắm hoa đào Pác Ả
Du lịch
1 phút trước
Cựu giám đốc lĩnh án tù chung thân vì lừa đảo gần 95 tỷ đồng
Pháp luật
4 phút trước
Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai
Tin nổi bật
17 phút trước
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
Thế giới
25 phút trước
Quỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nay
Sao việt
1 giờ trước
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
1 giờ trước
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
1 giờ trước
Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!
Ẩm thực
1 giờ trước
Cặp mẹ chồng - nàng dâu gây tranh cãi nhất hiện nay xuất hiện ở sự kiện, nhìn ảnh không ai dám tin
Hậu trường phim
1 giờ trước
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 130% chỉ sau 1 tập, nữ chính U50 mà đáng yêu như thiếu nữ mới tài
Phim châu á
1 giờ trước