Phòng bệnh quên ở người cao tuổi
Nhiều loại mất trí nhớ thường là biểu hiện của các rối loạn thần kinh như alzheimer, tai biến mạch máu não, tâm thần, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn phàn nàn hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện sớm của chứng quên là khó khăn trong sử dụng tiền hàng ngày, sử dụng phương tiện giao thông, kỹ năng mua sắm, trong việc làm theo lời hướng dẫn và tìm đường trong thành phố. Nhân cách người bệnh cũng thay đổi, biểu hiện ở sự ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên, không nhớ.
Hai biểu hiện rối loạn trí nhớ thường gặp
Chứng loạn trí nhớ về không gian hay nơi chốn: bệnh nhân khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi khác mà họ đã được biết trước đó. Chứng loạn trí nhớ này là rối loạn kỳ lạ, trong đó bệnh nhân luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ thật sự đang ở, dù cho có đối mặt với các bằng chứng không thể chối cãi như cầu thang, bàn ghế, giường nệm.
Chứng quên toàn bộ thoáng qua: là một rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương trong đó sự mất thình lình trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ để tường thuật hay nói về những sự kiện mới xảy ra mà không kèm triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường có những biểu hiện như: hay hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
Chứng quên thông thường gặp trong các nguyên nhân là quên theo tuổi gắn liền với mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần, tuy nhiên nhân cách ít biến đổi, cách phát âm không thay đổi. Ở chứng quên này, người bệnh thường quên sự việc mới xảy ra, nhưng lại nhớ rất lâu các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Quên do các nguyên nhân tâm thần thường kết hợp với các rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực trong công việc, ăn không ngon, lo âu. Quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, đây là căn bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm.
Phòng ngừa thế nào?
Trong nhiều cố gắng, y học đã khẳng định quên giai đoạn sớm có thể chữa được và ít ra cũng làm quá trình bệnh chậm lại, hoặc tạo cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Vấn đề đặt ra là khi các bạn có biểu hiện quên thì nên đi khám bệnh để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ và kịp điều trị sớm. Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị đặc hiệu cho chứng quên do bệnh sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm, stress, Alzheimer… Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu (chiếm 50-60%) trong các căn nguyên gây bệnh mất trí nhớ hiện nay.
Video đang HOT
Theo SKDS
10 loại bệnh dễ mắc do ăn quá nhiều
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm thường xuyên có thể làm tổn hại sức khỏe gây ra một số bệnh tật. Người ta dễ ăn quá nhiều khi bị thực phẩm cám dỗ hoặc đơn giản chỉ vì tiếc đồ ăn phải bỏ đi.
1. Dạ dày
Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm tăng chứng khó tiêu. Ngoài ra các tế bào biểu mô dạ dày của con người có tuổi thọ ngắn hơn, 2 đến 3 ngày lại cần được sửa chữa một lần. Thực phẩm của bữa ăn trước đó cần phải được tiêu thụ hết để tiêu hóa bữa ăn kế tiếp. Khi dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động, niêm mạc dạ dày không dễ dàng được sửa chữa để tiết dịch vị và sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Lâu dài có thể gây ra lở loét và các bệnh dạ dày khác.
Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày (ảnh minh họa)
2. Béo phì
Con người hiện đại tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo, hàm lượng protein cao khiến cho tiêu hóa khó khăn hơn. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh béo phì và một loạt các bệnh khác liên quan. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng béo phì dễ dẫn đến một loạt các chứng bệnh bao gồm cả bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật, ...
3. Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng một bữa ăn quá tải có thể gây ra các hoạt động làm giảm khả năng ức chế ung thư biểu mô tế bào, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Bệnh đường ruột
Ăn quá nhiều thực phẩm làm tắc nghẽn chất béo, gây tắc ruột (ảnh minh họa)
Các nhà khoa học Trung Quốc Đài Loan đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều thực phẩm làm tắc nghẽn chất béo trong ruột, có thể gây tắc ruột, phân đen, lẫn máu.
5. Mệt mỏi
Ăn quá nhiều sẽ làm cho não không đáp ứng kịp, đẩy nhanh sự lão hóa của não. Sau khi ăn xong, hệ thống tiêu hóa vẫn liên tục "làm việc", gây ra mệt mỏi và buồn ngủ.
Ăn quá nhiều sẽ gây mệt mỏi và buồn ngủ (ảnh minh họa)
6. Bệnh loãng xương
Sự thỏa mản sở thích ăn uống dài hạn dễ dàng để làm cho xương bị mất muối canxi, tăng xác suất mắc bệnh loãng xương.
7. Thận
Ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương hệ thống tiết niệu. Do có quá nhiều nitơ phi protein bài tiết đến thận khiến nó bị tăng gánh nặng.
8. Suy nhược thần kinh
Ăn quá nhiều gây suy nhược thần kinh (ảnh minh họa).
Bữa tối ăn quá nhiều khiến các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa "phồng lên" gây ra sự đàn áp. Làn sóng kích thích lan rộng đến các bộ phận khác của vỏ não, gây ra suy nhược thần kinh.
9. Viêm tụy cấp
Ăn tối quá ăn no, uống quá nhiều có khả năng gây viêm tụy cấp.
10. Alzheimer
Các chuyên gia Nhật Bản cũng cho thấy khoảng 30% - 40% bệnh nhân mắc Alzheimer (một chứng mất trí nhớ), thì đã có một thời gian dài ăn quá nhiều.
Theo Xeko (TTVN)
Đau đốt sống cổ Nguyên nhân do đâu? Sự thay đổi của môi trường, như nhiệt độ, độ ẩm... ảnh hưởng không lớn đến đốt sống cổ của thanh niên và những người làm bàn giấy. Vậy thì trong mùa hè, những nguyên nhân chính nào khiến bệnh đau đốt sống cổ xuất hiện? Trở mình nhiều lần: khi ta nằm ngủ, một chỗ nào đó trên cơ thể nhiệt độ...