Phòng bệnh hiệu quả tại gia đình
Với diễn biến mới, phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như TP Hà Nội đã có những biện pháp, khuyến cáo người dân phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất, đặc biệt, cách phòng bệnh Covid-19 tại gia đình.
Ảnh minh họa.
Trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao tại Việt Nam, Chính phủ kêu gọi, mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng của mình và với cộng đồng, đất nước. Đây là thời điểm chúng ta cần tập trung cao độ, không để cho dịch bệnh lan rộng. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân hạn chế tối đa ra ngoài.
Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt khi tiếp xúc với các bề mặt, giữ khoảng cách tiếp xúc với người lạ, người có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp.
Bên cạnh đó, hạn chế bắt tay; giữ ấm cơ thể, sát khuẩn họng hàng ngày bằng dung dịch muối, không đến những nơi có động vật hoang dã. Người dân cũng nên hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Theo Bộ Y tế, việc tuân thủ các quy định cách ly tại nhà cũng như thực hiện tốt những yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân không những giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ra cộng đồng mà còn giữ an toàn cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Để cách ly tại nhà hiệu quả, trước tiên, người dân cần lựa chọn địa điểm phù hợp để làm phòng cách ly.
Tốt nhất là bố trí cho người được cách ly ở phòng riêng. Nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m và xa khu sinh hoạt chung. Phòng cho người cách ly cần đảm bảo thông thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hòa và các đồ đạc, vật dụng trong phòng, có nhà vệ sinh với đủ xà phòng rửa tay và nước sạch. Trong phòng đặt thùng đựng rác có nắp đậy và được đem đi đổ hàng ngày.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khuyến cáo người dân không dao động, hết sức bình tĩnh, không chủ quan, lơ là, tập trung chăm sóc sức khỏe cho mình, người thân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho những người già và trẻ em… Những người không có nhiệm vụ, cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt, hạn chế ra đường.
Video đang HOT
Làm gì để phòng dịch Covid-19 nơi làm việc, ký túc xá?
Bộ Y tế vừa có công văn về việc thực hiện hướng dẫn Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động.
Bộ Y tế đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các cơ sở lao động trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn này. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn lao động các cấp phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Những việc người lao động cần làm để phòng tránh mắc Covid-19 bao gồm:
Trước khi đến nơi làm việc
Người lao động tự kiểm tra thân nhiệt, theo dõi sức khỏe bản thân, thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn. Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cần hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã. Nguồn nước uống phải hợp vệ sinh và có cốc dùng riêng.
Mỗi người đều có quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)... Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, người lao động nên ở nhà hoặc ký túc xá, không đến nơi làm việc
Lúc này, người lao động cần thực hiện như sau:
- Đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng, thoáng khí, giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 m.
- Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095), đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc, uống nước, bát, đũa,... Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không đến chỗ đông người.
- Chủ động cập nhật tình hình sức khỏe, kết quả khám cho đơn vị quản lý.
- Khi ở ký túc xá, bạn cần thông báo với Ban quản lý ký túc xá để thực hiện theo quy định.
Vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, nút bấm thanh máy, lan can... phải khử khuẩn nhiều lần mỗi ngày. Ảnh: Việt Linh.
Tại nơi làm việc
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại nơi làm việc, người lao động cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên như quy định. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng.
Ngoài ra, bạn không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng, khạc, nhổ tại nơi làm việc. Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo ăn chín, uống chín và đầy đủ dinh dưỡng. Bạn không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay...
Báo cáo với người quản lý, cán bộ y tế thực hiện xử trí theo quy định đối với trường hợp có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở tại nơi làm việc Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao nên đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2 m. Mặc quần áo phòng hộ trong trường hợp phải tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm bệnh (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay). Sử dụng phương tiện liên lạc từ xa giảm tiếp xúc trực tiếp.
Người lao động đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cần tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác. Hãy rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. Tránh xa ít nhất 2 m đối với những người đang ho hoặc hắt hơi.
Khi có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở trong khi đi công tác, bạn nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khi kết thúc công việc
Khi kết thúc công việc, mỗi người hãy dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định. Sau đó, bạn rửa tay bằng xà phòng.
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ rõ không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà, ký túc xá, nơi lưu trú. Để quần áo, vật dụng phải được làm sạch sau mỗi ca làm việc.
Trường hợp đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, bạn cần thực hiện tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 2 lần một ngày. Nếu xuất hiện có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở, bạn hãy gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và cách ly theo quy định.
Ngoài ra, đối tượng này cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc gần dưới 2 m với những người khác. Thông báo cho người quản lý và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.
Theo Zing
Chống dịch Covid-19: Đừng về quê, không tích trữ thực phẩm Các chuyên gia cảnh báo: Chúng ta đang đặt hệ miễn dịch của mình vào tình trạng nguy hiểm vì hành động "chen chúc, đổ xô" và căng thẳng quá mức hơn là vì virus. Một người dân mua cả bao tải rau để phòng dịch Từ tối 6/3, sau khi thông tin Hà Nội có một người bị nhiễm Covid-19, cả thành...