Phòng bệnh Covid-19: Ý thức kém cùng thiếu hiểu biết có thể gây nên hậu quả khó lường
Vừa qua, một cô gái trở về Việt Nam từ tâm dịch Daegu của Hàn Quốc nhưng đã cố tình khai gian về nơi xuất phát. Không những vậy, cô gái này còn khoe chiến tích “là cô gái thông minh, sống có não” nên đã thoát được cách ly. Suy nghĩ này cho thấy sự thiếu ý thức và cả sự thiếu hiểu biết trong phòng dịch Covid-19.
Ngày 25-2, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh livestream của một cô gái tự xưng quê Bình Dương trở về Việt Nam từ Daegu qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM). Cô gái này hãnh diện khoe mình vừa thoát được cách ly y tế vì không khai báo đúng nơi xuất phát.
Cô gái nhắn nhủ: “Những người không thông minh là những người đã bị cách ly. Còn những người thông minh như em thì đâu có bị cách ly đâu. Phụ nữ phải sống bằng cái não”.
Ngay sau khi đoạn livestream được lan truyền trên mạng xã hội, cộng đồng mạnh tỏ ra bức xúc vì thái độ vô ý thức với sức khỏe bản thân, cộng đồng của cô gái này. Ngay lập tức, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã vào cuộc và tìm được cô gái trên, đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, cô gái này tên là N.T. T, có địa chỉ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An. Cô sống tại Daegu, nhưng đã qua TP Busan để đáp máy bay đi TP HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và đã được phép nhập cảnh.
Cô gái đi về từ vùng dịch nhưng khai báo gian dối để được nhập cảnh thể hiện ý thức kém và thiếu hiểu biết. Ảnh tư liệu
Nghĩ rằng mình “thông minh”, “sống bằng não” nhưng cô gái này không lường được rằng khi mình về tới nhà thì đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng. Cô gái buộc phải đi khám và thực hiện cách ly y tế theo đúng quy định. Và sự “thông minh” của cô gái này còn gây hậu quả khiến mẹ và em gái cũng phải bắt buộc thực hiện cách ly y tế 14 ngày do tiếp xúc gần.
Nhìn từ sự việc trên để thấy xảy ra câu chuyện trên trước hết do sự thiếu ý thức của cô gái và bên cạnh đó cũng là sự thiếu hiểu biết về cách phòng bệnh. Chính vì thiếu ý thức phòng bệnh cho bản thân và gia đình nên cô đã cố tình khai báo gian dối để được nhập cảnh, “thoát cách ly” y tế dễ dàng. Ý thức kém của cô gái này thể hiện ở thái độ hãnh diện, khoe khoang mình là cô gái “thông minh, sống bằng não” sau khi khai gian để được nhập cảnh.
Ý thức kém của cô gái này cũng thể hiện ở việc cô ngang nhiên đứng giữa nhà chờ sân bay để hồ hởi livestream mà không hề đeo khẩu trang phòng những giọt bắn của mình bắn ra xung quanh. Hiện tại khám sức khỏe của cô chưa có dấu hiệu gì, nhưng liệu có đảm bảo rằng cô hoàn toàn không mang virus Corona trong người?; có đảm bảo khi cô đứng livestream ở sân bay những người xung quanh tránh được những giọt bắn của cô gái “thông minh”, “sống bằng não” này không?
Bên cạnh đó, hành động này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết của cô gái về dịch bệnh. Chính vì thiếu hiểu biết nên cô không lường trước được rằng, nếu chẳng may mình mang virus trong người nếu không thực hiện cách ly thì sẽ lây cho chính người thân trong gia đình đầu tiên; rồi từ đó sẽ lây lan ra cộng đồng nơi mình sinh sống.
Khi ý thức kém cộng với thiếu hiểu biết thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây nên hậu quả khó lường. Xin nhắc lại câu chuyện mà bác sỹ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK Xanh Pôn chia sẻ khi tâm dịch Sơn Lôi của Vĩnh Phúc đi vào thực hiện cách ly.
Bác sỹ Phúc cho rằng: Việc cách ly là một hành động phòng chống dịch mạnh mẽ chưa từng có! Điều chúng ta cần ghi nhớ: Mỗi người có thể trở thành một “nhà máy” sản xuất mầm bệnh!
Nhắc lại bài học về câu chuyện của đầu bếp người Mỹ Mary Mallon khi mang trong mình mầm bệnh thương hàn vào năm 1906 nhưng đã từ chối thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm cho cộng đồng vì cô rất khỏe mạnh. Thời điểm đó không có khái niệm người khỏe mạnh mang vi khuẩn truyền nhiễm. Sau khi phát hiện ra mật độ virus thương hàn dày đặc ở các mẫu xét nghiệm của Mary thì thậm chí cô vẫn khăng khăng mình không mắc bệnh.
Mary bị đưa đi cách ly ngoài đảo trong thời gian 3 năm. Khi trở lại dù được yêu cầu thực hiện kiểm tra sức khỏe 3 tháng/lần nhưng cô từ chối và tiếp tục công việc đầu bếp dưới một cái tên khác. Hậu quả cô đã lây nhiễm cho 25 người khác, thêm 2 người chết và thực hiện cách ly vĩnh viễn. Trong thời đại hàng loạt các bệnh không có cách điều trị, nước Mỹ chọn cách đưa tất cả các bệnh nhân truyền nhiễm ra đảo để cách li, coi đó là phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Và bí mật về bệnh thương hàn được làm sáng tỏ vào năm 2013, sau một nghiên cứu của ĐH Y khoa Stanford, đã chỉ ra những điểm quan trọng về lí thuyết người lành mang bệnh.
Từ câu chuyện trên, bác sỹ Phúc chia sẻ: Khi đại dịch SARS xảy ra, đã xuất hiện những người lây bệnh cho rất nhiều người, lúc đó nhân loại mới nhận ra rằng, có những nỗi sợ hãi tưởng như đã chôn vùi hàng thế kỉ nhưng sự thực chưa bao giờ từ bỏ chúng ta.
Virus corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 cũng có đặc điểm 80% giống virus gây đại dịch SARS năm 2003, bởi vậy mà giới chuyên môn y khoa đang phải hết sức cẩn thận, việc cách li để không bùng phát dịch ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. “Và mỗi cá nhân, cần phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn chuyên môn, đó là cách tốt nhất để phòng bệnh, tránh không để mình trở thành cá nhân “siêu lây nhiễm” như câu chuyện buồn của cô đầu bếp Mary”, bác sỹ Phúc viết.
Vân Hà
Theo PLXH
Bài 2: VN chống COVID-19: Bác sỹ, bệnh nhân kiên cường 'vượt bão'
Từ ngày 7/2, Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) trở thành một Trung tâm để cách ly những người mắc COVID-19 và những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa Quang Hà. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Căn phòng bệnh dành cho các bệnh nhân mắc chủng mới do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ. Gần nửa tháng nay, 5 bệnh nhân ở đây được cách ly đặc biệt, họ chỉ được tiếp xúc với y bác sỹ và chiếc điện thoại để liên lạc, lắng nghe sự động viên của người thân.
Từ ngày 7/2, Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) trở thành một Trung tâm để cách ly những người mắc COVID-19 và những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Khi đi phấn chấn, khi về âu lo
Đã 15 ngày nay bà T. (49 tuổi, ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và 4 bệnh nhân khác gắn bó với phòng bệnh này. Từng người trong gia đình bà cũng lần lượt vào đây...
Người mẹ nông dân với dáng người dong dỏng, thân hình gầy guộc, chiếc khẩu trang luôn thường trực trên khuôn mặt, đôi mắt toát lên đầy sự quyết tâm, nghị lực.
Vân vê vạt áo, chốc chốc, người phụ nữ ấy lại lấy tay lên gạt lại vị trí của chiếc khẩu trang màu xanh xẫm, giúp nó không bị xô lệch khỏi khuôn mặt khi nói chuyện.
Rồi bà T. kể với giọng đầy tự hào khi cô con gái N. T. D, (24 tuổi) - 1 trong số 8 người được Công ty Nihon Plast cử sang tập huấn tại tỉnh tỉnh Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) 2,5 tháng. Ngày 1/11/2019, bà đã xếp đồ đạc cho cô lên đường.
Chia sẻ của người mẹ trong gia đình có 4 người mắc COVID-19:
Ngày D. và đoàn công tác lên đường sang Vũ Hán, bà T. không khỏi lo lắng, bồn chồn khi con gái lần đầu đi xa nhà đến vậy. Rồi khi D. gọi điện báo về nước vào đúng ngày ông Công-ông Táo (ngày 17/1/2020) bà phấn khởi khi con gái đã hoàn thành xong quãng thời gian học tập. Quá trình làm việc với công ty phía Trung Quốc, trong đoàn 8 người của D. không có ai sốt hay biểu hiện cúm. Cho tới khi về nước, sức khỏe của cả đoàn vẫn bình thường.
Ngày 18/1/2020, D. bắt đầu đi làm lại tại Vĩnh Phúc.
Mấy ngày sau, bà và con gái có nghe thông tin trên tivi về tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán đang gia tăng bệnh nhân. Tới 25/01/2020, D. được bố đẻ đưa tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được các bác sỹ làm xét nghiệm TR-PCR.
"Cháu D. có kết quả dương tính với COVID-19 hôm mùng 6 Tết âm lịch. Sau khi có kết quả, D. được điều trị ngay tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Biết con gái mắc bệnh đang trở thành nỗi ám ảnh tại Vũ Hán khiến gia đình tôi rất lo lắng," bà T. tỏ lòng.
Khi con gái thông báo tin đã mắc bệnh, bà T. mất ngủ, thức trắng triền miên 7 ngày liên tục. Lúc xuất ngoại vui vẻ, phấn chấn bao nhiêu, thì tới khi về tới nhà, nỗi lo lại tăng lên bấy nhiêu, nhất là khi thông tin bệnh dịch nguy hiểm ngày càng dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cả nhà lần lượt... mắc dịch
Ngày 4/2/2020, 3 thành viên còn lại của gia đình bà T. được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và có kết quả dương tính. Ngày 6/2/2020, cả bà, chồng bà và con gái út đều được chuyển đến Phòng khám đa khoa Quang Hà-Bình Xuyên-Vĩnh Phúc để điều trị. Lúc ấy, bà T. như suy sụp.
Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - nơi điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 xuất viện. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnamplus)
Khi vào điều trị tại Trung tâm, được các bác sỹ động viên, giải thích về tình hình bệnh tật; được họ hàng động viên, bà T. cùng gia đình cố gắng trị "tâm bệnh" trước. Trong tâm thức của người mẹ khắc khổ ấy, phải cố gắng vượt qua bệnh tật vì cả hai cô con gái còn quá trẻ. Hơn nữa, nếu nhỡ bà có mệnh hệ gì thì không chỉ người thân trong gia đình mà còn gây hoang mang cho người dân cả nước.
Khi nghĩ đã thông, bà T đã động viên chồng con "chiến đấu" với virus. Rồi mọi nỗi lo dần tan biến khi sau 14 ngày điều trị và theo dõi, kết quả cho thấy D. hết sốt ngày 29/1/2020, hết ho ngày 08/2/2020. Sau đó D. đã được lấy mẫu dịch họng xét nghiệm lần 2 ngày 1/2/2020 và lần 3 ngày 6/2/2020 bằng kỹ thuật RT-PCR đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Với bà T. và con gái thứ hai N.T.T.D (16 tuổi), sau 14 ngày điều trị không sốt, toàn trạng ổn định, cả hai được các bác sỹ xét nghiệm lại lần 1 ngày 14/2/2020 và lần 2 ngày 17/2 cho kết quả âm tính.
Ôm bó hoa trong ngày được công bố đã khỏi bênh, bà T. nghẹn ngào: "Các bác sỹ từ Tết đến nay, từ Bệnh viện Nhiệt đới tới bệnh viện tỉnh đã vất vả với gia đình nhà tôi quá nhiều, tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết nói lời cảm ơn các bác sỹ..."
Cho đến nay (ngày 26/2), cả bốn người trong gia đình của bà đã khỏi bệnh COVID-19.
Bà T. và con gái thứ hai N.T.T.D trong ngày được các bác sỹ công bố khỏi bệnh. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Tâm thư cảm tạ các y bác sỹ Việt Nam
Trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19, không chỉ các bệnh nhân trong nước, mà nhiều các bệnh nhân là người nước ngoài cũng đã được các bác sỹ Việt Nam cứu chữa khỏi bệnh. Đó là hai bệnh nhân người Trung Quốc và một bệnh nhân Việt Kiều Mỹ đã được các bác sỹ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh điều trị khỏi bệnh.
Ông Li Ding (sinh 1954) đi từ Vũ Hán (Trung Quốc) và người con Li Zichao (sinh 1992) là 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam và đã được chữa khỏi xuất viện. Sau khi trở về an toàn, cha con ông Li Ding đã gửi thư tới các Y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bức thư có đoạn: "Chúng tôi là hai bệnh nhân cha và con trai bị viêm phổi do virus SARS-CoV-2 từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Chúng tôi đã rời khỏi bệnh viện được ba ngày nhưng tâm trí của chúng tôi dường như vẫn còn ở lại bệnh viện. Chúng tôi không thể quên được ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ mà Bệnh viện Chợ Rẫy để lại cho chúng tôi. Ba tôi đặc biệt ủy thác cho tôi chuyển lời cảm ơn: Nhờ có Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi khi gặp hoạn nạn (mắc Covid-19).
Chính các bác sĩ và điều dưỡng Việt Nam đã điều trị cho chúng tôi bằng tất cả sức lực của họ và cuối cùng đã chữa khỏi cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng chính lòng tốt của các bạn đã cứu chúng tôi và chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi.
Chúng tôi muốn thốt lên từ trái tim của mình: Cảm ơn Việt Nam! Cảm ơn tất cả các bác sỹ và điều dưỡng trong Bệnh viện Chợ Rẫy đã chăm sóc chúng tôi rất tốt. Và chúng tôi cảm thấy rất tiếc vì đã đến mang lại phiền phức cho các bạn! Chúng tôi khắc ghi tận đáy lòng về chuyên môn điều trị và việc cẩn thận cho thuốc của các bạn dành cho chúng tôi.
Đặc biệt, bác sỹ đã cho ba tôi uống thêm 10 ngày thuốc khi ông xuất viện. Sự ân cần và quan tâm cẩn thận như vậy khiến chúng tôi thật cảm động. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều với những bữa ăn ngon và trái cây trong thời gian nằm viện của gia đình tôi...
Gia đình chúng tôi đã thống nhất sẽ trở lại đất nước Việt Nam xinh đẹp một lần nữa vào một thời điểm thích hợp trong tương lai. Chúng tôi sẽ quay lại Bệnh viện Chợ Rẫy một lần nữa để bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến những người bạn của chúng tôi. Cảm ơn, cảm ơn Việt Nam, cảm ơn Chính phủ Việt Nam!"./.
Bài 3: "Cú đấm thép" nơi tuyến đầu chống dịch
Thùy Giang
Theo Vietnamplus
Việt Nam chống COVID-19: Cuộc 'tấn công thần tốc' của virus SARS-CoV-2 Trước tình hình cấp bách của dịch COVID-19, Việt Nam đã có hàng loạt các biện pháp để ngăn chặn bệnh dịch, được cộng đồng thế giới ghi nhận. Khu vực cách ly tại "tâm dịch" xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnamplus) Trong khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm (gồm các dịch...