Phòng áp lực âm không ‘diệt’ hết được SARS-CoV-2
Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân…
Ảnh minh họa: Internet
Đây là những thông tin được đưa ra trong khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế. Theo đó, Bộ Y tế cho biết, phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh. Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị. Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài.
Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc. Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt vi rút.
Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.
Hiện nay, chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn, việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn thì tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.
Video đang HOT
Mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một bệnh nhân. Vì vậy, trong giai đoạn dịch COVID diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đạo tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch COVID-19.
Các bệnh viện chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.
HÒA THUẬN
Ứng phó dịch Covid - 19: Ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo
Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, việc hạn chế lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của những người đang cách ly.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu không gửi đồ tiếp tế vào các khu cách ly tập trung Ảnh: PV
Không nhận đồ tiếp tế
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội ngày 23/3, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, đã xuất hiện ca bệnh là nhân viên y tế và nguy cơ lây nhiễm đối với nhân viên y tế có thể tăng lên trong thời gian tới. Sở Y tế đã tổ chức tập huấn trực tuyến, phổ biến phòng chống lây nhiễm chéo và tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng, các gia đình có thân nhân đi cách ly tập trung nên yên tâm vì họ đang được phục vụ rất tốt, không cần phải gửi đồ đạc, đồ ăn. "Không nên quá lo lắng, nếu mua đồ ăn mà không được khử khuẩn, đưa vào khu cách ly tập trung thì rất nguy hiểm. Các đơn vị quản lý cần không tiếp nhận gửi quà", ông Chung nói. Tất cả các trường hợp được đưa vào các khu cách ly tập trung cần xét nghiệm 2 lần, một lần lúc mới vào và một lần trước khi hết hạn 14 ngày. "Khi về rồi vẫn phải tiếp tục cách ly thêm 14 ngày để đủ 28 ngày", ông nói.
Ông Chung lưu ý, y bác sĩ tham gia điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, những người làm việc tại các khu cách ly tập trung có nguy cơ cao nhiễm bệnh, vì thế cần phải được bố trí khu riêng, không được về nhà, tránh lây nhiễm cho người thân, gia đình, cộng đồng.
"Với các bác sĩ, sau khi các bệnh nhân dương tính khỏi bệnh xuất viện rồi thì vẫn cần tiếp tục cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn. Trong toàn bộ quá trình chữa bệnh thì không được về nhà, phải sinh hoạt tập trung", ông nói.
Phụ thuộc vào ý thức
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 24/3, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, với các khu cách ly tập trung, ngay từ trước khi tiếp nhận người vào đã tiến hành khử khuẩn và tiếp tục thực hiện thường kỳ trong những ngày cách ly. "Thứ hai, người được cách ly phải thực hiện nghiêm túc quy định đảm bảo an toàn.
Phải đeo khẩu trang, xử lý rác thải theo đúng quy định, thực hiện nghiêm việc sử dụng đồ đạc, vật dụng riêng. Quần áo, trang phục phải được giặt theo đúng quy định hằng ngày. Thực hiện giám sát sức khỏe theo định kỳ hằng ngày. Có biểu hiện của bệnh phải chủ động báo cáo", ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, những trường hợp có biểu hiện bệnh đều được xử lý một cách nhanh nhất. "Ví dụ, trong trường hợp phòng có 5 người mà 1 người có triệu chứng sốt thì 4 người sẽ được chuyển sang phòng khác. Người bị sốt sẽ được xét nghiệm, chuyển sang viện để theo dõi. Về cơ bản là công tác đảm bảo chống lây nhiễm chéo gần như tuyệt đối, có thể yên tâm", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc đảm bảo không lây nhiễm chéo lại phụ thuộc vào ý thức của chính những người đang thực hiện cách ly. "Ví dụ, anh không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi, rồi có triệu chứng bệnh nhưng không thông báo kịp thời, chủ quan thì cũng rất khó cho những cán bộ y tế giám sát ở đó", ông Tuấn nói.
Về thắc mắc có những trường hợp về đến trung tâm cách ly mới phát hiện dương tính Covid-19, ông Tuấn nói rằng, trước đây thực hiện lấy mẫu ở sân bay, nhưng hiện tại thực hiện lấy mẫu ở trung tâm. Việc xét nghiệm ban đầu là sàng lọc, tất cả mọi người, khác với việc lấy mẫu khi đã có triệu chứng. "Nếu trong phòng xuất hiện ca dương tính thì cũng khó lây nhiễm chéo bởi thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Việc lây nhiễm trong phòng vì thế rất hạn chế, chứ không phải cứ ở chung phòng là lây chéo", ông Tuấn nói.
Liên quan khu cách ly người nước ngoài tại khách sạn Hòa Bình, ông Tuấn nói: "Toàn bộ khuôn viên đã được khống chế rồi, không ai ra vào nếu không có nhiệm vụ. Hơn nữa, bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp nên không có vấn đề gì cả. Những người thực hiện cách ly tại đây cũng không phải là bệnh nhân. Nếu xuất hiện ca dương tính thì vận chuyển đi nơi khác ngay".
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày/người trong thời gian cách ly y tế với các trường hợp là người Việt Nam và người nước ngoài bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại khu vực phong tỏa cách ly do BCĐ phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định, tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung. Về các chế độ đối với người tham gia chống dịch, thành phố quyết định chế độ phụ cấp 200.000 đồng/ngày/người. P.V
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố vừa bố trí thêm 5 khu cách ly tập trung với quy mô 12.100 chỗ ở. Đến nay, Hà Nội đã bố trí 15 khu cách ly (9 khu của quân đội, 1 khu của Bệnh viện Công an thành phố và 5 khu dân sự) với 14.629 chỗ. Trong đó, khách sạn Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm) có 80 chỗ ở dành cho người nước ngoài.
TRƯỜNG PHONG
Dịch vụ khám sức khỏe trực tuyến bùng nổ tại Trung Quốc Lo sợ tình trạng lây nhiễm chéo trong các bệnh viện khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người dân Trung Quốc đã tìm đến các dịch vụ khám sức khỏe trực tuyến để được chẩn đoán và tư vấn. Nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến Ping An tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters (Anh), khi dịch bệnh viêm...