Phổi tổn thương do COVID-19 có thể tự lành
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Áo phát hiện phổi tổn thương do nhiễm SARS-CoV-2 có thể tự lành chỉ trong 3 tháng, qua đó mở ra hy vọng rằng các bệnh nhân sẽ không phải sống chung với các triệu chứng suy nhược trong nhiều năm.
Trong nghiên cứu, Tiến sĩ Sabina Sahanic cùng các cộng sự tại Bệnh viện ại học Innsbruck theo dõi sức khỏe của 86 bệnh nhân COVID-19 với độ tuổi trung bình 61. Những bệnh nhân này được hẹn tái khám ở các thời điểm 6, 12 và 24 tuần sau khi xuất viện.
Bệnh nhân COVID-19 luyện tập để phục hồi cơ và chức năng hô hấp. Ảnh: News Medical
Trong lần tái khám đầu tiên, hơn phân nửa bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của COVID-19, trong đó khó thở là biểu hiện phổ biến nhất, kế đến là ho. Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) cho thấy tổn thương phổi vẫn còn ở 88% bệnh nhân.
Tuy nhiên đến mốc 12 tuần sau khi xuất viện, những triệu chứng trên đã được cải thiện và tỷ lệ bệnh nhân tổn thương phổi lúc này giảm xuống còn 56%. “Tin vui là tổn thương có xu hướng cải thiện theo thời gian, tức là phổi có cơ chế tự chữa khỏi” – Tiến sĩ Sahanic chia sẻ. Tuy chưa có kết quả tái khám ở tuần thứ 24, song nhóm nghiên cứu rất lạc quan với những tiến triển đã được ghi nhận.
Video đang HOT
Bệnh nhân COVID-19 cần phục hồi chức năng phổi càng sớm càng tốt
Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Pháp tại ại học Grenoble Alps chứng minh rằng bệnh nhân COVID-19 bắt đầu áp dụng chương trình phục hồi chức năng phổi càng sớm sau khi rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), thì tốc độ bình phục càng nhanh và tốt hơn.
Theo các chuyên gia, ở những bệnh nhân COVID-19 thể nặng, thiếu vận động thể chất dẫn đến hao hụt cơ nghiêm trọng, kể cả các cơ hỗ trợ hô hấp, từ đó làm suy yếu chức năng thở. Chương trình phục hồi chức năng phổi, bao gồm các bài tập vận động thể chất và những biện pháp kiểm soát triệu chứng, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những bệnh nhân COVID-19 bình phục.
Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã sử dụng phương pháp kiểm tra khoảng cách đi bộ để đánh giá tiến bộ đạt được hàng tuần của 19 bệnh nhân nặng – những người trải qua trung bình 3 tuần đeo máy trợ thở khi còn trong ICU. Sau 3 tuần áp dụng chương trình phục hồi chức năng, quãng đường bệnh nhân có thể đi được trong 6 phút đã tăng từ 16% lên 43%. Qua đó, nhóm nghiên cứu kết luận người bệnh tham gia phục hồi chức năng càng sớm và duy trì càng lâu, thì khả năng hít thở, đi bộ và sức mạnh cơ bắp được cải thiện càng nhanh và hiệu quả.
Tập hít đất tại nhà thế nào để hiệu quả nhất?
Hít đất (chống đẩy) là bài tập hiệu quả có thể cùng lúc tác động lên nhiều nhóm cơ. Động tác này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, ít rủi ro chấn thương và có thể tập ở bất cứ đâu.
Hít đất rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và có thể cùng lúc tác động lên nhiều nhóm cơ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hít đất giúp cải thiện sức khỏe bằng cách tăng cường sức mạnh cơ bắp, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt mỡ thừa và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, theo Business Insider.
Khi hít đất, người tập sẽ có thể rèn luyện được cơ bắp tay, cơ ngực, vai và lưng trên. Các nhóm cơ này co duỗi cùng lúc sẽ kích thích tim hoạt động và bơm máu đến các mô cơ.
Với người mới bắt đầu hít đất tại nhà, muốn tập hiệu quả thì trước tiên phải tập đúng kỹ thuật. Khi bắt đầu, hãy để 2 tay chống thẳng xuống đất, đầu và chân tạo thành một đường thẳng.
Động tác hạ xuống, đẩy lên khi hít đất đòi hỏi phải vận động khớp khuỷu tay nhiều. Vì vậy, để tránh gây áp lực nhiều lên khớp, người tập cần tập với tốc độ từ từ. Khi hạ xuống, khuỷu tay phải tạo thành góc 90 độ.
Khi mới bắt đầu, người tập nên tập 2 hiệp/lần và 2-3 lần/tuần. Phụ nữ nên hít đất từ 4-8 cái/hiệp, nam giới tập nhiều hơn với 10-15 cái/hiệp.
"Chỉ cần tập 2 -3 buổi/tuần trong vài tuần sẽ cho thấy kết quả", Business Insider dẫn lời huấn luyện viên thể hình người Canada Sergio Pedemonte.
Khi đã tập quen, người tập sẽ thấy sức mạnh, thể lực tăng lên. Họ có thể hít đất hàng chục cái mỗi hiệp. Lúc đó, hay nâng cấp bài tập lên. Hãy cố gắng xem bạn có thể hít đất tối đa bao nhiêu cái trong một phút. Đây được xem là một trong những bài tập giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt, theo Business Insider.
Ngoài ra, cũng như bất kỳ bài tập thể chất nào, hít đất cũng có một số rủ ro nhất định khi tập, đặc biệt là tập với số lần hít đất nhiều.
Khi tập hít đất đến hàng trăm cái mỗi lần, các sợi cơ sẽ rơi vào trạng thái căng mỏi, gây tình trạng đau cơ sau khi tập. Ngay cả với những người đã tập quen thì cơ cũng phải cần ít nhất 48 giờ để phục hồi. Vì vậy, để cơ bắp có đủ thời gian phục hồi thì chỉ nên tập 3 lần/tuần.
Những người có vấn đề về cổ tay như hội chứng ống cổ tay thì để tránh chấn thương, họ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên cá nhân trước khi tập hít đất, theo Business Insider.
4 dấu hiệu 'tố cáo' cơ thể bạn đang già nhanh hơn bình thường Đối với một số người, cơ thể họ có thể lão hóa nhanh hơn so với bình thường. Lão hóa nhanh hơn cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe và sức mạnh cũng suy giảm nhanh hơn. Rụng nhiều lông tóc là dấu hiệu điển hình của lão hóa - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhận diện những dấu hiệu lão hóa của cơ...