Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kỳ?
Nắm rõ phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kỳ giúp bà mẹ chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân, xây dựng kế hoạch thai kì an toàn cho bé yêu.
Quá trình phôi thai xuất hiện
Phôi thai không xuất hiện ngay lập tức khi trứng được thụ tinh mà phải trải qua từng quá trình nhất định. Đừng nôn nóng thắc mắc phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy khi có dấu hiệu mang thai.
Quá trình thụ tinh: Trong một chu kì kinh nguyệt, thường có duy nhất 1 trứng chín và rụng khỏi buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng và nằm đợi sự xuất hiện của tinh trùng. Nếu cặp đôi quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo trong thời điểm này thì tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau và diễn ra sự thụ tinh.
Các tế bào trứng sau khi thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia tế bào và di chuyển xuống tử cung, quá trình này thường mất khoảng 3-5 ngày. Tại đây, các tế bào lại phân chia tiếp và được gọi là phôi nang.
Các tế bào trứng sau khi thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia tế bào và di chuyển xuống tử cung, quá trình này thường mất khoảng 3-5 ngày.
Quá trình phôi nang phát triển: Các phôi nang này bám vào thành tử cung thêm vài ngày. Đến ngày thứ 9-10 nó bắt đầu kết dính cùng niêm mạc tử cung hay còn gọi là cấy vào thành tử cung. Các tế bào nằm trong vùng niêm mạc dày đặc sẽ phát triển thành phôi thai, các tế bào nằm sát thành tử cung phát triển thành nhau thai. Các tế bào còn lại khác thì phát triển thành túi ối bao quanh phôi thai.
Quá trình phôi thai phát triển: Bình thường phôi thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kì, khoảng vào ngày thứ 12-14 sau khi đậu thai. Lúc này túi ối đã hình thành, phôi nang đã trở thành phôi thai và được nước ối bao phủ nuôi dưỡng trôi nổi trong túi ối. Đây là đáp án cho câu hỏi phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy nhưng vẫn còn nhiều điều kì diệu về phôi thai mà bố mẹ chưa biết đâu.
Chỉ khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh, phôi thai bắt đầu hình thành các cơ quan nội tạng. Não và tủy sống là những cơ quan đầu tiên phát triển sớm nhất, sau đó đến tim và các mạch máu. Đây chính là thời điểm dễ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi vì bé còn quá non nớt, dễ tổn thương nếu gặp phải tác nhân kích thích như mẹ bầu dùng thuốc điều trị, phóng xạ, virus tấn công…
Quá trình thai nhi phát triển: Vào cuối tháng thứ 2 (tức tuần thứ 8) của thai kì, phôi thai hay bào thai lúc này đã được gọi là thai nhi. Các cấu trúc cơ thể của trẻ đã phát triển gần như đầy đủ, tuy nhiên chưa hoàn thiện.
Video đang HOT
Từ tuần 12-14, cơ thể của thai nhi dường như chiếm toàn bộ diện tích của tử cung. Lúc này chúng ta cũng đã biết được giới tính của bé yêu. Tuần 16-20 mẹ bầu bắt đầu cảm nhận những cử động của thai nhi. Sau 25 tuần trở đi, nếu không may trẻ sinh non thì vẫn có cơ hội sống sót.
Như vậy, phôi thai là giai đoạn sơ khai để bắt đầu hình thành nên một cơ thể thai nhi đầy đủ. Vì xuất hiện ở giai đoạn sớm trong tuần thứ 2-5 của thai kì nên nhiều chị em phụ nữ chưa cảm nhận rõ sự có mặt của con yêu (chưa biết mình mang thai) hoặc cũng có thể bạn đã có những dấu hiệu sớm của người mang thai như chậm kinh, cơ thể mệt mỏi nhưng khi siêu âm bác sĩ vẫn kết luận “chưa thấy phôi thai” thì người mẹ cũng không cần lo lắng nhiều, chỉ là thai chưa về tử cung làm tổ mà thôi. Bạn cần chờ đợi thêm ít ngày để chính thức đón nhận tin vui.
Phôi thai là giai đoạn sơ khai để bắt đầu hình thành nên một cơ thể thai nhi đầy đủ.
Làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh?
Như bạn đã biết ở trên phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kì, giai đoạn phôi thai là giai đoạn quan trọng của quá trình thai nghén. Lúc này, mẹ bầu cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày nhiều hơn, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bạn không nhất thiết phải ăn quá nhiều nhưng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn bào thai như sắt (cung cấp máu), axit folic (ngăn ngừa dị tật ống thần kinh), vitamin và khoáng chất (nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng cho thai).
Bên cạnh đó, bà bầu cần tránh xa các chất kích thích có hại như rượu, cà phê, trà đặc, gia vị cay nóng, ăn gỏi – thịt, hải sản sống. Giữ cho mình lối sống lành mạnh: tập thể dục nhẹ nhàng, tránh thức khuya, không làm việc căng thẳng, giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần ổn định nhằm tạo những thói quen tốt cho mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kì.
Theo Khampha
4 điều ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ ngay từ khi trong bào thai
9 tháng trong bụng mẹ là giai đoạn xây dựng nền móng cho sức khỏe và trí thông minh của con sau này. Thế nhưng, có những điều ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của trẻ ở giai đoạn này không phải ai cũng biết
Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, thông minh và tài giỏi. Nhiều người nghĩ rằng sinh con khi còn trẻ thì bé sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn. Thế nhưng, thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác hay gien di truyền mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.
1. Trí thông minh của trẻ phụ thuộc vào tuổi của cha mẹ
Theo bài đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng PLOS, mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang trong mình những gien đột biến và chúng có khoảng 70 gien đột biến mà cha mẹ không có. Thế nhưng, ít ai biết rằng hầu hết những gien này đều được truyền qua bé bởi tinh trùng chứ không phải là trứng. Do đó, người cha càng lớn tuổi thì càng truyền nhiều gien đột biến cho con.
Số lượng gien đột biến có liên quan trực tiếp đến khả năng nhận thức của bé. Nếu trẻ càng có nhiều gien đột biến thì ít có khả năng phát triển trí tuệ một cách bình thường. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh bằng cách cho trẻ làm các bài kiểm tra IQ, các bài kiểm tra về nhận thức và các bài kiểm tra về đọc hiểu. Từ cơ sở này, các nhà khoa học đã cho rằng đàn ông càng kết hôn muộn thì càng không tốt cho tương lai của con.
Phụ nữ thì ngược lại hoàn toàn so với đàn ông. Theo nhiều nghiên cứu, người mẹ tuổi càng lớn thì trí thông minh của trẻ càng cao. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nguyên nhân không chỉ là do gien, mà còn có các yếu tố xã hội, chẳng hạn như phụ nữ lớn tuổi tính khí điềm đạm, có trình độ học vấn và kinh nghiệm hơn, họ biết lựa chọn những gì tốt cho họ và họ không phải lo lắng về quá nhiều thứ.
2. Xét nghiệm DNA để tìm ra những căn bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con
Trước khi mang thai, bạn nên làm xét nghiệm DNA để tìm ra một số gien tiềm ẩn trong cơ thể có thể gây ra các căn bệnh di truyền.
Thực tế, có trường hợp một cặp vợ chồng phải từ biệt 8 đứa con của mình chỉ vì chúng mắc cùng một loại bệnh di truyền. Đây là câu chuyện của bà mẹ người Mỹ Sharon Bernardi, vợ chồng cô đã mất 5 đứa con chỉ sau một vài giờ em bé được sinh ra. Sự việc gây chấn động trong giới khoa học và họ đã lao vào cuộc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân thật sự.
Thế nhưng, mãi đến khi Edward, đứa con thứ 8 chào đời, Sharon mới biết được là các con của mình mắc phải một căn bệnh di truyền mang tên là hội chứng Leigh, một bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh. Do đó, ngay khi vừa chào đời, Edward đã được các bác sĩ cho uống thuốc và truyền máu để ngăn chặn một dạng ngộ độc máu được gọi là nhiễm axit lactic, tác nhân gây ra cái chết cho những bé trước. Tuy nhiên, dù vậy, Edward cũng đã qua đời ở tuổi 21.
3. Sự phát triển của em bé phụ thuộc vào mức độ lo lắng, căng thẳng của người mẹ trong thai kỳ
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, đã nghiên cứu một số phụ nữ mang thai có trình độ học vấn cao, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Họ quan sát và theo dõi các thai phụ từ khi mang thai cho đến khi em bé được 2 tuổi nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng ở bà mẹ với khả năng nhận thức ở trẻ em.
Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ có mức độ căng thẳng thấp hoặc trung bình sẽ phát triển trí tuệ và thể chất tốt hơn những em bé có mẹ quá căng thẳng khi mang thai. Điều này có nghĩa là nếu thai phụ quá căng thẳng, đứa con của họ sẽ kém phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng để giúp não bộ của con phát triển tốt nhất, các mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng tối đa trong thời gian mang thai.
4. Mức độ căng thẳng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến tính khí của đứa trẻ trong tương lai
Phần lớn chúng ta đều quan niệm rằng: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", do đó khi thấy con có tính khí bất thường, chúng ta thường đổ lỗi cho bản chất, cho số phận. Song, nghiên cứu của tiến sĩ Elizabeth Werner, một nhà tâm lý học lâm sàng, trợ lý giáo sư y học hành vi tại Khoa Tâm thần thuộc Đại học Columbia, Hoa Kỳ, đã cho thấy có mối liên hệ ràng buộc giữa sự căng thẳng của người mẹ trong thời gian mang thai với tính khí của đứa trẻ. Nói cách khác, phôi thai có thể cảm nhận được sự lo lắng, bất an của mẹ và chúng cũng lo lắng, bất an theo.
Các nhà khoa học cũng đã theo dõi nhịp tim của 50 phụ nữ mang khi họ đang thực hiện xét nghiệm Stroop nhằm gây ra những lo lắng nhỏ. Nếu người mẹ bị trầm cảm hoặc thường xuyên lo lắng trước khi bước vào cuộc thử nghiệm, nhịp tim sẽ tăng nghiêm trọng và tất nhiên, nhịp tim của thai nhi cũng tăng theo tương ứng.
Thực tế là tính khí của trẻ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, sự lo lắng quá mức của bạn trong thai kỳ chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc hình thành tính cách. Thế nhưng, dù vậy, bạn vẫn nên giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp trước khi mang thai vì nếu tuyến giáp gặp vấn đề, em bé có nguy cơ sẽ có mức IQ thấp hơn bình thường. Đồng thời, phụ nữ mang thai không nên sống trong những ngôi nhà thấp cũ, ẩm mốc, đặc biệt là những ngôi nhà có các bức tường được sơn cách đây khoảng 20 năm, bởi vì trong trường hợp này, tình trạng không khí trong nhà đã bị ô nhiễm do lượng chì trong không khí có thể cao hơn bình thường, dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Theo Hellobacsi
Làm gì dễ bị sẩy thai: Tìm hiểu để có cách phòng tránh! Mang thai được xem là một quá trình vừa hạnh phúc nhưng cũng gây ra nhiều nỗi lo lắng cho mẹ bầu nói riêng và cả gia đình nói chung. Nhiều yếu tố tưởng chừng vô hại có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai (sảy thai) ở mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy mẹ bầu làm gì dễ bị sẩy thai...