Phơi nắng nhiều hiện tượng cháy nắng tróc da này sẽ xảy ra, nhưng bí mật đằng sau nó thì ai cũng bất ngờ
Việc bị cháy nắng, bong tróc da không còn quá xa lạ nhưng ẩn sau hiện tượng này là 1 bí mật mà bạn sẽ cực bất ngờ.
Với nền nhiệt cao có khi lên tới 45 độ C, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang phải trải qua những ngày nắng nóng như thiêu như đốt.
Không có gì quá khi ví rằng, ra đường ở Hà Nội những ngày này chẳng khác nào chu du trong cái lò lửa cả. Và việc đi nắng quá nhiều trong 1 thời gian dài hay đi biển đôi khi gây ra hiện tượng cháy nắng.
Hệ quả của việc cháy nắng là nhiều mảng da lớn bong ra khiến không ít người lo ngại. Bởi phần da bỗng đỏ ửng lên, bong ra từng mảng trông đáng sợ.
Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao da lại bong ra khi bị cháy nắng không? Phải chăng đó là phần da đã chết nên cơ thể lột ra trước khi thay da mới hay nó còn có ý nghĩa nào nữa.
Cháy nắng và hiện tượng bong da
Chúng ta biết rằng, những vùng da hở khi tiếp xúc quá nhiều với tia UV cường độ cao dưới ánh Mặt trời sẽ bị “cháy”. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra sắc tố melanin để bảo vệ các tế bào sâu trong da.
Nếu tia cực tím quá mạnh, vượt qua sức chịu đựng của sắc tố melanin, hệ miễn dịch sẽ đưa máu đến các vùng da bị cháy nắng, kéo theo các mạch máu giãn nở. Lúc này, bạn sẽ thấy phần da của mình ửng đỏ và nóng lên.
Ở cấp độ phân tử, cháy nắng sẽ làm cho các DNA trong tế bào da bị tổn thương. Bạn sẽ cần vài ngày để phục hồi lại những tổn thương này.
Tuy nhiên, nếu tình trạng cháy da diễn ra nặng nề hơn, làn da sẽ bắt đầu bong tróc, phồng rộp và ngứa ngáy.
Nhưng đừng quá lo lắng bởi đây chính là cách cơ thể đào thải những tế bào da bị tổn thương để phòng ngừa sự tích tụ các tế bào da bị đột biến gây ung thư da.
Hóa ra da bong tróc mảng lớn sau cháy nắng là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, giúp ngăn ngừa ung thư da.
Nếu cơ thể không đào thải những tế bào tổn thương này, chúng sẽ tích tụ thành tế bào ung thư.
Video đang HOT
Nói như vậy không có nghĩa là bạn mặc kệ, cứ để cho lớp da của chúng ta bị cháy nắng. Bởi lẽ, cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.
Đặc biệt, người đã bị cháy nắng ít nhất một lần trong thời thơ ấu, khả năng xuất hiện u ác tính cũng cao hơn người bị cháy nắng trong giai đoạn trưởng thành.
Một nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra, nếu bị cháy nắng tới 5 lần trước 20 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da lên tới 80%.
Ngoài làm tăng nguy cơ ung thư da tới mấy lần. Cháy nắng còn làm cho làn da của bạn nhanh lão hóa nữa.
Cần khẳng định rằng tia UVA, UVB có trong ánh nắng Mặt trời sẽ xâm nhập vào dưới lớp biểu bì và lớp hạ bì.
Sau đó, chúng sẽ phá hủy các sợi collagen, elastin dẫn đến nếp nhăn cùng những dấu hiệu lão hóa da sớm như đốm nâu, nám, tàn nhang, sạm màu cho làn da…
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, để tránh việc bị cháy nắng da rất có hại – bạn nên:
- Tránh ra ngoài khi trời nắng to, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 – 15 giờ vì đây là lúc ảnh hưởng của tia cực tím mạnh nhất.
- Khi đi ra ngoài lúc trời nắng, các bạn nên bảo vệ da bằng các biện pháp chống nắng như bôi kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm…
- Chăm sóc da tốt hơn bao gồm cả chế độ ăn uống và dưỡng da để làn da có sức đề kháng tốt.
Nguồn: DiscoveryNews, Sciencenews, Theconversation
Theo Helino
Gia đình nào sắp cho con đi biển thì nhất định phải biết những điều này để đảm bảo an toàn cho trẻ
Khi đi biển, trẻ có thể thích thú với nắng vàng, sóng xanh, cát mịn nhưng đi kèm với đó là không ít nguy hiểm đến từ sứa, thủy triều và cháy nắng.
Mùa hè cũng là mùa cha mẹ thường xuyên cho trẻ đi biển, vì vậy những nguyên tắc an toàn cho trẻ nhỏ khi đi biển dưới đây là vô cùng cần thiết.
Áo phao cho trẻ nhỏ
Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ, an toàn trên bờ biển khác một chút so với an toàn trong bể bơi. Bởi " ngay cả ở vùng nước nông, chuyển động của sóng có thể gây ra sự mất thăng bằng và khiến bàn chân không còn vững". Đó là lý do tại sao các tổ chức luôn khuyến cáo trẻ nhỏ phải mặc áo phao cứu hộ khi ở trong và xung quanh vùng nước.
Những vùng nước mở, đặc biệt là biển, có thể tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Do đó, mặc áo phao cho trẻ nhỏ sẽ bổ sung một lớp bảo vệ, trong trường hợp sóng đột ngột đánh mạnh vào bờ.
Dạy trẻ quay mặt ra biển
Hãy dạy trẻ đứng quay lưng lại bãi cát, mặt hướng ra ngoài biển để những con sóng lớn không làm trẻ bất ngờ (Ảnh minh họa).
Sóng có thể hạ gục trẻ (đặc biệt là trẻ nhỏ) nếu các con không cẩn thận. Trường hợp trẻ nhìn thấy sóng đang xô vào bờ, cơ hội để giữ thăng bằng và đứng vững sẽ cao hơn. Hãy dạy trẻ đứng quay lưng lại bãi cát, mặt hướng ra ngoài biển để những con sóng lớn không làm trẻ bất ngờ.
Đừng để trẻ chôn chặt chân trong cát
Cảm giác có thể thật thú vị khi vùi bàn chân bạn sâu trong lớp cát mát lạnh trên bờ biển. Nhưng những người nghiên cứu các tai nạn liên quan tới bãi biển cho biết, hoạt động vui đùa này sẽ đặt trẻ vào nguy cơ bị bong gân, thậm chí gặp phải những chấn thương nghiêm trọng hơn. Do cát ướt có thể khiến bàn chân trẻ bị mắc kẹt. Khi sóng lớn vào bờ, còn chân thì không thể di chuyển, trẻ có thể dễ dàng bị đánh gục.
Cát ướt có thể khiến bàn chân trẻ bị mắc kẹt (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Paul Cowan, chuyên gia cấp cứu y tế người Mỹ, cảnh báo: " Trẻ sẽ bị thương ở độ sâu khoảng 15cm và trẻ dưới 16 tuổi có nguy cơ bị thương cao nhất. Trong khi việc lội nước trên bờ cát có vẻ an toàn hơn so với bơi trong nước, trẻ càng tiến gần tới mép nước thì nguy cơ thực sự càng tăng cao".
Cowan gọi khu vực giữa vùng đất khô và nơi các con sóng liếm vào là "vùng lướt sóng". Trong khu vực này, một con sóng rút về biển có thể làm xói mòn cát bên dưới chân người. Nếu người đó đứng không vững, một con sóng khác có thể khiến họ ngã nhào. Mặc dù nước có thể chỉ xâm xấp đầu gối, họ vẫn sẽ bị thương khi ngã xuống nền cát cứng.
Đó là lý do tại sao cha mẹ lúc nào cũng phải để mắt giám sát hoạt động của con và theo dõi tình trạng của nước biển.
Chú ý tới các con sứa
Sứa có thể chích người đi biển và nhiều người đã trải nghiệm sự cố này. Tại Mỹ, khoảng 800 người bị sứa chích dọc bãi biển Florida chỉ trong vòng 3 ngày trong tháng 6. Rất nhiều bãi biển công cộng đã cảnh báo hiện tượng xuất hiện lượng sứa lớn. Những lá cờ màu tía mang ý nghĩa "sinh vật biển nguy hiểm". Do đó, nếu thấy cờ tía tung bay, bạn nên đưa con tới công viên thay vì cho ra bãi biển.
Chú ý đến những con sứa khi ở biển (Ảnh minh họa).
Nếu không nhìn thấy cờ tía nhưng rốt cuộc bạn/con bạn vẫn bị sứa chích, hãy nhanh chóng tìm kiếm trợ giúp y tế. Nhân viên cứu hộ bờ biển là chuyên gia về sơ cứu trong trường hợp này. Họ có thể khuyên bạn/con bạn nên điều trị tiếp hay không.
Cẩn thận với dòng chảy rút xa bờ
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, tất cả mọi người đi biển đều cần trang bị kiến thức về dòng chảy rút xa bờ (rip currents). Bởi những dòng nước theo luồng cực mạnh này khi ào từ bãi cát trở về biển có thể nhanh chóng cuốn nạn nhân ra khơi xa.
Những dòng nước theo luồng cực mạnh này khi ào từ bãi cát trở về biển có thể nhanh chóng cuốn nạn nhân ra khơi xa (Ảnh minh họa).
Dòng chảy rút xa bờ là nguyên nhân trong số hơn 80% ca cứu hộ biển. Vì vậy, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ khuyến nghị cha mẹ nên kiểm tra dự báo thời tiết ở địa phương trước khi lên kế hoạch đưa trẻ đi biển. Ra tới biển, hãy chọn vị trí càng gần nhân viên cứu hộ càng tốt. Và nếu bạn không chắc về điều kiện nước, sóng, hãy hỏi nhân viên cứu hộ trước khi để trẻ xuống bơi.
Đừng quên đảm bảo an toàn dưới ánh mặt trời cho trẻ
Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể thích nghi với nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt như người lớn. Do đó, trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nhiệt cao hơn. Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, " trẻ dưới 6 tháng tuổi nên ở ngoài phạm vi tác động của ánh nắng mặt trời, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, để tránh nguy cơ tai biến mạch máu não. Đặc biệt, tránh đưa trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều, khi ánh mặt trời gay gắt nhất".
Kem chống nắng cũng là vật dụng không thể thiếu với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn (Ảnh minh họa).
Nếu bạn có con nhỏ, cố gắng lên kế hoạch cho các hoạt động trên biển cho trẻ vào khoảng thời gian ánh mặt trời đã dịu. Mang theo mũ, lều có thể đem lại lợi ích cho bé. Với trẻ sơ sinh, thường xuyên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình; với trẻ lớn hơn, uống nước nhiều lần cũng là lựa chọn hữu ích.
Kem chống nắng cũng là vật dụng không thể thiếu với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Lưu ý thoa kem chống nắng 15-30 phút trước khi ra ngoài và cách 2 giờ, thoa kem lại 1 lần. Không có loại kem chống nắng nào hoàn toàn không thấm nước (ngay cả với những loại mà nhà sản xuất cam đoan như vậy). Do đó, nhớ thoa lại kem cho trẻ sau khi chúng chơi đùa trong nước biển.
Nguồn: Huffpost
Theo Helino
Những lầm tưởng về căn bệnh ca sĩ Tuấn Hưng mắc phải Vảy nến là căn bệnh khiến ca sĩ Tuấn Hưng luôn cảm thấy phát điên liệu có lây truyền khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh? Căn bệnh vảy nến ca sĩ Tuấn Hưng đang mắc phải không hề xa lạ. Tuy nhiên, những thông tin gây nhầm lẫn khiến người bệnh đối mặt nhiều tổn thương. Vảy nến có lây không?...