Phôi khủng long 80 triệu năm tuổi chứa hộp sọ nguyên vẹn
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện phôi hóa thạch hiếm của một loài khủng long chân thằn lằn sống trong kỷ Phấn Trắng.
Hộp sọ phôi khủng long được bảo quản bên trong trứng hóa thạch. Ảnh: Kundrát M. et al.
Mẫu vật bao gồm một hộp sọ nguyên vẹn dài 3 cm được xác định thuộc về chi khủng long ăn thực vật cổ dài Titanosaurus, bao gồm những loài khủng long lớn nhất từng tồn tại như Patagotitan, có thể phát triển tới chiều dài 37 m và nặng 69 tấn.
Theo nhà cổ sinh vật học tự do Terry Manning, đồng tác giả của nghiên cứu, hóa thạch được khai quật ở Argentina và sau đó bị buôn lậu sang Mỹ. Manning đã may mắn sở hữu phôi khủng long Titanosaurus đặc biệt này sau một cuộc đấu giá ở thành phố Tucson, bang Arizona.
Video đang HOT
“Đây là một trong những hộp sọ khủng long đẹp nhất được tìm thấy bên trong trứng. Do có kích thước nhỏ và cấu trúc xương mềm, chúng có xu hướng bị vỡ hoặc bị nghiền nát. Hộp sọ phôi khủng long còn nguyên vẹn như vậy là rất hiếm”, Phó giáo sư Darla Zelenitsky tại Đại học Calgary của Canada nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy hộp sọ của Titanosaurus ở giai đoạn phôi có một điểm khác biệt lớn so với con trưởng thành, đó là một chiếc sừng nhỏ trên mõm giống như tê giác. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Martin Kundrát từ Trung tâm Sinh học Liên ngành (CIB) thuộc Đại học Pavol Jozef afárik ở Slovakia, những con khủng long non có thể đã sử dụng bộ phận này để làm vỡ vỏ trứng và chui ra ngoài.
Bằng cách so sánh sự phát triển của vỏ não với phần còn lại của hộp sọ, nhóm nghiên cứu cho biết phôi khủng long được phân tích đã trải qua 4/5 quá trình phát triển, hay nói cách khác, trứng đã gần nở.
Khi phân tích vỏ trứng, Kundrát cùng các cộng sự còn tìm thấy những vết lõm lớn hợp nhất với phần còn lại của màng sợi, một cấu trúc giúp phôi hấp thụ canxi. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy phôi khủng long Titanosaurus hấp thụ canxi từ vỏ trứng, điều cũng được quan sát thấy ở các loài bò sát hiện đại.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Current Biology. Hóa thạch phôi hiện được trưng bày tại Bảo tàng Carmen Funes Municipal ở tỉnh Neuquen, phía tây Argentina.
Phát hiện loài giáp xác mới tại nơi nóng nhất Trái Đất
Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài giáp xác nước ngọt chưa từng được mô tả trong chuyến thám hiểm sa mạc Lut ở Iran.
Loài mới được xác định thuộc chi Phallocryptus mà trong đó chỉ bao gồm 4 loài giáp xác sinh sống tại các vùng khô hạn và bán khô hạn. Tiến sĩ Hossein Rajaei từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart của Đức và Tiến sĩ Alexander V Rudov từ Đại học Tehran của Iran đã tình cờ phát hiện sinh vật trong nỗ lực tìm hiểu hệ sinh thái, đa dạng sinh học và địa mạo tại sa mạc Lut.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài mới là Phallocryptus fahimii để vinh danh nhà sinh vật học bảo tồn Hadi Fahimi, người đã tham gia chuyến thám hiểm vào năm 2017 và không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 2018.
P. fahimii được phát hiện trong một hồ nước ngọt theo mùa ở phía nam sa mạc. Nó có hình thái tổng thể và đặc điểm di truyền khác biệt so với tất cả các loài Phallocryptus đã biết trước đây.
Loài giáp xác nước ngọt mới được phát hiện trên sa mạc Lut. Ảnh: M. Pallmann SMNS/Pallmann.
"Trong chuyến thám hiểm đến nơi khắc nghiệt như sa mạc Lut, bạn phải luôn cảnh giác, đặc biệt là khi tìm thấy nước. Việc phát hiện loài giáp xác mới trong môi trường khô và nóng như thiêu đốt thực sự là một khám phá bất ngờ", Rajaei nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Zoology in the Middle East.
Theo Tiến sĩ Martin Schwentner, chuyên gia về giáp xác từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna của Áo, đồng tác giả của nghiên cứu, các loài Phallocryptus có thể sống sót qua hàng thập kỷ trong lớp trầm tích khô và khi mùa mưa đến, chúng hồi sinh mạnh mẽ tại các hồ nước theo mùa.
"Phallocryptus thích nghi hoàn hảo với môi trường sa mạc. Việc chúng có thể sống sót ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Lut càng làm nổi bật khả năng sinh tồn của chi giáp xác này", Schwentner chia sẻ.
Lut hay Dasht-e Lut là sa mạc lớn thứ hai ở Iran và được được mệnh danh là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Nó có diện tích lên tới 51.800 km2 và hiện nắm giữ kỷ lục về nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận. Dựa trên các phép đo vệ tinh từ năm 2006, NASA báo cáo nhiệt độ bề mặt của sa mạc có thời điểm đạt 80,3C. Lượng mưa trung bình năm tại đây không vượt quá 30 mm.
Dasht-e Lut hầu như không có thảm thực vật. Các hồ nước không thường xuyên được lấp đầy nên hệ sinh vật thủy sinh cũng rất hạn chế. Phần lớn sa mạc được mô tả là một vùng phi sinh học.
Khối lượng khủng long được đo như thế nào? Một loạt kỹ thuật đã được sử dụng để đo khối lượng khủng long trong thế kỷ qua nhưng tất cả đều có hai cách tiếp cận cơ bản. Trong nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Biological Reviews hôm 31/8, các nhà cổ sinh vật học do Tiến sĩ Nicolás Campione từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Cổ sinh...