Phố Wall khép lại tuần giao dịch giằng co
Chứng khoán Mỹ phiên 16/8 đi lên, khép lại một tuần giao dịch đầy biến động, giữa bối cảnh thị trường hy vọng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đạt tiến triển.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu với giới phóng viên ngày 15/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay kế hoạch đàm phán thương mại với Trung Quốc trong tháng 9/2019 vẫn diễn ra như dự định và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán qua điện thoại.
Ông Trump đưa ra tuyên bố này sau chưa đầy một tuần để ngỏ khả năng vòng đàm phán tiếp theo tại Washington này sẽ bị hoãn.
Ông cũng cho biết Mỹ đang có các cuộc đàm phán rất tốt với Trung Quốc, nhưng cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh có hành động trả đũa thì Washington sẽ lập tức có biện pháp đáp trả.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần 12/8, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đồng loạt giảm điểm, trong bối cảnh triển vọng ảm đạm của tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung và những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới đè nặng lên thị trường Phố Wall.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,5% xuống 25.896,44 điểm lúc đóng cửa phiên giao dịch, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 1,2% xuống 2.882,70 điểm và chỉ số Nasdaq giảm 1,2% xuống 7.863,41 điểm.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Phố Wall ngày 13/8 khởi sắc, sau khi Tổng thống Trump trì hoãn áp thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng quan trọng từ Trung Quốc – động thái mang lại cho các nhà đầu tư hy vọng về sự “hạ nhiệt” trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,4% lên 26.279,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,5% lên 2.926,32 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 2% và khép phiên ở mức 8.016,36 điểm.
Sắc đỏ bao trùm bảng tỉ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ, ngày 14/8/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Phiên 14/8, thị trường chứng khoán Mỹ trải qua một phiên giao dịch kém cỏi với các chỉ số chứng khoán giảm sâu, do mối lo ngại về tình hình kinh tế, sau khi chứng kiến sự đảo ngược đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất khoảng 800 điểm, tương đương 3,1% xuống 25.479,42 điểm, ghi dấu ngày tồi tệ nhất của chỉ số này trong năm nay.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 2,9% xuống còn 2.840,60 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 3% xuống 7.773,94 điểm.
Sang đến phiên giao dịch 15/8, hai trong ba chỉ số chủ chốt của chứng khoán Phố Wall đảo chiều đi lên, sau khi số liệu tích cực về lĩnh vực bán lẻ và kết quả kinh doanh của Walmart củng cố lòng tin về hoạt động tiêu dùng tại Mỹ.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên 25,578 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,3% lên 2.847,66 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,1% xuống 7.766,62 điểm.
Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Bảy, vượt mức dự kiến, qua đó giúp trấn an các nhà đầu tư rằng hoạt động tiêu dùng tại Mỹ vẫn vững.
Sau các phiên giao dịch giằng co trong tuần, khép phiên 16/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tại New York tăng 1,2% lên 25.886,01 điểm.
Chỉ số S&P 500 tiến 1,44% lên đóng phiên ở 2.888,68 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 1,67% lên đóng phiên ở 7.895,99 điểm./.
K.Dung (Theo AFP)
Chứng khoán Mỹ thăng hoa phiên cuối tuần
Thị trường Phố Wall đã khép lại tuần giao dịch đầy hứng khởi trong bối cảnh giới đầu tư lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng này.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Thị trường Phố Wall phiên 12/7 đi lên với việc ba chỉ số chứng khoán chính tăng lên các mức cao kỷ lục, khép lại tuần giao dịch đầy hứng khởi trong bối cảnh giới đầu tư lạc quan rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng này.
Đóng phiên 12/7, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,9% lên 27.332,1 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cộng 0,5% lên 3.013,72 điểm, lần đầu tiên đóng phiên trên ngưỡng 3.000 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq khép phiên này tăng 0,6% lên 8.244,14 điểm.
Trở lại phiên giao dịch đầu tuần 8/7, các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm do những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại và kỳ vọng Fed hạ mạnh lãi suất giảm dần.
Trên Phố Wall, chỉ số Dow Jones giảm 0,4% xuống 26.806,14 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 0,5% xuống 2.975,95 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite để mất 0,8% xuống 8.098,38 điểm.
Bước sang phiên 9/7 thị trường có vẻ trầm lắng khi thị trường hướng sự chú ý vào phiên điều trần quan trọng của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội Mỹ vào ngày 10/7.
Phiên 10/7 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục trên Phố Wall khi chỉ số S&P 500 có thời điểm vượt mốc 3.000 điểm lần đầu tiên, khi phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã trấn an các nhà đầu tư về khả năng hạ lãi suất vào cuối tháng này.
Chỉ số S&P 500 vượt mốc 3.000 điểm ngay sau khi thị trường mở cửa, nhưng chốt phiên ở mức thấp hơn không đáng kể là 2.993,07 điểm, tăng 13,44 điểm, hay 0,45% so với phiên trước đó. Amazon.com, Microsoft Corp và Apple Inc nằm trong số các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong chỉ số này.
Chỉ số Dow Jones cũng chạm mức cao kỷ lục trong phiên và chỉ số Nasdaq chốt phiên ở mức cao kỷ lục mọi thời đại, sau khi bài phát biểu của ông Powell được công bố.
Chỉ số Dow Jones tăng 76,71 điểm, hay 0,29%, chốt phiên ở mức 26.860,2 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 60,80 điểm, hay 0,75%, lên 8.202,53 điểm.
Chứng khoán Phố Wall ngày 11/7 thiết lập kỷ lục mới phiên thứ hai liên tiếp, trong đó đáng chú ý là việc chỉ số Dow Jones vượt mốc 27.000 điểm trước đồn đoán Fed sẽ hạ lãi suất vào cuối tháng này.
Chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức cao kỷ lục mới sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell hoàn thành phiên điều trần thứ hai trước Quốc hội.
Tại đây, ông Powell nhấn mạnh những rủi ro kinh tế, mà ngày càng hiện rõ, là báo hiệu cho một đợt cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite đã quay đầu giảm nhẹ trong phiên 11/7, sau khi đóng phiên ở mức cao kỷ lục sau phiên điều trần của ông Powell hôm 10/7.
Cụ thể, khép phiên ngày 11/7, tại New York, chỉ số Dow Jones tăng 0,9% lên 27.088,08 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.999,91 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,1% xuống 8.196,04 điểm.
Tuy nhiên, các mức kỷ lục ghi nhận được trong ngày 11/7 diễn ra trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu mới về bất đồng chính sách thương mại, vốn khiến các nhà đầu tư đau đầu trong suốt năm qua.
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết mua nhiều nông sản của Mỹ.
Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu căng thẳng mới giữa Mỹ và châu Âu. Ngày 10/7, các quan chức cho biết Tổng thống Trump đã yêu cầu điều tra về kế hoạch thuế của Pháp đối với dịch vụ Internet.
Quốc hội Pháp đã thông qua thuế này vào ngày 11/7, khiến dự tính ban đầu về thuế của các "đại gia" công nghệ như Google, Apple, Facebook và Amazon bị đẩy lên cao hơn./.
K.Dung (Theo AFP)
Yếu tố chính tác động tới chứng khoán Mỹ tuần qua Tuần qua, ba chỉ số chủ chốt trên thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Ảnh minh họa: TTXVN Tuần qua, ba chỉ số chủ chốt trên thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, trước những thông tin về tình hình kinh tế cũng như diễn biến mới xung quanh...