Phố Wall e ngại một vụ sụp đổ trước bầu cử tổng thống Mỹ
Ngày càng nhiều nhà đầu tư tin rằng một vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ diễn ra vì dịch bệnh và cuộc bầu cử. Họ cũng cho rằng cổ phiếu đang được định giá quá cao.
“Cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 và cuộc bầu cử tháng 11 tới đã đẩy lo ngại về một cú sụp đổ của thị trường lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm”, giáo sư Robert J. Shiller tại Đại học Yale viết trên New York Times.
Cùng với đó, theo giáo sư Shiller, cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá rất cao. Điều này không có nghĩa là sự sụp đổ sẽ diễn ra. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra là rất lớn.
Vị giáo sư tại Đại học Yale đưa ra kết luận này dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều năm, bao gồm những phát hiện từ các chỉ số niềm tin của thị trường chứng khoán.
Những chỉ số đó được rút ra từ các cuộc khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên, bao gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức có thu nhập cao tại Mỹ. Cuộc khảo sát được Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Trường Quản lý Yale thực hiện hàng tháng.
Lo ngại của giới đầu tư về một cú sụp đổ của thị trường bị đẩy lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm. Ảnh: New York Times.
Niềm tin sụp đổ
Hãy xem chúng ta có gì từ việc quan sát các chỉ số niềm tin. Việc đo lường cảm tính về sự an toàn của thị trường chứng khoán dựa trên một câu hỏi. Đó là: “Bạn nghĩ xác suất xảy ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán ở Mỹ, như ngày 28/10/1929 hay 19/10/1987, là bao nhiêu trong vòng sáu tháng tới?”.
Chỉ số này sẽ được tính dựa trên trung bình tỷ lệ phần trăm số người cho rằng xác suất xảy ra vụ sụp đổ là dưới 10%. Vào tháng 8, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tin tưởng vào thị trường đạt mức thấp kỷ lục, 13%. Kết quả của cuộc khảo sát gần đây nhất hồi tháng 9 vẫn rất thấp, 15%.
Các nhà đầu tư tổ chức lạc quan hơn một chút với tỷ lệ 24% trong tháng 9. Nhìn chung, phần lớn nhà đầu tư cho rằng khả năng xảy ra vụ sụp đổ cao hơn 10%.
Phần lớn nhà đầu tư tin rằng xác suất xảy ra vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán cao hơn 10%. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Giáo sư Shiller còn nghiên cứu dựa trên một chỉ số khác. Đó là chỉ số niềm tin định giá, cũng gần mức thấp kỷ lục vào năm 2020. Chỉ số dựa trên câu hỏi: “Giá cổ phiếu ở Mỹ so với các thước đo về giá trị cơ bản thực hoặc giá trị đầu tư hợp lý là: 1. Quá thấp, 2. Quá cao, 3. Hợp lý, 4. Không biết?”.
Theo cuộc khảo sát mới nhất vào tháng 9/2020, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân cho rằng thị trường không bị định giá quá cao chỉ 38%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 77% khi thị trường chứng khoán chạm đáy hồi tháng 3/2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Đối với các nhà đầu tư tổ chức, tỷ lệ này là 46%, so với 82% vào tháng 3/2009.
Bóng đen quá khứ
Bất chấp các tín hiệu khó khăn, thị trường chứng khoán vẫn giao dịch gần mức cao kỷ lục, kéo định giá cổ phiếu lên cao. Điều này trái ngược với tình hình hồi tháng 3/2009. “Tình hình hiện nay cho thấy một điều. Đó là niềm tin của nhà đầu tư thấp nhưng định giá cổ phiếu thực tế lại cao”, giáo sư tại Đại học Yale nhận định.
Theo ông, những dấu hiệu tương đồng khiến nhiều nhà đầu tư nhớ lại các sự kiện từng xảy ra trong quá khứ. Câu hỏi đặt ra là liệu những vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán trước đây có tạo ra tâm lý e ngại rủi ro của giới đầu tư hay không.
Dịch Covid-19, hỗn loạn hoặc bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 hay bất cứ sự kiện nào khác cũng có thể làm rung chuyển thị trường. Ngược lại, niềm tin về sự ổn định chính trị và kinh tế sẽ có tác dụng xoa dịu. “Chúng ta đang đứng ở ngã ba đường”, giáo sư Robert J. Shiller viết trên New York Times.
Các vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán trong quá khứ làm gia tăng mối lo ngại của giới đầu tư. Ảnh: Reuters.
“Quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán đối với một số người là mạo hiểm. Nhưng nhiều nhà đầu tư làm vì sở thích, một vài người khác lại thích sự cạnh tranh. Do đó, thị trường có thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong tâm lý số đông”, ông Shiller viết.
“Không ai biết trước tương lai. Nhưng với việc thiếu hụt niềm tin, đại dịch và bất ổn chính trị hiện tại, ‘lời tiên tri’ đầy tiêu cực này có thể trở thành sự thật”, ông nhấn mạnh.
Vì vậy, theo giáo sư, giới đầu tư cần làm tốt việc đa dạng hóa đầu tư các loại tài sản, bao gồm trái phiếu kho bạc, và không quá mạo hiểm với thị trường chứng khoán hiện tại.
Tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ cuối cùng: Đệ nhất phu nhân Melania Trump khí chất ngời ngời, trong khi bà Jill Biden hoàn toàn khác biệt
Bạn đời của Tổng thống Trump và đối thủ nặng ký Joe Biden đã lựa chọn phong cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Vào tối ngày 22/10 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden đã bước vào cuộc tranh luận cuối cùng, cơ hội để họ thu hút cử tri trước ngày bầu cử. Bên cạnh cuộc tranh luận nảy lửa giữa 2 ứng cử viên sáng giá thì sự xuất hiện của 2 người phụ nữ hậu phương của họ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông và dư luận.
Như thường lệ, đại gia đình ông Donald Trump đều có mặt đông đủ bao gồm Đệ nhất phu nhân Melania và các con Ivanka, Tiffany và Eric cùng con dâu, con rể của Tổng thổng Mỹ. Tất cả họ đều đeo khẩu trang. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả những người tham dự buổi tranh luận, bất kỳ ai tháo khẩu trang đều sẽ bị đưa ra ngoài.
Các thành viên trong gia đình Tổng thống Mỹ xuất hiện tại cuộc tranh luận ngày 22/10.
Trong lần tranh luận trước, các thành viên của gia đình ông Donald Trump cũng lựa chọn trang phục đồng đều đen - trắng.
Đệ nhất phu nhân Mỹ xuất hiện với vẻ ngoài nghiêm nghị và toát ra thần thái hơn người.
Các thành viên trong gia đình Tổng thống Mỹ xuất hiện với trang phục đen trắng, thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ to lớn cho Tổng thống Mỹ. Đệ nhất phu nhân Melania Trump nổi bật với bộ đầm màu đen, tỏa ra khí chất hơn người. Bà giữ vẻ mặt nghiêm nghị, bước đi đầy tự tin khi tiến vào bên trong hội trường diễn ra cuộc tranh luận.
Sau khi bị chẩn đoán nhiễm Covid-19, tình hình sức khỏe của vợ chồng Tổng thống Mỹ nhận được nhiều sự quan tâm. Bà Melania Trump từng chia sẻ quãng thời gian mang triệu chứng bệnh và quá trình chiến thắng Covid-19.
Đệ nhất phu nhân Mỹ xuất hiện đầy tự tin sau một thời gian điều trị Covid-19.
Bà Melania Trump khiến phu nhân của đối thủ cũng phải ngước nhìn.
Trong khi đó, bà Jill Biden, vợ của ông Joe Biden lại lựa chọn phong cách hoàn toàn đối lập. Bà xuất hiện với chiếc đầm màu hoa đầy sặc sỡ, thay vì bộ trang phục tối màu, quý phái như lần tranh luận đầu tiên. Bà Jill từng mặc chiếc đầm này vào tháng 2/2020. Bà cũng sử dụng khẩu trang hoa phù hợp với bộ váy, thể hiện sự tự tin và thoải mái khi bước vào hội trường cuộc tranh luận.
Bà Jill Biden lựa chọn chiếc đầm hoa sặc sỡ.
Bà Jill Biden từng mặc chiếc đầm hoa vào tháng 2/2020.
Trong cuộc tranh luận lần trước, bà Jill Biden chọn chiếc đầm quý phái tối màu.
Trước đó, hai cặp đôi đối thủ đã xuất hiện ở sân bay để di chuyển đến nơi tranh luận. Sau hơn 90 phút tranh luận, cuộc đối đầu trực tiếp giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden đã kết thúc. Bây giờ, điều còn lại mà các cử tri Mỹ phải làm đó là đi bỏ phiếu để quyết định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
2 cặp đôi trước đó đã được trông thấy xuất hiện tại sân bay.
'Nhà tiên tri' Mỹ đoán Trump tái đắc cử Pat Robertson, nhà truyền giáo trên truyền hình, cho biết Chúa nhắn nhủ ông rằng Trump sẽ tái đắc cử vào tháng 11, trước khi tận thế xảy ra. Robertson, 90 tuổi, người sáng lập và dẫn chương trình của mạng truyền hình Kitô giáo Christian Broadcasting Network, hôm 20/10 đưa ra dự đoán trên sau khi nói rằng mình đã nhận được...