Phở Việt thế nào là chuẩn?
Phở Việt đã trở thành món ăn mang đậm nét văn hóa Việt Nam và phổ biến trên toàn thế giới. Vậy một tô phở Việt như thế nào mới là chuẩn nhất?
Phở không chỉ là món ăn yêu thích của người Việt mà còn được lòng rất nhiều bạn bè quốc tế. Việc tìm kiếm một quy chuẩn chung cho món ăn quốc hồn quốc túy là đều rất cần thiết trong thời kì hội nhập.
Phở theo chân người Việt đến nhiều vùng đất trên thế giới, phở luôn là một trong những món ăn tiêu biểu của ẩm thực Việt. Mức độ phổ biển của phở thể hiện ở cách người nước ngoài gọi nguyên tên “phở” chứ không dịch nghĩa ra như nhiều món ăn khác. Nhưng sự phát triển không đồng bộ khiến phở Việt biến đổi khá nhiều. Vì thế việc tìm kiếm một quy chuẩn chung cho món ăn này rất cần thiết trong thời kì hội nhập. VTV Online đã có cuộc trò chuyện với TS.Nguyễn Nhã, một trong những nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực Việt nhân dịp cuốn sách “Phở Việt”, một công trình nghiên cứu công phu về phở, ra mắt công chúng.
Thưa TS.Nguyễn Nhã, vì sao nhóm chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực Việt do ông đứng đầu lại chọn phở làm món ăn tiêu biểu đầu tiên trong chương trình đầy tham vọng: đưa BẾP VIỆT hội nhập toàn cầu?
Vừa qua, hãng Truyền hình CNN của Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc bình chọn nhằm tìm ra 50 món ăn ngon nhất thế giới, thì ẩm thực Việt Nam có 2 món được xếp hạng là PHỞ và GỎI CUỐN. PHỞ xếp hạng 28 và GỎI CUỐN xếp hạng 30. CNN mô tả món phở như sau : “món ăn này bao gồm nước lèo, bánh phở, một ít gia vị, rau thơm và thịt gà hay thịt bò với mùi vị thơm phức, đậm đà và ngon một cách đặc biệt”.
Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm có sự cộng tác của nhà nghiên cứu Đào Hùng, TS. Vũ Thế Long, GSTS.Nguyễn Tiến Hữu, các chuyên gia ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, Hồ Đắc Thiếu Anh, siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập, BS.Nguyễn Lân Đính, Đỗ Thị Ngọc Diệp và chuyên gia ẩm thực Đỗ Bội Quyết, đã chọn lựa phở là món ăn tiêu biểu hàng đầu của ẩm thực Việt. Phở tiêu biểu cho nền văn hóa lúa nước, lúa gạo, nước mắm, với nhiều chất, nhiều vị lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon, vừa lành cho sức khỏe. Phở phải ăn nóng sốt, có thể là món ăn nhẹ vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, lại có thể trở thành bữa ăn hoàn chỉnh, nhờ ăn thêm, bớt cùng vài món khác.
Phở Việt – món ăn độc đáo, mang đậm nét biểu trưng văn hóa Việt
Ông có thể khái quát đôi nét về quá trình hội nhập của phở Việt không?
Sau năm 1975, có hai dòng chảy liên quan đến phở. Ở trong nước, là cuộc “Nam tiến thứ hai”. Hậu duệ của phở Thìn , phở Lò Đúc, phở Hàng Nón (Hà Nội), phở gia truyền Nam Định, phở Bắc Hải chính thức chinh phục đất phương Nam trên từng cây số. Khi đất nước mở cửa, các nhà hàng phở sang trọng ra đời như : Phở 2000, phở 24, phở 5 sao, phở Vuông, đáp ứng nhu cầu của thực khách cao cấp. Gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thú vị chọn ăn món phở 2000 khi đến thăm Việt Nam năm 2000.
Ở nước ngoài, theo dòng người di tản, phở được cả thế giới ngưỡng mộ trở thành món ăn toàn cầu hóa. Các hàng phở tập trung ở quận 13 Paris (Pháp), đến California và các tiểu bang toàn Hoa Kỳ. Phở Xích lô ở sứ xở Sương Mù (Anh) đến phở chợ Sapa (CH Séc)v.vv… Ở các nước xứ lạnh, các bà nội chợ đi chợ châu Á mua đủ phụ tùng về nấu phở, cũng ninh xương, lựa thịt, với bàn ăn đủ cả tương đen, tương đỏ. Các lò tráng bánh ra đời, cho ra bánh phở tươi đúng điệu. Ở đất Nhật Bản, người ta lấy thịt bò Kobe làm phở nên khi ăn có cảm giác béo ngậy và mùi thơm rất lạ.
Đến với mỗi nước, món phở có thể được gia giảm đôi chút theo khẩu vị địa phương, nhưng món Phở vẫn cần giữ được hương vị truyền thống Việt Nam và đặc biệt phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Phở là món ăn rất quen thuộc với người Việt, tại sao cần phải định hướng cho việc đi tìm sự chuẩn hóa cho món phở và các nhà hàng, quán phở ?
Như chúng ta đều thấy, phở bắt đầu từ món truyền thống là phở bò, sau phát triển thành phở gà, phở đà điểu, phở hải sản v.v…Cách chế biến cũng đi từ bát phở bò truyền thống, nay có thêm phở khô, phở xào, phở cuốn, phở chua. Người bán phở cũng khởi nguồn từ phở gánh, đến các quán phở, các quán cơm – phở kết hợp, hoặc trong các nhà hàng sang trọng.Có thể nói, phở hiện nay bị lai tạp quá nhiều, không gian bán phở cũng ít tính Việt, nhất là các thực khách Việt Nam quá dễ dãi, ăn ở đâu, phục vụ thế nào cũng được.
Video đang HOT
TS Nguyễn Nhã trong buổi ra mắt công trình nghiên cứu Phở Việt
Vậy đâu là chuẩn mực cần đạt tới?
Có thể nói, cuốn sách “Phở Việt” (TS. Nguyễn Nhã chủ biên, NXB Thông tấn, 186 trang, khổ sách 23cm X 30cm, phát hành tháng 4/2014) đã cố gắng tổng kết các công trình nghiên cứu từ 20 năm nay, để các nhà hàng, quán phở dựa vào như một gợi ý nhằm nâng cao chất lượng món ăn, xây dựng thương hiệu cho cửa hàng của mình.
Trước mắt, CLB Văn hóa Ẩm thực Việt do bà Phạm Thanh Hà, nguyên Phó TGĐ khách sạn Caravell TP.HCM) phụ trách, xây dựng chuỗi các nhà hàng chuẩn “Từ thực phẩm sạch đến bếp sạch”, giúp các doanh nghiệp kinh doanh phở trong và ngoài nước. Trong tương lai, chúng tôi xúc tiến cùng các tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Paris (Pháp) cấp giấy chứng nhận cho các thương hiệu phở Việt đạt chuẩn toàn cầu. Việc công nhận không chỉ về chất lượng món phở ngon, lành mà còn phải gắn với không gian phục vụ mang bản sắc Việt, từ bát, đũa, bàn ghế đến trang phục của người phục vụ, trong không gian văn hóa Việt.
Cảm ơn TS Nguyễn Nhã về cuộc trao đổi thú vị này!
Theo VTV
[Chế biến] - Phở trộn kiểu Thái chan nước sốt me
Món phở trộn với vị hơi chua chua, ngọt ngọt của nước sốt me, thơm thơm mùi sả, được ăn kèm với rau và thịt bò mềm xào cùng hành tây, thêm một chút lạc rang, lạ lạ mà hấp hẫn.
Nguyên liệu:
- 300g thịt bò mềm, thái lát mỏng vừa ăn
- Nửa củ hành tây
- Gia vị ướp thịt bò: 1 thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, 2 thìa nhỏ dầu ăn, 1 thìa nhỏ bột năng và một ít hạt tiêu
- 1- 2 nhánh sả lớn
- 1 vắt me chua (me dùng để nấu canh chua)
- Ớt màu, nước mắm, đường
- 1 cây xà lách xoăn
- Lạc, bánh phở sợi lớn, tỏi
- Bạn có thể thêm rau thơm, rau quế, giá đỗ, tùy theo sở thích.
Cách làm:
Bước 1: - Trộn hỗn hợp gia vị ướp thịt vào bát thịt bò, trộn đều để khoảng 2 tiếng cho thịt thấm.
Bước 2: - Bánh phở sợi lớn chần qua nước sôi, nếu dùng bánh phở khô bạn ngâm sợi bánh phở vào thố nước lạnh, ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó đun nồi nước sôi luộc bánh phở đến khi chín, xả lại ở vòi nước lạnh để bánh phở không bị dính, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 3: - Hành tây bóc bỏ vỏ khô, bổ múi cau.
Bước 4: - Me đổ ra bát, thêm vào khoảng hai thìa canh nước nóng, chần cho me tan, lọc lấy nước cốt me, bỏ bã.
Bước 5: - Sả tước bỏ bớt cọng cứng, khái khoanh tròn, bằm nhuyễn sả.
Bước 6: - Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ hành tây vào xào cùng.
Bước 7: - Tiếp theo thêm thịt bò vào đảo đều, nhanh tay lửa lớn để thịt không bị dai. Thịt bò chín đổ thịt bò ra đĩa, để riêng.
Bước 8: - Dùng lại chảo đã xào thịt bò, thêm sả, ớt màu vào đảo đều. Thêm từ từ nước cốt me vào chảo, đun lửa nhỏ, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, hai thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ muối, đun sôi đến khi hỗn hợp nước cốt me hơi đặc lại, nêm hơi chua chua, ngọt ngọt. Đổ hỗn hợp nước sốt me ra bát.
Bước 9: - Rau xà lách rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 10: - Lạc rang vàng, giã thô.
Bước 11: - Khi dùng, rau xà lách cắt nhỏ để phía dưới bát, bên trên xếp ít bánh phở, gắp một ít thịt bò và hành tây để lên trên sợi bánh phở, rắc ít lạc và rưới ít nước cốt me lên phía trên mặt thịt, trộn đều lên.
Cún Khang
Theo VNE
15 món hút khách ngoại Những món ăn đậm đà hương vị quê hương khiến du khách không thể nào cưỡng lại. 1. Phở Danh sách ẩm thực Việt Nam sẽ thiếu xót rất lớn nếu thiếu đi món phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước ngoài không khỏi xuýt...