“Phó tướng” trở thành đối thủ tranh ghế tổng thống với ông Trump?
Vài ngày sau cuộc bầu cử, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gọi điện cho một người bạn thân trong 30 phút để phân tích những gì vừa xảy ra và tương của đảng Cộng hòa.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.
Theo lời người bạn thân này, ông Pence bày tỏ sự tin tưởng rằng đảng Cộng hòa vẫn có thể đảm bảo lợi thế trong Quốc hội. Nhưng với các vụ kiện nhằm đảo ngược kết quả bầu cử của Tổng thống Donald Trump thì ông Pence không chắc.
“Ông ấy không tỏ ra tự tin nhắc đến khả năng các đơn kiện có thể thành công hay không”, người bạn này nói trên CNN.
Có một điều dễ nhận thấy, đó là Phó Tổng thống Mike Pence cho đến nay duy trì lập trường cân bằng. Ông vẫn ủng hộ nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử của ông Trump nhưng không quá bận tâm đến các tuyên bố gây tranh cãi.
Mặt khác, ông Pence vẫn tập trung làm nhiệm vụ của mình, đi khắp nước Mỹ để thúc đẩy các bang tiếp nhận vaccine ngừa Covid-19. Ông Pence cũng tham gia vận động cho hai nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong cuộc bỏ phiếu cho hai chiếc ghế cuối cùng ở Thượng viện vào đầu tháng tới.
Ông Pence cố gắng xây dựng hình ảnh bản thân, là một người tận tụy với công việc và bỏ qua những tuyên bố gây tranh cãi của ông Trump.
Ông Pence và phu nhân Karen.
Theo nguồn tin từ 7 nghị sĩ đảng Cộng hòa có mối quan hệ thân cận với ông Pence, Phó Tổng thống Mỹ vẫn cam kết trung thành với ông Trump, nhưng đó cũng là yếu tố cần thiết để ông Pence rộng đường tranh cử tổng thống năm 2024.
Ông Pence được cho là có tham vọng xây dựng hình tượng là người kế thừa di sản của ông Trump, giống như mối quan hệ giữa ứng viên Joe Biden với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Video đang HOT
Nhưng có một vấn đề mà ông Pence chưa tìm được cách giải quyết. Đó là việc ông Trump đã nói bóng gió về việc tái tranh cử năm 2024. Một khi để lộ tham vọng muốn chạy đua vào Nhà Trắng, ông Pence sẽ trở thành đối thủ của ông Trump.
Trong động thái đầu tiên chuẩn bị cho cuộc tranh cử năm 2024, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Ronna McDaniel đã gửi thư mời một số nhân vật tiềm năng tham gia cuộc họp vào tháng Giêng tới. Một trong những nhân vật được mời đến dự sự kiện là ông Pence.
Ông Pence cho đến nay là nhân tố bí ẩn trong cuộc tranh cử năm 2024. Các nhân vật khác trong chính quyền Tổng thống Donald Trump như Nikki Haley, Mike Pompeo và các nghị sĩ như Tom Cotton, Josh Hawley đang thu hút sự chú ý hơn.
Nhưng một số nghị sĩ đảng Cộng hòa nói rằng, họ thích cách ông Pence âm thầm tiến gần hơn đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. “Ông ấy trung thành với đường lối của đảng Cộng hòa, nhưng cũng thể hiện tính cách và phong cách lãnh đạo hoàn toàn khác ông Trump”, nguồn tin cho biết.
“Ông Pence rất thành công trong việc truyền bá tư tưởng của ông Trump theo cách riêng của mình”, một quan chức chính quyền Mỹ nói. “Đó là một trong những điểm mạnh của ông Pence”.
Ông Pence có thể sẽ ra tranh cử năm 2024.
Theo các quan chức Mỹ, những gì ông Pence cần làm bây giờ là chờ đợi đến khi ông Trump trở nên mờ nhạt sau khi thất cử. Ông Pence sẽ được hưởng lợi, miễn là biết kiên nhẫn.
Khi ông Trump đang lập kỷ lục gây quỹ sau bầu cử, ông Pence vẫn âm thầm gây quỹ cho uỷ ban hành động chính trị (PAC) do mình sáng lập. Uỷ ban Nước Mỹ Vĩ đại hiện vẫn thu được một khoản tiền tài trợ và có thể là cơ sở để ông Pence đặt mục tiêu trở thành ứng viên đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống.
“Ông ấy sẽ vẫn có những khoản quyên góp nhỏ, đủ để tiếp tục sự nghiệp chính trị”, cựu phát ngôn viên của ông Pence, Jon Thompson nói.
Ở thời điểm hiện tại, hiện chưa rõ ông Pence sẽ làm gì sau khi không còn là Phó Tổng thống Mỹ. Ông Pence và vợ Karen sẽ phải tìm một nơi ở mới. Phó Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ mua nhà ở bang Indiana, chứ không ở lại Washington.
Ông Pence cũng sẽ phải nghĩ cách tự kiếm thu nhập sau gần 20 năm hưởng lương từ chính phủ, với 6 nhiệm kỳ là nghị sĩ Mỹ, 4 năm làm thống đốc Indiana và 4 năm làm Phó Tổng thống.
“Ông ấy sẽ phải làm việc”, một nghị sĩ đảng Cộng hòa nói trên CNN. Theo Thompson, ông Pence có thể viết sách, tham gia các bài phát biểu có trả phí.
“Ông ấy có thể dành vài năm tới để đi khắp nước Mỹ, đưa ra những bài phát biểu, tham dự các sự kiện của đảng Cộng hòa, duy trì hình ảnh để khi cuộc tranh cử năm 2024 đến gần, ông ấy sẽ sẵn sàng”, Thompson nhận định.
Đảng Cộng hòa nỗ lực 'tô hồng' nước Mỹ
Phát biểu của Pence được cho là tóm tắt thông điệp của đảng Cộng hòa tại hội nghị toàn quốc, rằng chính quyền Trump đã giúp nước Mỹ vĩ đại.
"Chúng tôi đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Với sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump trong Nhà Trắng 4 năm nữa và sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ lại khiến nước Mỹ vĩ đại một lần nữa", Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu trong Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC) tại thành phố Baltimore, bang Maryland, tối 26/8.
Theo bình luận viên David Weigel của Washington Post, bất chấp cuộc thăm dò trước RNC cho thấy đa số người Mỹ tin rằng đất nước "đang đi sai hướng", những bài phát biểu của các đại biểu đảng Cộng hòa tại sự kiện dường như vẫn cố gắng thuyết phục công chúng rằng các vấn đề lớn đã được giải quyết ổn thỏa, đồng thời công kích phe Dân chủ cùng ứng viên Joe Biden.
Sau những nỗ lực trong hội nghị toàn quốc tuần trước, đảng Dân chủ được cho là vẫn chưa thuyết phục được đa số cử tri rằng Biden, ứng viên của họ, sẽ dẫn dắt nền kinh tế Mỹ tốt hơn Trump trong những năm tới. Các bài phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc đảng Dân chủ (DNC), tương tự chiến dịch của Biden, liên hệ mọi vấn đề với đại dịch Covid-19, yếu tố đã hủy hoại thành tựu kinh tế mà Trump dự định dùng làm "vũ khí chính" tái tranh cử.
Trong khi đó, tại RNC, Covid-19 được mô tả chỉ như một khoảng lặng trong lộ trình tăng trưởng kinh tế không thể ngăn cản của nước Mỹ. Hai bộ số liệu liên tục xuất hiện là dữ liệu việc làm và thất nghiệp từ tháng 2, trước lúc chịu tác động của đại dịch, và số liệu việc làm tháng này, khi hàng triệu người Mỹ thoát cảnh thất nghiệp, dù tỷ lệ thấp hơn trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và "phó tướng" Mike Pence tại Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa tổ chức ở Baltimore, bang Maryland, hôm 26/8. Ảnh: Reuters.
"Trump đã mang đến nền kinh tế tốt nhất trong lịch sử của chúng ta và ông ấy sẽ làm được một lần nữa", Bob Vlaisavljevich, thị trưởng thành phố Eveleth, bang Minnesota, một trong hai cựu đảng viên Dân chủ phát biểu tại RNC, cho hay.
Tương tự đảng Dân chủ, phe Cộng hòa dựa vào những người không phải chính trị gia để phát đi các thông điệp về kinh tế. Trong khi đội ngũ "chứng nhận" cho đảng Dân chủ hướng dư luận vào việc chính sách thương mại của Trump đã gây tổn hại cho vùng nông thôn Mỹ, phía còn lại cố chứng minh thành tựu của Tổng thống.
Phe Dân chủ không đề cập nhiều đến CARES, đạo luật lưỡng đảng được thông qua hồi tháng 3 nhằm hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng kinh tế do Covid-19, cũng như thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) mà chính họ có công thúc đẩy. Đây được cho là lỗ hổng giúp đảng Cộng hòa dễ dàng trao tất cả công lao từ những thành tựu đó cho Trump.
"Phe Cộng hòa xây dựng hình ảnh của Trump như một người tạo động lực quan trọng nhất, làm được những điều không ai khác có thể", bình luận viên Weigel nhận xét.
Về chính sách đối ngoại, các bài phát biểu tại RNC thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa chống can thiệp mà Trump theo đuổi. Richard Grenell, cựu quyền giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng quan điểm của Biden tương tự giới tinh hoa Mỹ, những người từng can thiệp vào Afghanistan và "cố gắng xuất khẩu dân chủ sang Iraq". Ông này cho rằng nếu Biden lên nắm quyền, nước Mỹ sẽ lại sa vào các cuộc chiến không hồi kết trên toàn cầu.
Việc Biden khước từ những kế hoạch mà người biểu tình và các ứng viên cánh tả khác đề xuất cũng được đảng Cộng hòa khai thác để chống lại cựu phó tổng thống, như phong trào đòi cắt ngân sách cảnh sát sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết tại Minneapolis hồi tháng 5. Bất chấp nguyện vọng của đám đông biểu tình, Biden cho biết ông "không ủng hộ" cắt ngân sách cảnh sát.
Vấn đề phá thai cũng trở thành một "mặt trận" lớn. Tháng 6/2019, Biden phản đối Tu chính án Hyde, đạo luật cấm sử dụng ngân sách liên bang để chi trả cho việc phá thai, sau 41 năm ủng hộ. Ông là ứng viên tổng thống Dân chủ đầu tiên phản đối tu chính án này, đem lại thắng lợi lớn cho các nhóm đòi quyền phá thai. Tuy nhiên, Weigel đánh giá đây có thể là lập trường gây rủi ro nhất với ông bởi đi ngược lại quan điểm của đa số công chúng.
Các diễn giả tại RNC liên tục nhấn mạnh sự "đảo chiều" của Biden và chỉ trích quan điểm của ông, như cựu huấn luyện viên bóng đá Lou Holtz nhận xét Biden "chỉ là người Công giáo trên danh nghĩa". Trong khi đó, đám đông ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ của Trump coi Tổng thống như người hùng trong cuộc chiến chống phá thai, bởi ông không chỉ theo đuổi nhất quán chính sách này, mà còn sẵn sàng thể hiện sự bài xích hành vi phá thai trước đám đông.
Những vấn đề có thể gây bất lợi cho Trump không được đề cập nhiều tại RNC, như chính sách chăm sóc sức khỏe. Chính quyền của ông từng nỗ lực xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), di sản của người tiền nhiệm Barack Obama, vì đánh giá nó không hiệu quả, trong khi hàng triệu người dân Mỹ đã có bảo hiểm nhờ chính sách này.
Tình hình biến đổi khí hậu cũng không được nhắc tới. Thay vào đó, phe Cộng hòa tập trung vào chính sách năng lượng của chính quyền Obama, đồng thời cung cấp thông tin sai lệch rằng Biden ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới. Trên thực tế, cựu phó tổng thống đã từ chối hưởng ứng lời kêu gọi cấm khai thác dầu đá phiến và mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong 10 năm của họ.
Một trong những thông điệp chính khác tại RNC là nước Mỹ đã đánh bại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những gì còn lại cần làm là đối xử với mọi người công bằng. "Cuối cùng, tình trạng phân biệt đã bị xóa bỏ. Đất nước của chúng ta đã tiến một bước gần hơn tới sự bình đẳng thực sự cho tất cả. Đó là điều một cuộc biểu tình hòa bình thực sự có thể đạt được", nhà hoạt động Clarence Henderson phát biểu tại hội nghị.
Các bài phát biểu của thượng nghị sĩ Tim Scott và Tổng chưởng lý Kentucky Daniel Cameron cũng nêu chủ đề tương tự, đôi khi chế nhạo những phát ngôn sai lệch của Biden về chủng tộc. Theo họ, việc Trump tài trợ cho các trường đại học và cao đẳng dành cho người da màu, cùng việc kiến tạo "những vùng cơ hội" nơi mức thuế được giảm bớt, không chỉ là giải pháp xử lý bất ổn, mà còn giúp kết thúc hàng thập kỷ đấu tranh đòi quyền bình đẳng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết cử tri ủng hộ phong trào "Mạng người da màu quan trọng", Trump được cho là đang bị Biden bỏ xa trong cuộc vận động về vấn đề chủng tộc. Tuần trước, đảng Dân chủ đã sử dụng những cảnh quay từ các cuộc biểu tình gần đây, cùng lời kể từ các thành viên gia đình người da màu bị cảnh sát sát hại để liên hệ họ với phong trào xã hội hiện tại.
Theo kết quả khảo sát trước RNC của Navigator Research, tổ chức nghiêng về phía đảng Dân chủ, các cử tri Mỹ tin rằng Trump đã giữ những lời hứa của ông như "điều hành chính phủ như một doanh nghiệp" và "đặt nước Mỹ lên trên hết". Tuy nhiên, đa số đánh giá ông "chưa khôi phục lại được luật pháp và trật tự cho đất nước".
Từ khi giành được đề cử của đảng Dân chủ, Biden đã dẫn trước Trump trong các cuộc thăm dò, điều không đối thủ nào của tổng thống đương nhiệm làm được kể từ năm 1976. Tuy nhiên, RNC cho thấy chặng đường tranh cử của cựu phó tổng thống sẽ vấp phải sự can thiệp mạnh mẽ từ phe Cộng hòa, những người quyết giúp Trump giữ chân cử tri để giành chiến thắng cuối cùng.
Trump 'phủ bóng' đảng Cộng hòa trên đường đua 2024 Nhiều ứng viên tiềm năng của đảng Cộng hòa lo ngại về cái bóng quá lớn của Trump nếu ông thực sự ra tranh cử tổng thống 4 năm tới. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin Cramer tuần trước gọi điện cho Tổng thống Donald Trump để bày tỏ sự ủng hộ trong nỗ lực thách thức pháp lý về kết quả...