Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không vì số lượng nhiễm COVID-19 lớn mà lo ngại
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không vì phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 mà chúng ta lo ngại bởi cơ quan chức năng khoanh vùng, lấy mẫu rộng hơn các lần trước.
Tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích nguyên nhân ổ dịch ở TP. Chí Linh, sân bay Vân Đồn có số ca nhiễm rất cao trong một “mẻ” xét nghiệm.
Theo Phó Thủ tướng lý do đầu tiên là do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh. Sau đó, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm ngay khi có thông tin ca nhiễm, “không để lãng phí một giờ, một phút nào”.
Từ trường hợp ổ dịch ở TP Chí Linh, Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các tỉnh phải sẵn sàng vì “không ai dám chắc không xảy ra ca nhiễm trên địa bàn”. ” Nhưng không vì số lượng lớn mà chúng ta lo ngại, bởi đã tiến hành khoanh vùng, lấy mẫu rộng hơn những lần trước rất nhiều “, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Trong ngày 29/1, nhiều ca mắc COVID-19 tiếp tục được công bố tại nhiều địa phương.
Bộ Y tế đầu giờ chiều 29/1 cho biết ngày hôm nay ghi nhận thêm 53 trường hợp nhiễm COVID-19 tại Hải Dương (47 ca), Quảng Ninh (3 ca), Hà Nội (2 ca) và Bắc Ninh (1 ca).
Như vậy, từ ngày 25/1 đến nay Bộ Y tế đã ghi nhận 149 trường hợp mắc tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (130 ca), Quảng Ninh (15 ca), Hà Nội (2 ca), Hải Phòng (1 ca).
Trong ngày 28/1, để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Trong hai ngày 28 và 29/1, các địa phương đã triển khai quyết liệt các giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.
Chính phủ họp khẩn: Khoảng 8 ngày nữa chặn được dịch
Cuối giờ chiều 29-1, tại phòng họp bên trong Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình - nơi diễn ra Đại hội Đảng XIII - Chính phủ đã tổ chức họp lần thứ hai về phòng, chống COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp - Ảnh: QUANG MINH
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp. Cùng tham dự cuộc họp còn có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cùng các lãnh đạo bộ, ngành liên quan.
Trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ Online, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đến chiều nay (29-1) đã ghi nhận thêm 50 ca nhiễm COVID-19. Tuy nhiên với tình hình quyết liệt truy vết và thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống hiện nay thì khoảng 8 ngày nữa sẽ ngăn chặn được dịch lây lan.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết 50 ca nhiễm chiều nay có thể là lần phát hiện lớn nhất còn lại trong đợt dịch này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi bên lể cuộc họp - Ảnh: VIỄN SỰ
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hôm qua (28-1) đã xét nghiệm một đợt lớn và phát hiện 16 ca, hôm nay khoanh vùng xét nghiệm tiếp và phát hiện 50 ca. Các khu vực còn lại sẽ được tiếp tục truy vết xét nghiệm nhưng dự đoán các đợt sau ca nhiễm sẽ ít dần.
Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc cam kết 10 ngày dập dịch, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định là đến thời điểm này Chính phủ vẫn giữ cam kết đó. Nếu tính từ ngày 27-1, coi như chiều nay chỉ còn 8 ngày nữa.
Việc truy vết, theo Phó thủ tướng đang diễn ra rất khẩn trương và hiệu quả. Quảng Ninh hiện đã truy được tới F4.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với báo chí trước khi phiên họp diễn ra - Ảnh: VIỄN SỰ
Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc cam kết 10 ngày dập dịch, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định là đến thời điểm này Chính phủ vẫn giữ cam kết đó. Nếu tính từ ngày 27-1, coi như chiều nay chỉ còn 8 ngày nữa.
Việc truy vết, theo Phó thủ tướng đang diễn ra rất khẩn trương và hiệu quả. Quảng Ninh hiện đã truy được tới F4.
17h15, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu cuộc họp. Ông cho biết cuộc họp nhằm lắng nghe các bộ ngành, địa phương báo cáo nhanh tình hình hiện tại.
Ông cho biết nhiều tỉnh đã xin ý kiến đoàn chủ tịch Đại hội Đảng XIII cho lãnh đạo tỉnh rời Đại hội để chống dịch và bí thư, chủ tịch tỉnh Hải Dương đã được đồng ý cho về địa phương để chống dịch.
Ngoài ra nhiều tỉnh thành khác cũng kết nối họp trực tuyến từ Hà Nội về địa phương để chỉ đạo chống dịch. Thủ tướng biểu dương tất cả sự tích cực này. Theo Thủ tướng, tinh thần cuộc họp này để lắng nghe và có biện pháp mạnh hơn nữa.
Video đang HOT
Đặc biệt Thủ tướng cũng muốn nghe các bộ ngành địa phương nói về việc sẽ mua vắc xin như thế nào, có xã hội hóa để mua vắc xin hay không bởi theo Thủ tướng, giờ đã là đợt dịch thứ ba và người dân chờ đợi vắc xin.
Quang cảnh cuộc họp - Ảnh: QUANG MINH
"Chúng ta hãy kiểm điểm xem chúng ta còn biện pháp nào mạnh hơn không?" - Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay đã có 150 ca lây nhiễm trong cộng đồng mấy ngày qua, trong đó riêng hôm nay là 50 ca. Đến nay riêng Hải Dương là 130 ca, đều thuộc công ty Poyun.
Bộ Y tế đã lấy mẫu các nơi xung quanh công ty này và đều âm tính. Như vậy, có thể khẳng định là đã khoanh trúng ổ dịch.
Quảng Ninh có 15 ca, tất cả đều ở sân bay Vân Đồn.
Hải Phòng có hai ca là hai mẹ con ở bệnh viện và đều liên quan Hải Dương. Các trường hợp khác ở Hà Nội cũng liên quan đến Chí Linh (Hải Dương).
Thủ tướng yêu cầu buộc phải có vắc xin trong quý 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dù còn có thể xuất hiện ca mắc rải rác nhưng cho đến nay có thể khẳng định là sẽ dập được dịch và tình hình khả quan.
Ông Long cho biết tất cả các hoạt động Bộ Y tế thực hiện đều được kích hoạt rất nhanh, đã khoanh vùng dập dịch sớm nhất có thể đối với Hải Dương. Hiện huy động 1.200 người xuống Hải Dương để dập dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Ảnh: VIỄN SỰ
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng chỉ thị 05 rất mạnh, theo đó nâng việc cách ly lên 21 ngày và tiến hành cách ly Chí Linh chỉ trong 24 giờ.
Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng những việc sau:
- Thứ nhất , đề nghị là cách ly Hải Dương triệt để như Đà Nẵng.
- T hứ hai, tăng tần suất xét nghiệm lên.
- Thứ ba , lập danh sách các điểm tiếp xúc của hơn 2340 công nhân, nơi sinh sống, gia đình.
- Thứ tư , với Chí Linh, có sáu điểm phải phong tỏa chặt chẽ, lấy mẫu toàn bộ để xét nghiệm.
- Thứ năm , lấy mẫu rộng hơn với các khu dân cư liền kề.
- Thứ sáu , ngay ngày mai sẽ tăng công suất xét nghiệm với Hải Dương. Khoảng 50.000 mẫu một ngày thì mới đáp ứng nhanh được.
- T hứ bảy , xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế tại Chí Linh (Hải Dương).
Đối Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Quảng Ninh làm rất tốt. Quảng Ninh đã huy động 600 cán bộ y tế, tại các điểm trọng yếu.
Đối với Hải Phòng, hiện chỉ phát hiện 1 ca nên đang xem xét từng bước.
Đối với Hà Nội, phải mở rộng xét nghiệm, trong đó sân bay là trọng yếu vì bài học Vân Đồn rất rõ.
Về vắc xin, hiện nay đã có công ty nước ngoài cam kết bán cho Việt Nam 30 triệu liều, hiện đang xin ý kiến Thủ tướng.
Phía Nga cũng đã có thiện chí cung cấp vắc xin cho Việt Nam và chúng ta đang xúc tiến.
Với vắc xin Việt Nam, hiện chúng ta đang thử nghiệm hai loại vắc xin. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tự nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin trên người.
"Trong quý 1 dự kiên sẽ có những liều vắc xin đầu tiên để tiêm" - Bộ trưởng Y tế cho biết. Đến đây, Thủ tướng ngắt lời và nói buộc phải có vắc xin trong quý 1. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ có, tuy nhiên 30 triệu liều phải chi từng đợt đưa về. Ngay các nước châu Âu cũng có chính sách hạn chế xuất khẩu vắc xin.
Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng - Ảnh: VIỄN SỰ
Tiếp tục cuộc họp, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết Hải Dương đã phản ứng nhanh khi có dịch. Đến nay Hải Dương đã cách ly 3.000 ca F1.
Hiện này ngoài Chí Linh còn xuât hiện ba địa phương có người làm công nhân tại công ty Poyun là huyện Kinh Môn, huyện Nam Sách, huyện Kim Thành. Có rất nhiều F1 tại ba huyện trên. Ngoài ra, hiện đang truy vết F1 tại hai đám cưới, một đám tang
Ông Phạm Xuân Thăng cho rằng ngoài Chí Linh và ba địa phương trên thì còn có thể thêm địa điểm khác. Đề nghị Bộ Y tế tăng cường hỗ trợ xét nghiệm. Đồng thời, Hải Dương cũng thiếu địa điểm cách ly, do đó đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ một số địa điểm quân đội để cách ly.
Ngay sau khi Bí thư Hải Dương kiến nghị, Thủ tướng quyết ngay: "Đồng ý! Các cơ sở quân đội sẽ nhường chỗ cho người cần cách ly".
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Xuân Ký - Ảnh: VIỄN SỰ
Tiếp theo, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Xuân Ký cho biết ổ dịch Vân Đồn đến nay là hoàn toàn yên tâm sẽ dập được dịch. Đối với ổ dịch Chí Linh (Hải Dương) giáp với Đông Triều (Quảng Ninh), điểm chung là có chợ chung giữa hai địa phương. Ba ca mới phát hiện ở Đông Triều xác định có một ca đi qua Hải Dương ăn đám cưới. Một ca khác đi từ Hải Dương về Vân Đồn thì đã cách ly ngay.
Hôm nay đã truy vết được 10.000 người, lấy mẫu 5.000 người và xét nghiệm 2.500 mẫu, cho ra 18 ca dương tính. Các mẫu còn lại tối nay sẽ thực hiện xong.
Bí thư Quảng Ninh Phạm Xuân Ký kiến nghị các địa phương cần thông suốt thông tin với nhau để vừa chống dịch và vừa đảm bảo cung ứng các vấn đề khác, trong đó có hàng hóa. Cũng theo ông Ký, có thể sẽ phải cách ly thêm vài xã nữa ở Đông Triều, tùy tình hình sắp tới.
Ông Ký cũng cảm ơn Bộ Thông tin - truyền thông đã hỗ trợ để trong ngày 28-1, khi đang dự Đại hội Đảng nhưng ông và lãnh đạo Quảng Ninh đã họp trực tuyến với hơn 170 xã, phường, kịp thời chỉ đạo chống dịch.
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết ngay sau khi có ca dương tính, TP đã phong tỏa bệnh viện. Đến nay đã lấy 2.300 mẫu để xét nghiệm, hơn 700 mẫu có kết quả âm tính.
Nếu trong hôm nay và ngày mai tiếp tục âm tính thì các mẫu còn lại sẽ có biện pháp ứng xử phù hợp.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đã điểm trúng "điểm huyệt" để dập dịch
Báo cáo với Thủ tướng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết trong đêm 28-1 đã thực hiện cách ly, truy vết với hai ca dương tính.
Đối với ca dương tính nhập cảnh vào Nhật được phát hiện, Hà Nội đã khoanh vùng 24 F1 và tất cả đều âm tính.
Các trường hợp F1 khác của ba ca nhiễm khác cũng âm tính.
Ngoài ra hiện còn một số người liên quan đến ca đi đón dâu ở Hải Dương, phải quay về. Hiện xác định 64 người, cách ly tại chỗ để lấy mẫu.
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Y tế, phó chủ tịch Hà Nội cho biết sẽ xét nghiệm toàn bộ nhân viên tại sân bay Nội Bài.
Phó chủ tịch Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế tính đến tình huống dự phòng là nếu Hà Nội có nhiều ca dương tính thì hỗ trợ Hà Nội về mặt chuyên môn, xét nghiệm.
Thủ tướng đề nghị các bộ ngành trao đổi về vấn đề khẩu trang và hàng hóa, các khu cách ly quân đội được chuẩn bị ra sao, truyền thông ra sao để người dân yên tâm chủ động.
Trả lời Thủ tướng, đại diện Bộ Công thương cam kết là sẽ đủ hàng hóa tết, đủ khẩu trang.
Trung tướng Vũ Hải Sản - Thứ trường Bộ Quốc phòng - Ảnh: VIỄN SỰ
Báo cáo Thủ tướng, Trung tướng Vũ Hải Sản - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định quân đội sẽ chuẩn bị đủ chỗ cách ly khi cần. Nếu bà con phải đón Tết trong doanh trại quân đội thì quân đội sẽ đảm bảo cho bà con có cái Tết đầm ấm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông cho biết hiện nay có 8 triệu người dùng ứng dụng Bluezone, trước đây đã đăng ký lên hơn 24 triệu nhưng thòi gian qua nhiều người "quên" duy trì
Tuy nhiên riêng ngày 28-1, có 500.000 người khai báo qua ứng dụng này. Đây là điều rất tích cực. Vừa rồi có phần mềm để truy vết người vừa qua biên giới, giúp hỗ trợ rất nhiều.
Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: VIỄN SỰ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ứng dụng Bluezone rất quan trọng, nhờ ứng dụng này mà việc truy vết trong đợt dịch này tốt và đỡ sức hơn rất nhiều.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho răng cách ly nhưng vẫn phải đảm bảo sản xuất kinh doanh. Cân nhắc khoanh vùng cách ly những điểm thực sự cần thiết, khẩn cấp chứ không phải làm tràn lan.
Ông Dũng lo ngại về khả năng xét nghiệm vì nếu tình hình căng thẳng nữa thì khả năng xét nghiệm cũng là điều phải tính toán.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp - Ảnh: VIỄN SỰ
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đến thời điểm này khẳng định đã điểm trúng "điểm huyệt" để dập dịch.
"Sáng nay tôi báo cáo với Tổng bí thư, Thủ tướng là có thể cười được rồi" - ông Đam nói.
"Cách đây hai ngày, chúng tôi tự hứa là 10 ngày dập dịch. Đến chiều nay là còn 8 ngày, khẳng định như vậy. Làm sao đến ngày "Ông Công, ông Táo" thì cơ bản việc dập dịch là gần ổn" - Phó thủ tướng nói.
Đối với nơi cách ly, ngoài các điểm của quân đội, các điểm khác cũng nhờ quân đội hỗ trợ.
"Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng Thủ tướng và các đồng chí yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt" - ông Đam khẳng định.
Ông Đam cho biết Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thủng lần đầu thì có thể thông cảm nhưng nếu bệnh viện nào "thủng" nữa thì không chấp nhận. Nhà máy ở Hải Dương "thủng" lần đầu có thể chấp nhận nhưng không chấp nhận lần khác nữa.
Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng đặt vấn đề việc chúng ta không phát hiện mà khi bệnh nhân qua Nhật Bản mới phát hiện ra. Khi biết thì ngay lập tức phát hiện mấy chục ca.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói dịp Tết cận kề, Thái Lan, Myanmar đang bị rất nặng và vẫn có người Việt đi chui từ đường bộ về nước nên phải cảnh giác cao độ và cho rằng cần rà soát kịch bản, ứng phó tình huống căng thẳng hơn nữa.
Nhiệm vụ rất quan trọng: Kịp thời dập dịch hiệu quả trước Tết
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị có thể giao quyền cho các tỉnh tự quyết mua các mẫu sinh phẩm xét nghiệm để chủ động. Vì theo ông những ngày tới lượng người cần xét nghiệm sẽ tăng lên.
Ông Phạm Bình Minh cũng đề nghị phải siết hơn nữa người nhập cảnh trái phép vì đây là nguy cơ cao nhất trong việc lây nhiễm. Về việc mua vắc xin, ông Phạm Bình Minh hoàn toàn ủng hộ, Bộ Ngoại giao sẵn sàng hỗ trợ tối đa.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nói đây là virus biến thể theo chủng mới nên cần coi đây là "cuộc chiến mới".
Về trường hợp cô gái đi Nhật phát hiện nhiễm nhưng trong nước không phát hiện ra, như vậy cũng có thể là lây trên đường di chuyển.
Cũng theo ông Trương Hòa Bình, virus biến thể mới thì chắc chắn là từ nước ngoài qua và cần truy thật kỹ
Phát biêu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các địa phương đã triển khai chỉ thị 05 kịp thời. Trước diễn biến mới này thì khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc" còn nguyên giá trị. Virus chủng mới lây lan nhanh thì chúng ta cần phải nhanh hơn, thần tốc truy vết, phải có một tinh thần Việt Nam mạnh mẽ, kịp thời chống dịch, dập dịch hiệu quả trước Tết. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của chúng ta đối với nhân dân. Thành quả bước đầu rất quan trọng là khoanh vùng hai ổ dịch ở Quảng Ninh, Hải Dương.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 05, truy vết. Yêu cầu các địa phương không được lơ là, chuẩn bị tất cả các tình huống đối phó với COVID-19, không để xảy ra như Myanmar, Thái Lan.
Cuộc họp hôm nay theo Thủ tướng không phải chỉ với các tỉnh đang có dịch mà với các tỉnh trong cả nước. Thủ tướng đồng ý việc kích hoạt lại hệ thống bệnh viện dã chiến, đào tạo cho cán bộ y tế về kỹ năng chống dịch. Việc khoanh vùng bao nhiêu là vừa phải, Thủ tướng giao cho lãnh đạo địa phương nắm tình hình, trao đổi Bộ Y tế và các bộ ngành quyết định.
Tinh thần không làm quá rộng nhưng không chủ quan làm quá hẹp. Thủ tướng nhấn mạnh việc cung ứng hàng hóa, vật dụng phòng dịch, đảm bảo cái Tết cho nhân dân là ưu tiên hàng đầu.
Thủ tướng yêu cầu hạn chế tập trung các hoạt động đông người. Trong đó dạ hội mừng thành công Đại hội Đảng XIII dự kiến hàng chục ngàn người tham dự sẽ giảm xuống còn chủ yếu là diễn viên để quay hình.
Thủ tướng yêu cầu quân đội chuẩn bị tối đa chỗ cho người dân cần cách ly. Với hàng hóa, vật tư sinh phẩm y tế, Thủ tướng giao ngành công thương chuẩn bị tối đa.
Đối với các địa phương trong cả nước, Thủ tướng yêu cầu người dân thực hiện tốt 5K. Y tế các địa phương phải xét nghiệm ngay các trường hợp nghi nhiễm, có dấu hiệu ho sốt... trong cộng đồng.
Bộ Y tế hỗ trợ tăng tốc truy vết cho các địa phương. Với vắc xin, yêu cầu sớm trình phương án để trong quý 1 phải có vắc xin đợt đầu cho người dân.
Với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt biên giới, xuất nhập cảnh. Tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát từng người lạ đến địa phương.
Chống dịch thần tốc bên lề Đại hội Đảng Nắm chặt bàn tay mình, Phó thủ tướng nói: 'Tôi hoàn toàn có niềm tin là tình hình chắc chắn sẽ được kiểm soát tốt nhất'. Gần 9h sáng 28-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bước nhanh đến phòng họp để chỉ đạo khẩn công tác chống dịch COVID-19 - Ảnh: TIẾN LONG Có lẽ trong lịch sử Đại hội Đảng toàn quốc...