Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nhiều dự án sáng tạo khởi nghiệp của học sinh sinh viên 2019
Sáng ngày 05/10, ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh sinh viên năm 2019 do bộ GD&ĐT chủ trì chính thức khai mạc tại trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Vượt qua vòng thử thách đối đầu, top 15 dự án xuất sắc nhất đã có phần thuyết trình và phản biện trước hội đồng ban giám khảo.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, sự phát triển khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão, chúng ta càng phải chú trọng đến sức mạnh sáng tạo của thế hệ học sinh, sinh viên.
Phó Thủ tướng cũng gửi lời chúc mừng đến bộ GD&ĐT, tập thể cán bộ giáo viên các cơ sở giáo dục, các thế hệ học sinh, sinh viên khi đang ngày càng khẳng định được vị thế giáo dục trên tầm quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″, ngày hội năm nay có những kết quả rất tích cực, có sự tác động hiệu quả đến học sinh, sinh viên.
Ngành giáo dục đã kết nối được các doanh nghiệp đến nhà trường, khuyến khích các thầy cô và học sinh, sinh viên tham gia quá trình khởi nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ các mô hình khởi nghiệp. Bộ GD&ĐT cũng phối hợp chặt chẽ với bộ Thông tin & Truyền thông để quảng bá các ý tưởng, dự án, “chắp cánh” cho các mô hình khởi nghiệp có điều kiện được ươm tạo thành công. Một tín hiệu đáng mừng là chất lượng các dự án khởi nghiệp ngày càng được củng cố”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ điểm lại những kết quả từ ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên 2018.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhắc các học sinh sinh viên có những bước đi thật chắc chắn, tập trung nghiên cứu kỹ trước khi quyết định khởi nghiệp.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên không phải chỉ nhằm mục đích đưa các mô hình sản phẩm vào mục đích thương mại, ứng dụng thực tiễn,… mà quan trọng hơn cả là tạo sân chơi chia sẻ, cho học sinh, sinh viên năng động, nghiên cứu, sáng tạo, tạo sự đam mê với công nghệ, góp phần giúp các em định hướng tương lai”.
Video đang HOT
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh sinh viên 2019 chính thức khai mạc.
Dự án “Bộ xét nghiệm nhanh Formol trong thực phẩm” của nhóm sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một trong những dự án được đánh giá cao. Sinh viên Phạm Trí Trọng, (ngoài cùng bên phải), trưởng nhóm dự án chia sẻ: “Với tiêu chí: An toàn cho mọi bữa ăn, ở đâu có Formol ở đó có chúng tôi. Cùng nhau đẩy lùi thực phẩm bẩn và đặc biệt là thực phẩm có formol. Bộ xét nghiệm nhanh của chúng tôi hiện nay có ưu thế phát hiện chính xác hơn với nồng độ nhỏ hơn khoảng 10 lần so với sản phẩm xét nghiệm nhanh hiện hành”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đại biểu tham quan các gian trưng bày dự án.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng những chủ nhân của các ý tưởng khởi nghiệp.
Chia sẻ về dự án “Giường ngủ thông minh”, trưởng nhóm Lê Thị Thu Ngân, sinh viên trường đại học Duy Tân cho biết: “Chiếc giường ngủ được chúng tôi thiết kế mang đến những tiện ích như: buông xếp màn tự động theo trạng thái người sử dụng; đo đạc, lưu trữ và báo cáo các thông số sức khỏe; thông qua đó, đánh giá chất lượng sức khỏe và phát hiện những thông số bất thường; cảnh báo đến người sử dụng, người thân, đặc biệt có thể cảnh báo được nguy cơ đột tử”.
Lương Hữu Thành Nam giới thiệu dự án Hệ sinh thái Open Lab của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, mang đến những robot ứng dụng, tiêu biểu nhất là robot dạy Luật An toàn giao thông song ngữ Việt – Anh.
Học sinh Tuyên Quang giới thiệu máy chăm sóc và thu hoạch chè điều khiển từ xa.
Với các chủ đề đa dạng: khoa học công nghệ; công nghệ chế tạo sản phẩm; giáo dục – y tế; kinh doanh tạo tác động xã hội;…, 68 dự án hội tụ tại ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên 2019 mang những ưu thế độc đáo, những tiện ích ấn tượng và có những ý nghĩa nhất định trong thực tiễn cuộc sống.
Học sinh Nguyễn Ngọc Hoàng San, (ngoài cùng bên trái) lớp 11B6 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ về dự án “Sản xuất máy bay không người lái”: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại góc nhìn, nên chế tạo chiếc máy bay không người lái để có những góc nhìn mới mẻ so với ở mặt đất. Dự án nhằm phục vụ công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ rừng, trang trại, cứu hộ cứu nạn. Giá trị dự án nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông, là cơ sở thành lập doanh nghiệp, phòng nghiên cứu ứng dụng phục vụ đời sống. Đối với xã hội: giảm tiêu hao kinh tế và sức lực trong việc bảo vệ mục tiêu”.
Vòng thử thách đối đầu để tìm ra top 15 trong 68 dự án khởi nghiệp năm 2019.
Phần thi thuyết trình và phản biện của top 15.
Theo người đưa tin
Công bố 68 dự án vào chung kết cuộc thi 'Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp' 2019
Danh sách 68 dự án, ý tưởng khởi nghiệp vượt qua vòng thi toàn quốc cuộc thi 'Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp' 2019 để giành quyền tham dự vòng chung kết vừa được công bố.
Trong đó, có 50 dự án của sinh viên và 18 dự án của học sinh THPT.
Ứng dụng học tập và nghiên cứu MeMo của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là 1 trong 68 dự án được chọn vào tham gia vòng chung kết cuộc thi SV.STARTUP-2019.
Bộ GD&ĐT vừa chính thức thông báo kết quả chấm thi vòng thi toàn quốc cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2019 (SV.STARTUP-2019).
Theo đó, có 68 đội thi đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các trường THPT trên toàn quốc được chọn vào vòng chung kết cuộc thi SV.STARTUP-2019 được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào các ngày 4 - 5/10 tới, trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019.
Cụ thể, với khối đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, có 50 dự án, ý tưởng khởi nghiệp của các nhóm sinh viên đến từ 39 trường sẽ tham gia đua tài tại vòng chung kết SV.STARTUP-2019, bao gồm: Space Now - Ứng dụng kết nối mọi không gian (Học viện Tài chính); Smart Edu (Đại học Công nghệ TP.HCM); Ứng dụng học tập và nghiên cứu MeMo, ET-WIFI (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông); Phòng học online theo yêu cầu (Đại học Mỏ Địa chất); Hệ thống quét 3D bằng ánh sáng cấu trúc, Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục (Đại học Bách khoa Hà Nội); Hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về da (Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM); Bộ xét nghiệm nhanh Formol trong thực thẩm, Hệ thống giám sát vườn rau thông minh (Đại học Thủ Dầu Một)...
Với khối các trường THPT, có 18 ý tưởng, dự án của học sinh được lựa chọn vào thi chung kết SV.STARTUP-2019, trong đó có các dự án: Máy ấp trứng cua đinh thông minh của học sinh THPT chuyên Vị Thanh (Hậu Giang); Mô hình máy bay không người lái của học sinh THPT Lê Quý Đôn (Điện Biên); Xe lăn điện Baili Futi Pro của học sinh trường THPT Phan Văn Trị (Cần Thơ); Robot thí nghiệm hóa học của học sinh THPT Hoa Lư A (Ninh Bình); Sản xuất, kinh doanh màng bọc thực phẩm đa năng của học sinh THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định)...
Học sinh, sinh viên và các trường có thể xem danh sách các dự án, ý tưởng khởi nghiệp được chọn vào vòng chung kết cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2019 tại đây.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học giao Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của nhà trường tiếp tục hỗ trợ các học sinh, sinh viên hoàn thiện sản phẩm mẫu để giới thiệu, trưng bày tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019. Đồng thời hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các bài dự thi theo đúng thể lệ; hoàn thiện video clip thuyết trình với độ dài theo quy định và định dạng MP4.
Các Sở GD&ĐT liên hệ với các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, thành phố để được hỗ trợ hoàn thiện dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh. Hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài trình bày, hoàn thiện video clip thuyết trình với độ dài theo quy định và đặt định dạng theo tiêu chuẩn MP4.
Thời hạn Bộ GD&ĐT yêu cầu gửi bài dự thi của học sinh, sinh viên (gồm bài trình bày bản giấy và video clip) về Ban tổ chức cuộc thi là trước ngày 27/9/2019 qua địa chỉ email duthi.svstartup@gmail.com.
Theo thể lệ cuộc thi, các đội dự thi vòng chung kết sẽ phải trải qua 2 chặng thi. Trong đó, ở chặng 1, các đội sẽ trình chiếu video clip giới thiệu dự án có thời lượng 3 phút và bốc thăm chọn 1 trong các đội dự thi còn lại để hỏi đáp đối đầu trong thời gian từ 3 - 5 phút. Ban giám khảo sẽ căn cứ ý kiến đánh giá sản phẩm, dự án và kết quả chặng 1 để chọn ra 10 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và 5 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất vào vòng thi cuối cùng. Trong chặng 2, các đội dự thi có từ 3 - 5 phút trình bày bài dự thi và Ban giám khảo sẽ có 10 phút để đặt câu hỏi.
Theo ITC News
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Trí tuệ nhân tạo sẽ đưa Việt Nam đi lên 'Trí tuệ nhân tạo không còn là câu chuyện khoa học mà là vấn đề kinh tế xã hội để đưa Việt Nam phát triển', Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN). Việt Nam phải đi nhanh hơn, bền vững hơn Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN), Phó Thủ tướng...