Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngư dân đang bị đe dọa
Ngày 3.6, tại TP.Hội An (Quảng Nam), Bộ KH-ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung với sự tham gia của lãnh đạo 9 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự diễn đàn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ trái sang) tại diễn đàn
Phát biểu mở đầu diễn đàn, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh việc 9 tỉnh duyên hải miền Trung cần chú trọng phát triển kinh tế biển dựa trên nhưng thế mạnh sẵn có.
Theo Phó thủ tướng, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định trên biển Đông.
“Những ngày qua, chúng ta chứng kiến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Tàu cá của ngư dân đánh bắt ở ngư trường đã bị xua đuổi tại khu vực…”, Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, từ bao đời nay, ngư dân các tỉnh miền Trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đã bám biển, bám ngư trường truyền thống. “Ngư dân miền Trung đang bị đe dọa do Trung Quốc kéo giàn khoan trái phép cùng đường lưỡi bò phi lý trên vùng biển Việt Nam”, Phó thủ tướng nói thêm.
Người ngư dân miền Trung đang cần nhận được sự quan tâm để tiếp tục bám biển, bảo vệ chủ quyền
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, việc phát triển ngư trường hiện nay tại miền Trung vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã quan tâm đã thành lập các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển nhưng việc hỗ trợ cho ngư dân còn hạn chế.
“Tàu thuyền ngư dân nhiều nhưng tải trọng thấp. Đà Nẵng có đóng tàu lớn nhưng vẫn là tàu gỗ cho nên cần quan tâm đóng tàu sắt để vươn khơi ra khoảng trên 200 hải lý. Qua đó, ngư dân vừa tham gia đánh bắt, bảo vệ ngư trường truyền thống vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Tuấn nói.
Theo TNO
Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra nào cho Việt Nam?
Khả năng cao là Nhật Bản sẽ chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra bờ biển cỡ 1.000 tấn trở xuống.
Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la 13 tại Singapore hôm 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Việt Nam sẽ nhận tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản vào đầu năm 2015". Theo các báo cáo trước đây, các tàu tuần tra này có thể được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn...
Theo thông tin đã đăng tải từ trước thì Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 10 chiếc tuần tra từ Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG). Hiện nay, JCG sở hữu đội tàu tuần duyên hiện đại, đông đảo nhất thế giới lên tới 455 chiếc cùng 73 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) các loại. Vậy liệu Việt Nam nhận được loại tàu nào, kích cỡ ra sao?
Khả năng cao là Việt Nam chỉ có thể nhận được các tàu tuần tra đã qua sử dụng, đến hạn nghỉ hưu trong Cảnh sát biển Nhật Bản. Nếu như Nhật Bản có quyết định cung cấp các tàu 1.000 tấn cho Việt Nam thì khả năng lớn chỉ có thể nằm ở lớp tàu Shiretoko được đóng từ năm 1978, hiện có 18 chiếc đã thôi phục vụ. Lớp tàu này (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, dài 77,8m, trang bị pháo 20mm, tốc độ tàu 20 hải lý/h.
Ở mức dưới 1.000 tấn thì Nhật Bản có nhiều lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước trải dài từ 500-130 tấn và dưới 100 tấn. Trong ảnh là loại tàu tuần tra lớp Teshio có lượng giãn nước 500 tấn.
Một trong 3 lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước 350 tấn của Nhật Bản - lớp Toraka. Các tàu kiểu này đều được vũ trang nhẹ với pháo 20mm hoặc 40mm cùng súng phun nước áp lực cao.
Lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 220 tấn Tsurigi, dài 50m, có tốc độ hành trình rất cao - 50 hải lý/h, trang bị hỏa lực pháo 20mm. Tuy nhiên, lớp tàu này đưa vào sử dụng từ năm 2001 nên khó có khả năng được cho nghỉ hưu vào thời điểm này.
Một trong 2 lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 180 tấn - lớp Mihashi.
Ngoài ra, Nhật Bản còn sử dụng một số loại tàu tuần tra cỡ nhỏ, dưới 100 tấn. Trong ảnh là một trong 4 lớp tàu dài 35m - lớp Hayanami được trang bị tới 4 súng phun nước tự động.
Một loại tàu tuần tra nhỏ dài 30m.
Tàu tuần tra dài 23mm của JCG.
Trước Việt Nam, Philippines đã được Nhật Bản quyết định viện trợ cho 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước khoảng 180 tấn, dài 40m (có thể là lớp tàu Mihashi). Không loại trừ khả năng, Việt Nam cũng sẽ nhận được những chiếc tàu tương tự. Trong ảnh là một loại tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo, viện trợ cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Theo Kiến thức
Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn trên biển Giới truyền thông và các chuyên gia quốc tế tiếp tục vạch trần sự hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông. Tàu Trung Quốc (phải) hung hăng tiếp cận tàu Việt Nam trong khu vực gần giàn khoan - Ảnh: Hoàng Sơn Hôm qua (2.6) là đúng một tháng kể từ khi Trung Quốc cài cắm...