Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Samsung mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Sáng 6/12, tại trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có buổi tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam.
Nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, nhất là trong các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại 2 chiều, lao động việc làm, ODA,… trong kết quả chung đó, có sự đóng góp của các doanh nghiệp hai nước, nhất là Samsung – nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả của Samsung tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Samsung trong các lĩnh vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.
Phó Thủ tướng đề nghị tập đoàn tiếp tục nghiên cứu mở rộng đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, những gì đã cam kết với nhà đầu tư, Việt Nam nhất quán thực hiện.
Khẳng định Chính phủ Việt Nam nhất quán thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho biết, những gì đã cam kết với nhà đầu tư, Việt Nam nhất quán thực hiện. Khi chính sách có thay đổi, đề nghị doanh nghiệp phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các giải pháp hợp lý, hiệu quả, trên cơ sở tôn trọng quy định của pháp luật và những cam kết quốc tế đã tham gia, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp cũng như của Việt Nam.
Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17,74 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt 100% số vốn đã đăng ký. Trên lãnh thổ Việt Nam, hiện Samsung có 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, các dự án lớn của tập đoàn tập trung tại 3 địa phương là Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM.
Nhấn mạnh, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, chưa biết bao giờ kết thúc, đại diện Samsung đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục giúp đỡ các doanh nghiệp cơ chế để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cũng khẳng định, bên cạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập đoàn đã phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đến nay, dự án đã giúp được 330 doanh nghiệp Việt Nam cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất,… và những doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu, sẽ tham gia vào mạng lưới của Samsung
Doanh nghiệp Đồng Nai 'khát' lao động
Hiện có hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai về nhu cầu tuyển khoảng 48.000 lao động, chủ yếu là công nhân phổ thông, tập trung ở các ngành nghề như giày da, dệt may, đồ gỗ, điện tử.
Sau nhiều tháng tạm ngưng sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đã hoạt động trở lại. Cuối năm doanh nghiệp có nhiều đơn hàng cần phải giao cho đối tác, tuy nhiên do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người lao động thường xuyên phải nghỉ việc, cách ly để phòng, chống dịch, trong khi đó nguồn lao động bù đắp rất hạn chế - doanh nghiệp rơi vào cảnh "khát" lao động.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Dệt may Eclat Việt Nam.
Những ngày này, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pousung Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom thông báo tuyển lao động phổ thông với số lượng không hạn chế. Dù đã dán tờ rơi ở nhiều nơi nhưng mỗi ngày Công ty cũng chỉ tiếp nhận được dưới 10 hồ sơ xin việc. Thiếu lao động, trong khi đơn hàng cuối năm tăng cao nên doanh nghiệp phải tổ chức cho công nhân tăng ca 90 phút/người/ngày.
Ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, Công ty hoạt động trở lại được hơn 1 tháng, đến nay 98% lao động đã quay lại làm việc. Công ty thiếu lao động do hàng ngày phát sinh ca mắc COVID-19, những người tiếp xúc gần phải đi cách ly. Hiện toàn công ty có khoảng 2.000 người là F0, F1 không thể đi làm.
"Hầu hết công nhân của Công ty đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đa số người mắc COVID-19 không có triệu chứng, điều trị khoảng 1 tuần là khỏi bệnh. Theo quy định, F0 khỏi bệnh phải cách ly 21 ngày, F1 cách ly 14 ngày, thời gian cách ly quá dài, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người lao động, gây tốn kém cho quỹ bảo hiểm", ông Lê Nhật Trường chia sẻ.
Công ty cổ phần Taekwang Vina, đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai đang cần tuyển 5.000 công nhân để khôi phục các hoạt động sản xuất. Do nguồn cung lao động khan hiếm nên Công ty đề ra chính sách nếu ai giới thiệu được 1 người vào công ty làm việc sẽ được thưởng 1,2 triệu đồng. Với lao động mới vào làm việc, ngoài chế độ lương, thưởng (khoảng 7 triệu đồng/người/tháng), Công ty còn hỗ trợ 2,4 triệu đồng/người.
Ông Đinh Sỹ Phúc, Giám đốc khối Hành chính Công ty cổ phần Taekwang Vina cho biết, Công ty có rất nhiều đơn hàng xuất khẩu cần giao gấp cho đối tác. Thiếu lao động nên doanh nghiệp phải tổ chức cho công nhân làm thêm giờ, đồng thời lên phương án đón lao động từ các địa phương khác về làm việc. Doanh nghiệp mong muốn chính quyền các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho công nhân quay lại Đồng Nai, vừa giải được bài toán thiếu lao động, vừa đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, hàng chục nghìn lao động nhập cư đã rời Đồng Nai về các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung. Gần 2 tháng qua, Đồng Nai mở cửa trở lại, đến nay, các doanh nghiệp cơ bản đã ổn định sản xuất. Tuy nhiên hiện có hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nhu cầu tuyển khoảng 48.000 lao động, chủ yếu là công nhân phổ thông, tập trung ở các ngành nghề như giày da, dệt may, đồ gỗ, điện tử.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho rằng để doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất thì yếu tố đầu tiên là nguồn nhân lực phải đủ, có chất lượng. Vừa qua, tỉnh đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị phối hợp, tạo điều kiện cho lao động quay lại tỉnh làm việc. Lao động khi quay lại Đồng Nai sẽ được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19. Nếu công nhân phải thuê phòng trọ mà chưa nhận hỗ trợ trước khi về quê thì sẽ được tỉnh hỗ trợ một lần với mức 300.000 đồng/người và tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
"Để kết nối cung - cầu lao động, Sở chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh ứng dụng công nghệ tổ chức nhiều sàn giao dịch việc làm trực tuyến. Sở cũng chủ động phối hợp cùng ngành chức năng rà soát, nắm bắt thông tin về nguồn lao động thất nghiệp tại các địa phương, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng phương án hỗ trợ kết nối việc làm giữa lao động và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng", bà Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định.
Bà Hiền cho rằng đây là giai đoạn rất khó khăn, vấn đề thiếu lao động khó có thể được giải quyết trong thời gian ngắn. Để doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất, cơ quan Trung ương cần xem xét, có cơ chế đặc biệt cho phép doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận thời gian làm thêm giờ vượt quá quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động.
Đẩy nhanh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, hiệp hội tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa....