Phó thủ tướng: ‘Giá điện hiện nay không rẻ’
Nhìn nhận khó khăn mà ngành điện phải trả qua trong năm 2012, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vẫn yêu cầu tăng chất lượng dịch vụ, bởi giá bán lẻ bình quân 1.437 đồng mỗi kWh như hiện nay không còn rẻ.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch 2013 ngày 11/1, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết, năm 2012, doanh thu bán điện sản xuất ước đạt hơn 143.000 tỷ đồng. Nhờ kinh doanh điện có lợi nhuận, EVN giảm lỗ lũy kế các năm trước còn 3.500 tỷ đồng. Trong năm 2013, Tập đoàn đưa mục tiêu giá bán điện bình quân đạt 1.459 đồng mỗi kWh và sản xuất kinh doanh điện năng có lợi nhuận.
EVN dự kiến đầu tư các nguồn, lưới điện với tổng giá trị thực khoảng hơn 106.600 tỷ đồng, trong đó đầu tư thuần khoảng gần 76.000 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay toàn tập đoàn khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. Theo ông Tri, trong năm 2013, EVN phải phấn đấu hoàn thành thủ tục đàm phán với các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài để đầu tư 2,58 tỷ đôla (tương đương hơn 54.000 tỷ đồng) cho các dự án điện.
EVN hứa năm nay kinh doanh điện năng có lãi. Ảnh: Hoàng Hà
EVN cho biết sẽ tái cấu trúc tập đoàn, trong đó tái cấu trúc ngành nghệ kinh doanh, tập trung vào ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, thoái vốn khỏi các lĩnh vực ngoài ngành. Không đưa ra con số cụ thể song ông Tri khẳng định: “EVN sẽ cố gắng năm 2013 sản xuất và kinh doanh điện có lợi nhuận”.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho hay, ngành điện nói chung và ngành truyền tải điện nói rêng gặp nhiều khó khăn như tiền lương chưa được cải thiện, công tác giải phóng mặt bằng. Thiếu vốn dẫn đến khó khăn chồng khó khăn. Bởi vậy, mấu chốt vấn đề, theo ông Hùng là, EVN phải tái cấp vốn, tháo gỡ vấn đề lương cho ban quản lý dự án và điều chỉnh giá điện phù hợp.
“Giá điện cũng phải bóc tách làm sao để tránh tình trạng &’đẽo chân cho vừa giày’. Chúng tôi đã tiết kiệm hết cỡ rồi, chỉ ước sao cho năm nay được mặc cái áo rộng, làm truyền tải điện mà không có ôtô, phương tiện thì không truyền tải được”, ông Hùng ví von.
Video đang HOT
Một số tổng công ty phát điện (EVN Genco) cho rằng, các Genco đang gặp nhiều khó khăn do tổng vốn điều lệ thấp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn, vốn đối ứng cho các Genco không đủ. Ngoài ra, ngành điện còn chịu cực vì phải tính cách tăng giá làm sao để “người dân khỏi la nhiều”.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho hay, năm 2012 của EVN có lãi song đây là một khoảng thời gian rất khó khăn đối với ngành điện vì vốn thiếu, hàng loạt công trình đình đốn. Mặc dù năm 2012 có tới 97,6% nông thôn đã có điện song ngành điện vẫn “bóc ngắn cắn dài”, tình trạng thiếu điện vẫn diễn ra.
Sau hai lần tăng giá điện trong năm 2012, giá điện bình quân của EVN là 1.437 đồng mỗi kWh. Sau đợt điều chỉnh mới đây, EVN dự kiến thu thêm 7.000 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn bù cho 900 tỷ do tăng giá than và 3.800 tỷ chênh lệch giá khí tăng lên. Đồng thời, EVN bù 3.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.
Theo Phó thủ tướng, đứng ở góc độ khách hàng, người dân không cần điện giá rẻ mà cần mức giá cạnh tranh, công khai và minh bạch. “Hiện giá điện của Việt Nam là 7,2 cent mỗi kvWh, con số này không phải là rẻ nữa. Bởi vậy, EVN phải làm sao để chất lượng dịch vụ phải tướng ứng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá cao nỗ lực của ngành điện khi hạ tổn thất điện năng 2012 xuống còn 9%, song Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, con số này vẫn còn cao so với tỷ lệ 8,4% của bình quân thế giới. Theo ông, tái cơ cấu không dễ dàng song đây là biện phát duy nhất giúp EVN có thể phát triển trong điều kiện thị trường khó khăn như hiện nay.
Theo VNE
EVN buộc phải tăng giá điện
Ông Đinh Quang Tri, Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực VN (EVN), nói như vậy tại buổi họp báo công bố tăng giá điện lần thứ 2 trong năm của EVN ngày 21.12.
Năm nay EVN lãi lớn tại sao lại tăng giá điện, thưa ông?
Theo hạch toán, năm 2012 EVN lãi khoảng 4.000 tỉ đồng, nhưng tổng lỗ năm 2010 và 2011 cộng lại là 11.000 tỉ đồng, phần lãi của năm nay sẽ bù lỗ 3.500 tỉ đồng cho năm trước. Việc tăng giá điện lần này nằm trong lộ trình điều chỉnh giá than, giá khí và bù chênh lệch tỷ giá vay vốn nước ngoài. Từ 15.9, Bộ Tài chính đã có thông báo tăng giá bán than cho điện từ 2 - 4%, tăng thêm chi phí khoảng 900 tỉ đồng. Chính phủ đã yêu cầu từng bước đến năm 2013 đưa dần giá than bán cho điện lên gần giá thị trường, tránh việc nhà nước bù lỗ qua giá than và ảnh hưởng đến an ninh năng lượng... Bộ Tài chính đang tính toán cho điều chỉnh tiếp giá than. Về giá khí bán cho điện, từ tháng 3.2012 đã tăng thêm 4%, và từ 2016 mỗi năm sẽ phải tăng giá khí bình quân thêm 2%. Đây là lộ trình chi phí đầu vào EVN buộc phải chi. Vừa qua khi không tính giá than, giá khí tăng vào giá điện thì riêng khí EVN nợ PVGas 3.800 tỉ đồng, PVGas đang kiện yêu cầu EVN phải thanh toán.
Giá điện tăng gây lo ngại sẽ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tăng giá 5%, dự kiến doanh thu EVN tăng được bao nhiêu?
Dự kiến EVN thu được 7.000 tỉ đồng, trong đó bù cho 900 tỉ đồng tăng giá than và 3.800 tỉ đồng cho giá khí vượt bao tiêu và 3.000 tỉ đồng bù chênh lệch tỷ giá (trong tổng số 26.000 tỉ đồng chênh lệch tỷ giá theo kiểm toán).
Đời sống kinh tế và người dân đang rất khó khăn, tăng giá điện thời điểm này có phù hợp không?
Đứng dưới góc độ người tiêu dùng, chẳng lúc nào tăng giá là hợp lý, kể cả một đồng. Bản thân tôi nếu về nhà vợ cũng sẽ không thích tăng giá. Nhưng EVN là người mua điện là chính, bán lại cho dân, EVN không bù đắp được nếu mua giá cao, bán giá thấp. Hậu quả nếu tiếp tục ép các nhà máy bán giá thấp thì nguy cơ thiếu điện do không có nhà máy mới đầu tư. Nhiều doanh nghiệp làm việc với EVN nói giá điện VN so với các nước không cao, quan trọng là điện ổn định. Nếu mất điện 1, 2 giờ thì thiệt hại còn khổng lồ hơn nhiều so với chi thêm một ít tiền điện. Các đợt tăng giá đã báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính kiểm tra, được thông qua mới quyết định tăng giá. Trách nhiệm của EVN là báo cáo các bộ thời điểm tăng giá hợp lý, không tác động nhiều.
EVN có tính tác động giá điện tới sản xuất không?
Mỗi doanh nghiệp sử dụng điện khác nhau, bản thân doanh nghiệp đó phải tự tính trên cơ sở các thông số đầu vào, chúng tôi không thể ngồi tính thay được. Cũng là nhà máy sản xuất thép, dùng công nghệ sản xuất cao thì tiêu hao năng lượng thấp và ngược lại. Nhìn trong khu vực giá điện VN là rẻ nhất. Có người nói thu nhập người dân VN thấp mà đòi giá điện cao ngang với Singapore là vô lý. Nhưng điện là sản phẩm quốc tế. EVN phải nhập phần lớn, 85% là vay vốn nước ngoài, giá dầu khí đều theo giá quốc tế... EVN chỉ có thể giảm giá thành hoặc chậm điều chỉnh giá khi EVN có nhiều các nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhưng tỷ trọng này đang thấp đi dưới 20%. Sắp tới theo Quyết định 24 của Thủ tướng thì cứ 3 tháng phải tính toán giá điện một lần.
Có ý kiến cho rằng do quản lý yếu kém, đầu tư ngoài ngành thua lỗ dẫn đến EVN phải tăng giá điện?
EVN đang tiến hành thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành theo yêu cầu của Thủ tướng. Giá bán điện không bao gồm các khoản thua lỗ này
Tăng thêm 68 đồng/kWh
* CPI tăng thêm 0,72%
Theo Bộ Công thương, từ ngày 22.12, giá bán điện bình quân là 1.437 đồng/kWh (chưa tính VAT), tăng 68 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.369 đồng/kWh). Riêng mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp không điều chỉnh, giữ nguyên ở mức 993 đồng/kWh. Theo ông Đinh Quang Tri, hiện tại vẫn đang tăng đồng đều với các mức giá, nhưng sắp tới có thể sẽ tính toán điều chỉnh mức tăng cao hơn với những hộ dùng trên 400 kWh.
Ông Đinh Thế Phúc, Cục phó Cục Điều tiết điện lực cho biết, theo tính toán, tăng 5% giá điện sẽ tác động tăng 0,72% chỉ số CPI tháng tới.
Theo TNO
Giá điện tăng: Nhiều doanh nghiệp sẽ "chết hẳn"? Bắt đầu từ hôm nay, 22-12, giá điện bình quân sẽ tăng thêm 5%, từ 1.369 đồng/kWh lên đến 1.437 đồng/kWh. Đây là lần đầu tiên điều chỉnh giá điện sau khi lãnh đạo Bộ Công Thương tuyên bố "giá điện chỉ có tăng chứ không thể giảm" tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ này hồi đầu tháng 12. Anh Trần...