Phó Thủ tướng: 5 nội dung trọng tâm trong phòng chống dịch ở Đồng Tháp
Sáng 19/11, làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lưu ý địa phương tập trung 5 nhóm vấn đề trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn hiện nay.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho biết, khó khăn hiện nay là số lượng ca mắc tăng nhanh trong cộng đồng gây quá tải cho các tầng điều trị, đặc biệt là tầng 3, tầng 2.
Ngành y tế đã quá tải do thời gian chống dịch kéo dài quá lâu, chiến dịch tiêm vaccine được thực hiện trong thời gian ngắn nên việc cập nhật thông tin đối tượng lên nền tảng tiêm chủng còn khó khăn do thiếu nhân lực.
Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp báo cáo công tác phòng, chống dịch với đoàn công tác do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu (Ảnh: CTV).
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết, phương hướng sắp tới, UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt phương án cách ly, điều trị F0 tại nhà, nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục thực hiện cách ly F1 tại nhà, nơi cư trú; rà soát, điều chỉnh hướng dẫn để phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trước tình hình dịch hiện nay, Đồng Tháp chú tâm vào 5 vấn đề sau:
Một là tăng tốc tiêm chủng vắc xin phòng Coivid-19 để đạt tỷ lệ bao phủ và tạo miễn dịch cộng đồng. Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ ưu tiên nguồn vaccine cho các tỉnh/thành phố khu vực ĐBSCL, do đó yêu cầu các địa phương phải triển khai tiêm trong thời gian nhanh nhất có thể cho các đối tượng, nếu có khó khăn thì báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ kịp thời.
làm việc với lãnh đạo Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Đồng Tháp 5 vấn đề trọng tâm để phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay (Ảnh: CTV).
Hai là tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch, phải tuyệt đối tuân thủ 5K, nhất là mang khẩu trang, giữ khoảng cách; tránh tâm lý chủ quan khi đã tiêm vắc xin. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải xử lý nghiêm các trường hợp chủ quan, vi phạm các quy định phòng chống dịch.
Ba là tiếp tục phối hợp Bộ Y tế thực hiện Chương trình thí điểm điều trị sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Phó Thủ tướng đề nghị địa phương mạnh dạn đề xuất Bộ Y tế cấp thêm số lượng thuốc để phục vụ công tác điều trị, hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng và tử vong.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tiếp thu các nội dung lưu ý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc (Ảnh: CTV)
Bốn là phân tuyến điều trị F0 phù hợp với tình hình, để giảm áp lực điều trị cho các tuyến trên.
Năm là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương phải sẵn sàng, linh hoạt, có kịch bản ứng phó sát với thực tiễn khi có ca bệnh.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tiếp thu các nội dung lưu ý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đồng thời khẳng định, Đồng Tháp quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để chuyển cấp độ dịch cao hơn.
Tính đến ngày 18/11, Đồng Tháp ghi nhận hơn 15.200 ca mắc Covid-19, có 237 ca tử vong. Số bệnh nhân đang điều trị là 4.152 ca, trong đó có 3.988 ca không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (chiếm hơn 96%).
Đồng Tháp: Điều trị người mắc COVID-19 và cách ly F1 tại nhà
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn với số ca mắc liên tục tăng và tỷ lệ bao phủ vaccine ngày càng cao, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn chấp nhận chủ trương điều trị người mắc COVID-19 và cách ly các trường hợp F1 tại nhà, nơi lưu trú khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
UBND tỉnh thống nhất triển khai xét nghiệm theo hướng dẫn tạm thời về việc xét nghiệm SARS-CoV-2 trong giai đoạn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Người dân phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh minh họa: Nhựt An/TTXVN
Đồng thời, thống nhất triển khai điều trị, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, nơi lưu trú đối với các trường hợp bảo đảm các tiêu chí như: Người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút, SpO2 lớn hơn hoặc bằng 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè... Ngoài ra, các trường hợp này còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí: Đã tiêm đủ liều hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc người mắc COVID-19 tái dương tính. Hoặc có đủ 3 yếu tố là trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi không có bệnh nền, không đang mang thai.
Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể về cách ly, xét nghiệm, điều trị trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và triển khai xét nghiệm, cách ly, quản lý F1, F0 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện cách ly, xét nghiệm, điều trị bảo đảm không để hệ thống y tế quá tải; phối hợp với Sở Y tế bảo đảm các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị tại trạm y tế cố định và trạm y tế lưu động.
Cũng do dịch COVID-19 trên địa bàn Đồng Tháp diễn biến phức tạp, ngày 11/11, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu đã yêu cầu tái hoạt động đối với 3 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 gồm: Trường Quân sự tỉnh (cơ sở cũ) ở thành phố Sa Đéc; Khu Du lịch Mỹ Trà ở thành phố Cao Lãnh và Khu 6 tầng, Ký túc xá phường Hòa Thuận ở thành phố Cao Lãnh).
Tính đến ngày 12/11, toàn tỉnh có 17 cơ sở thu dung/bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19, với công suất tối đa 3.315 giường, hiện đã bố trí 2.148 giường. Ngày 11/11, Đồng Tháp ghi nhận 352 ca mắc mới (tăng 78 ca so với ngày 10/11), trong đó 21 ca về từ vùng dịch, 74 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 4 ca trong cơ sở điều trị, 170 ca trong khu phong tỏa, 83 ca trong cộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 9.562 ca mắc COVID-19 đã được xuất viện, 2.406 ca đang điều trị, 227 ca tử vong.
Nghệ An: Tháo gỡ khó khăn cho vận tải hành khách Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đã được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.Nhưng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn gặp khó khăn, đang đứng trước nguy cơ phá sản do nguồn vốn cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao, thiếu nhân lực. Khu vực phòng chờ...