Phó Thống đốc NHNN nói gì về việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành và điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng?
Phó Thống đốc NHNN, Nguyễn Thị Hồng cho biết, một số ngân hàng có thể được xem xét nâng “room” tín dụng nếu đáp ứng được một số điều kiện…
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều qua (5/6), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, có 3 thách thức lớn với ngành ngân hàng từ nay đến cuối năm là vấn đề tăng trưởng tín dụng, việc giảm lãi suất và nợ xấu.
Đến ngày 29/5, tín dụng mới chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Lãnh đạo NHNN giải thích, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn nên vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh so với thời điểm trước khi dịch bùng phát.
Dù Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh nhưng diễn biến trên thế giới vẫn rất phức tạp. Trong khi đó, độ mở nền kinh tế của Việt Nam là rất lớn nên khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, doanh nghiệp trong nước cũng bị ảnh hưởng.
“Hiện tại, tăng trưởng tín dụng đang rất thấp do nhu cầu vay mới chưa nhiều. Tuy nhiên, khi đại dịch kết thúc thì hệ thống ngân hàng luôn sẵn sàng đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho doanh nghiệp và người dân trở lại hoạt động bình thường”, Phó Thống đốc khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Hồng NHNN cũng cho biết sẽ tiếp tục xem xét để thực hiện điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Điều này đang trong quá trình xem xét, phân tích và đánh giá. Việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng là cần thiết nhưng tăng trưởng phải đi cùng với việc kiểm soát được rủi ro.
Đối với việc có giảm tiếp lãi suất điều hành hay không, Phó Thống đốc cho biết, chính sách tiền tệ năm nay sẽ được điều hành phù hợp với diễn biến và bối cảnh. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong khi đó, đối với vấn đề nợ xấu, lãnh đạo NHNN cũng cho biết, khả năng nợ xấu sẽ tăng trong năm nay.
Video đang HOT
Ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát, NHNN cho biết, trong thời gian qua, các TCTD đã áp dụng rất nhiều biện pháp kiểm soát nợ xấu. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống được kiểm soát dưới 2%. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây, nợ xấu tiềm ẩn có xu hướng tăng. Dù vậy, ông khẳng định, nợ xấu vẫn đang nằm trong kiểm soát.
Chính sách tiền tệ thời Covid-19: Dư địa cung tiền không còn nhiều
Nhận định mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra "rất nghiêm trọng", Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 đều thấp xa so với mục tiêu 6,8% được Chính phủ và Quốc hội đề ra. Chính sách tiền tệ, tài khóa nên ra sao vào thời điểm này? ĐTTC trao đổi với ông NGUYỄN ĐỨC HÙNG LINH, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân (Công ty Chứng khoán SSI), về vấn đề này.
Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH. Ảnh: V.CHUNG
PHÓNG VIÊN: - Một số ý kiến cho rằng thời điểm này cần tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ. Theo ông, "linh hoạt" ở đây nên được hiểu như thế nào?
Ông NGUYỄN ĐỨC HÙNG LINH: - Ở thời điểm hiện tại dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ là có, đặc biệt là dư địa tài khóa. Trong năm 2019, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rất lớn, có lúc tới gần 500.000 tỷ đồng, tương đương 8% GDP.
Đây là nghịch lý bởi Việt Nam đang trong giai đoạn cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho các thành phần kinh tế phát triển. Những rào cản về thủ tục pháp lý, các quy định pháp luật và có cả sự chậm trễ ở các cơ quan quản lý, là nguyên nhân khiến đầu tư công trong 2 năm qua chỉ đạt 50% so với kế hoạch.
Chính phủ và các cơ quan liên quan thời gian qua đã rất nỗ lực để khơi thông các vướng mắc này, nên khi Covid-19 nổ ra càng là lý do để thúc đẩy đầu tư công trong năm 2020. Bên cạnh giải ngân nhanh, chúng ta cũng cần sự minh bạch trong sử dụng vốn ngân sách để đảm bảo tăng hiệu quả và chống thất thoát.
Với chính sách tiền tệ, tôi cho rằng cần rất tỉnh táo để tiếp tục duy trì định hướng đã hình thành trong những năm qua. Đó là giữ tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải, hướng tín dụng đến các ngành nghề ưu tiên. Chính sách tiền tệ cần tập trung giảm lãi suất, vốn đã khởi động từ cuối năm 2019.
- Trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của Covid-19, một số nước khu vực Đông Nam Á đã có động thái cắt giảm lãi suất. Theo ông Việt Nam nên làm gì?
- Chính phủ và NHNN đã phát tín hiệu giảm lãi suất trong năm 2019. Các lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất OMO, tín phiếu đều đã giảm nhiều đợt. Lãi suất huy động thực tế ở các NHTM cũng đã bắt đầu giảm kể từ cuối năm 2019 khi Thủ tướng yêu cầu.
Định hướng giảm lãi suất là hoàn toàn hợp lý, khi lạm phát kỳ vọng đang giảm do giá hàng hóa toàn cầu giảm. Tuy nhiên, đà giảm này có thể chững lại trong ngắn hạn do lo ngại Covid-19 sẽ làm giảm xuất khẩu, ảnh hưởng tới nguồn cung ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng tới nguồn cung tiền đồng và thanh khoản của hệ thống NH.
Các quy định chặt chẽ hơn của NHNN về các tỷ lệ an toàn vốn, cùng với sự tồn tại của nhóm NH nhỏ - nơi luôn đưa ra các lãi suất cao để cạnh tranh huy động - cũng là những lý do khiến lãi suất khó giảm. Các rào cản này không phải mới xuất hiện, Chính phủ và NHNN đều đã có những phương án xử lý, như điều tiết tăng trưởng tín dụng, kiểm soát các NH nhỏ. Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Theo ông, thời điểm này có cần tính đến phương án nới lỏng tiền tệ chưa?
Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khác các nước. Các công cụ lãi suất điều hành ít có tác động truyền dẫn đến thị trường. Yếu tố chịu tác động chính là cung tiền thực tế thông qua các kênh như mua bán ngoại tệ, tăng trưởng tín dụng, bơm/hút tiền trên thị trường mở.
Nới lỏng tiền tệ được hiểu là gia tăng cung tiền thông qua các kênh kể trên. Nếu nhìn lại, NHNN đã thực hiện nới lỏng một cách thận trọng trong cả năm 2019, khi mua vào lượng rất lớn ngoại tệ, trong khi chỉ hút ròng lượng khá ít trên thị trường mở.
Ở thời điểm hiện tại, kênh mua/bán ngoại tệ đã kém thuận lợi, đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng cũng khó thực hiện do các NHTM vẫn đang gặp các trở ngại về tỷ lệ an toàn, thanh khoản. Trong khi đó, NHNN thể hiện rõ sự kiên định trong định hướng nâng cao chất lượng hệ thống NH.
Bởi vậy dư địa để nới lỏng tiền tệ bằng cung tiền không còn nhiều, trong khi giảm lãi suất, đặc biệt ở các lĩnh vực ưu tiên là việc cần làm lúc này.
- NHNN đã chỉ đạo các NHTM hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, giảm lãi suất, giãn nợ. Theo ông, biện pháp như vậy đã hiệu quả và đủ mạnh?
- Chúng ta cần phải rất tỉnh táo khi sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bản thân những khó khăn trên thương trường là cơ hội để thanh lọc doanh nghiệp, nên không phải cứ khó khăn các cơ quan nhà nước phải "giải cứu" đồng loạt.
Ngoài ra, những khó khăn này chỉ là ngắn hạn, sang nửa cuối năm các hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường, thậm chí mạnh mẽ để bù lại thời gian đình đốn trước đó. Việc giãn nợ, nhất là với vốn lưu động là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong ngắn hạn bởi ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19 và thị trường Trung Quốc. Những trường hợp khác cần rà soát kỹ lưỡng để tránh việc lợi dụng chính sách.
- Trong báo cáo thị trường tiền tệ tháng 2 mới đây, ông đánh giá chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra nới rộng, hiện ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, cho thấy tâm lý thận trọng trước rủi ro tỷ giá đang gia tăng. Ông có thể lý giải rõ hơn về điều này và dự báo ra sao về tỷ giá VNĐ/USD năm nay?
- Khi tỷ giá đứng trước khả năng biến động mạnh, các NHTM thường nới rộng khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và bán ra, chênh lệch đó được coi là phần bù cho rủi ro tỷ giá gia tăng. Chịu áp lực quốc tế, tỷ giá VNĐ/USD từ đầu năm đến nay đã nhích tăng 0,3%, nhưng cũng chỉ tiệm cận về vùng tỷ giá tại cuối năm 2018.
Tỷ giá về cơ bản chỉ đang hồi lại sau khi giảm trong năm 2019. Dịch bệnh có thể khiến xuất khẩu giảm nhưng việc nhập khẩu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng cũng đang chậm lại, nên cung - cầu ngoại tệ có thể không bị ảnh hưởng nhiều.
Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa, vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VNĐ. Tôi cho rằng diễn biến tỷ giá năm 2020 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan điều hành và tỷ giá nếu có điều chỉnh cũng chỉ dao động quanh mức 1%.
- Xin cảm ơn ông.
Ngọc Quang (thực hiện)
Theo saigondautu.vn
Mặt bằng lãi suất còn dư địa giảm thêm Lãi suất được nhận định có thêm dư địa giảm trong thời gian tới, nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. NHNN vẫn còn dư địa giảm mặt bằng lãi suất, nhưng điều này còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát. Ngay sau quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua, hàng...