Phó TGĐ Vinacomin buồn vì lương nhân viên 7,2 triệu đồng
Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên mức lương bình quân người lao động chỉ 7,2 triệu đồng/người/tháng.
Thông tin này được ông Nguyễn Văn Biên – Phó tổng giám đốc Vinacomin đưa ra tại buổi họp báo quý III/2013 chiều 21/10.
Theo ông Biên, do điều kiện tình hình thị trường 9 tháng khó khăn, lãnh đạo tập đoàn chỉ đạo đảm bảo đủ việc làm cho người lao động tại một số vị trí như thợ lò, thợ mỏ… Tuy vậy, tại một số đơn vị số ngày làm việc của người lao động giảm so với trước đây. “Mức lương này tương đương với những năm trước, nhưng so với mục tiêu đề ra đầu năm của tập đoàn thì chưa đạt”- ông Biên nói và hy vọng, tình hình sản xuất kinh doanh cuối năm được cải thiện, đi kèm theo đó doanh thu nhiều hơn, lương người lao động sẽ cao hơn.
Về tiêu thụ than, ông Biên cũng cho hay, do thị trường than tiêu thụ giảm nên sản xuất than cũng giảm 7%, xuất khẩu than giảm 11% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng than tiêu thụ đạt 9 tháng 28,2 triệu tấn, bằng 66% kế hoạch đầu năm.
9 tháng đầu năm, Vinacomin sản xuất được 31 triệu tấn than nguyên khai, đạt 67% kế hoạch năm (bằng 72% kế hoạch điều hành) và giảm 7% so với cùng kỳ năm 2012. Than tiêu thụ trong nước ước đạt 28,2 triệu tấn bằng 66% kế hoạch đầu năm và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,4 triệu tấn, đạt 53% kế hoạch và giảm 11% so với cùng kỳ năm 2012. Tiêu thụ than trong nước đạt 19,8 triệu tấn, đạt 73% kế hoạch năm và bằng 109% so với cùng kỳ năm 2012.
Video đang HOT
Do kinh doanh khó khăn, lương bình quân của người lao động tại Vinacomin chỉ đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng
Trước tình hình quý 3 tiêu thụ giảm sút, tập đoàn xác định lại mục tiêu sản lượng than tiêu thụ trên 39 triệu tấn để đảm bảo giữ ổn định về sản xuất, việc làm cho người lao động, mục tiêu đảm bảo xã hội. Theo đó, sản lương tiêu thụ than còn lại quý IV tối thiểu là 10,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ trong nước là 7,8 triệu tấn và xuất khẩu 3 triệu tấn.
“Từ quý 4 khi thời tiết bước vào mùa khô nên nhu cầu than trong nước tăng dần, nhất là than bán cho điện, Vinacomin sẽ hoàn thành được mục tiêu tiêu thụ 39 triệu tấn than đã đề ra”- ông Biên nói.
Về thị trường vốn, Phó tổng giám đốc Vinacomin thông tin thêm, để đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm của tập đoàn, tháng 9 vừa qua tập đoàn đã phát hành trái phiếu với số lượng 5.000 tỷ đồng thời hạn 5 năm cho các dự án: bauxte nhôm, dự án A môn Nitrat và cho các dự án than.
9 tháng đầu năm Vinacomin cũng đã chuyển đổi xong 6 công ty TNHH MTV sản xuất than (Công ty than Mạo Khê, Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Dương Huy, Công ty than Thống Nhất, Công ty than Khe Chàm) thành chi nhánh trực tiếp trực thuộc tập đoàn từ 1/8/2013. Hiện, tập đoàn cũng đang tiếp tục tực hiện chuyển tiếp 3 công ty TNHH MTV còn lại là Công ty than Hòn Gai, Công ty than Hạ Long, Công ty than Uông Bí theo lộ trình chuyển đổi về trực thuộc tập đoàn từ 1/1/2014.
Ngoài ra, 3 doanh nghiệp khác gồm Công ty TNHH MTV Vật tư, vận tải và xếp dỡ – Vinacomin, Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên và Công ty TNHH MTV Phát triển công nghệ và thiết bị mỏ cũng sẽ cổ phần hóa theo lộ trình bán đấu giá cổ phần trong quý IV/2013 và chuyển hoạt động thành công ty cổ phần kể từ 1/1/2014.
Theo Hoài Thu
Sạt lở đảo đá trên Vịnh Hạ Long là do hiện tượng tự nhiên
Ngày 13/8, bà Phạm Thùy Dương, Trưởng BQL Vịnh Hạ Long cho biết, đã có nhận định sơ bộ ban đầu về sự cố đổ lở hòn 649 trên Vịnh Hạ Long là hoàn toàn do hiện tượng tự nhiên, do sự vận động kiến tạo địa chất trên vịnh.
Bà Dương cho biêt, nhân định trên được đưa ra sau khi Đoàn công tác của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có buổi khảo sát thực địa tại nơi xảy ra hiên tượng đô lở.
Đảo đá trên vịnh Hạ Long sạt lở xuông biên (Ảnh: Lao Đông)
Ngoài ra, theo nhận định của Đoàn công tác, các yếu tố như mưa, bão, sóng, gió, sự ăn mòn của nước biển trên Vịnh cũng là những tác nhân nhỏ (yếu tố kích hoạt) gây ra hiện tượng đổ lở. Như vậy, sự cố đổ lở hòn 649 hoàn toàn không phải do con người tác động.
Trước đó, ngày 6/8, trong khi đi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 6, cán bộ của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phát hiện hòn 649 trên Vịnh Hạ Long bị sạt lở. Hòn 649 nằm tại khu vực làng chài Cống Tàu, giữa Trung tâm 3 và Trung tâm 4 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
Ngay sau sự cố xảy ra, tỉnh Quảng Ninh đã mời Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đến khảo sát, phân tích, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự đổ lở của hòn 649.
Hiện, các cơ quan chuyên môn của Quảng Ninh đang phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng một số cơ quan khác đang lập đề tài nghiên cứu các quá trình địa chất, địa động lực hiện đại phục vụ quan trắc biến động các hang động và đảo đá trên Vịnh Hạ Long để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn các giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long.
Theo Dantri
"Dự án bauxite đã thật sự lỗ" Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vôn vê lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hô! Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức...