Phố Tây ở Nha Trang đìu hiu sau một tháng mở cửa
Hàng quán ở phố Tây Nha Trang vẫn đóng cửa im lìm dù chính quyền đã cho phép mở cửa từ đầu tháng 10.
Một số tiệm đã mở bán nhưng lượng khách đến ăn uống thưa thớt.
Trước dịch, phố Tây ở Nha Trang với hàng trăm nhà hàng, quán bar, tụ điểm ăn chơi hoạt động suốt đêm và là nơi tập trung gần như toàn bộ du khách khi đến Khánh Hòa nghỉ dưỡng.
Sau một tháng được phép mở bán trở lại, nơi đây vẫn trong tình trạng “cửa đóng, then cài”. “Quán đã chuẩn bị sẵn sàng bán lại, nhưng chưa có khách du lịch nên không dám mở cửa”, anh Quyền, chủ nhà hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật, nói.
Từng là quán yêu thích của nhiều khách du lịch, nhà hàng của anh Tuấn vẫn chưa hoạt động. “Biết là chính quyền cho phép mở bán, nhưng dịch vẫn còn khá phức tạp và nhất là khách du lịch quốc tế chưa có nên không có ý định mở bán lúc này”, anh chia sẻ.
Ở phố Tây ở Nha Trang có khu chợ dành riêng cho khách du lịch. Dịch Covid-19 ập đến, nơi này đóng của im lìm gần 2 năm nay.
“Chợ này chắc còn lâu mới mở cửa trở lại khi khách du lịch chưa đến”, chị Hoa, hộ kinh doanh trong chợ, cho biết.
Một số quán đã mở cửa trở lại, nhưng rất ít khách lui tới.
“Trước đây phải 4 bảo vệ để hướng dẫn và dắt xe cho khách. Từ khi mở lại sau dịch chủ yếu người địa phương, chứ khách du lịch gần như không có”, bảo vệ quán Louisiane cho biết.
Quán bia trên đường Trần Quang Khải đã cho lau dọn, sửa sang bàn ghế nhưng chưa đón khách. “Sớm nhất cũng giữa tháng 11, giờ có mở cũng không có khách đến ăn uống”, quản lý nơi này cho hay.
“Quán mở được 10 ngày nay, nhưng rất ít khách ăn. Hy vọng sang tháng 11, khách du lịch quốc tế đến đông, việc làm ăn sẽ khá hơn. Buôn bán như hiện tại không đủ tiền trả mặt bằng hàng tháng”, anh Hưng, chủ quán cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi sống ở đây 2 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy nơi này vắng vẻ lâu như vậy. Hy vọng dịch Covid-19 kết thúc để khách du lịch quay lại vì Nha Trang của các bạn rất đẹp”, bà Natasha, du khách Nga nói.
Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, dự kiến địa phương sẽ đón khách quốc tế từ tháng 11, còn khách nội địa thì đã cho phép đến Nha Trang nghỉ dưỡng từ đầu tháng 10.
Hàng quán ở phố Tây Nha Trang vẫn đóng cửa im lìm dù chính quyền đã cho phép mở cửa từ đầu tháng 10.
Một số tiệm đã mở bán nhưng lượng khách đến ăn uống thưa thớt.
Trước dịch, phố Tây ở Nha Trang với hàng trăm nhà hàng, quán bar, tụ điểm ăn chơi hoạt động suốt đêm và là nơi tập trung gần như toàn bộ du khách khi đến Khánh Hòa nghỉ dưỡng.
Sau một tháng được phép mở bán trở lại, nơi đây vẫn trong tình trạng “cửa đóng, then cài”. “Quán đã chuẩn bị sẵn sàng bán lại, nhưng chưa có khách du lịch nên không dám mở cửa”, anh Quyền, chủ nhà hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật, nói.
Từng là quán yêu thích của nhiều khách du lịch, nhà hàng của anh Tuấn vẫn chưa hoạt động. “Biết là chính quyền cho phép mở bán, nhưng dịch vẫn còn khá phức tạp và nhất là khách du lịch quốc tế chưa có nên không có ý định mở bán lúc này”, anh chia sẻ.
Ở phố Tây ở Nha Trang có khu chợ dành riêng cho khách du lịch. Dịch Covid-19 ập đến, nơi này đóng của im lìm gần 2 năm nay.
“Chợ này chắc còn lâu mới mở cửa trở lại khi khách du lịch chưa đến”, chị Hoa, hộ kinh doanh trong chợ, cho biết.
Một số quán đã mở cửa trở lại, nhưng rất ít khách lui tới.
“Trước đây phải 4 bảo vệ để hướng dẫn và dắt xe cho khách. Từ khi mở lại sau dịch chủ yếu người địa phương, chứ khách du lịch gần như không có”, bảo vệ quán Louisiane cho biết.
Quán bia trên đường Trần Quang Khải đã cho lau dọn, sửa sang bàn ghế nhưng chưa đón khách. “Sớm nhất cũng giữa tháng 11, giờ có mở cũng không có khách đến ăn uống”, quản lý nơi này cho hay.
“Quán mở được 10 ngày nay, nhưng rất ít khách ăn. Hy vọng sang tháng 11, khách du lịch quốc tế đến đông, việc làm ăn sẽ khá hơn. Buôn bán như hiện tại không đủ tiền trả mặt bằng hàng tháng”, anh Hưng, chủ quán cho biết.
“Chúng tôi sống ở đây 2 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy nơi này vắng vẻ lâu như vậy. Hy vọng dịch Covid-19 kết thúc để khách du lịch quay lại vì Nha Trang của các bạn rất đẹp”, bà Natasha, du khách Nga nói.
Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, dự kiến địa phương sẽ đón khách quốc tế từ tháng 11, còn khách nội địa thì đã cho phép đến Nha Trang nghỉ dưỡng từ đầu tháng 10.
Phố Tây ở TP.HCM nhớ khách
Con phố sầm uất bậc nhất về đêm ở thành phố hiện vẫn im lìm suốt vài tháng qua. Khách sạn tắt đèn để tiết kiệm điện, khách nước ngoài lần lượt xách ba lô về nước.
Hàng quán không cho ngồi tại chỗ, khách nước ngoài ở phố Tây đành ngồi tạm đâu đó hoặc mang đồ ăn về khách sạn dùng bữa. Ảnh: Y Kiện.
"Hơn một năm nay, tôi lần lượt tiễn biết bao bạn bè ngoại quốc rời khỏi nơi này. Người thì chuyển đến quận khác, còn đa số đã về nước", anh Ivan (người Nga, sống ở TP.HCM gần 5 năm) trầm ngâm nói.
Khu phố Tây quận 1 nằm trên các đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và các hẻm xung quanh.
Nơi đây là một trong những điểm vui chơi quen thuộc của khách nước ngoài. Từ lâu, con phố đã không còn khung cảnh náo nhiệt khi thành phố lên đèn.
Phố Tây chẳng còn khách Tây
Ivan ngồi ở vỉa hè góc phố Đỗ Quang Đẩu - Bùi Viện cùng chiếc bánh mì ăn dở và chai bia. Một tuần qua, từ ngày thành phố nới lỏng giãn cách, anh thường ra đây ngồi hóng mát.
Tối 8/10, ngồi cạnh anh là một người đồng hương với lỉnh kỉnh 4 balo lớn. Người này vừa trả phòng, sang ở cùng anh Ivan gần đó tạm vài ngày trước khi lên máy bay về nước.
"Hồi trước tôi thường rủ bạn bè quanh đây ra ngồi chơi, hoặc có khách nước ngoài khác đi qua nói với nhau mấy câu là có thể kết thêm bạn mới. Bây giờ chỉ có ông anh người Việt hay đi ngang nhắc tôi ngồi gọn vào, cẩn thận bị cướp điện thoại", Ivan tâm sự.
Trải qua các đợt giãn cách xã hội ở TP.HCM, người đàn ông ngoại quốc trạc 30 tuổi này chưa muốn về nước vì vẫn có thể kiếm thu nhập từ công việc online. Đồng thời, anh yêu quý và yên tâm với những người dân quanh đây đã giúp mình thời gian qua.
Ruslan (người Anh) từng sống trong homestay ở đường Phạm Ngũ Lão. Đợt giãn cách xã hội tháng 4/2020, anh này còn vui mừng vì đang được an toàn sống ở Việt Nam giữa thời điểm đại dịch bùng lên tại nhiều nước.
"Tôi từng sống rất ổn ở đây. Mỗi ngày ra phòng gym làm huấn luyện viên, ra công viên 23/9 chơi thể thao cùng người dân, sáng đi chợ Nguyễn Thái Bình mua đồ ăn, tối ra Bùi Viện đi bộ uống bia", Ruslan kể.
Hồi ấy anh quyết định sống ở phố Tây cho tiện công việc, vừa để dễ vui chơi và gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, khi cả quán bar rồi phòng gym phải ngưng hoạt động nhiều lần, mục đích sống ở đây bị vơi dần, anh đã chuyển sang quận 7 để giảm chi phí thuê nhà.
Các quản lý của khách sạn, homestay còn hoạt động ở phố Tây cho biết những khách nước ngoài còn lưu trú tại đây đa số là người lớn tuổi nghỉ hưu hoặc người lao động gốc Phi đặt phòng lâu dài từ trước.
"Những du khách bị mắc kẹt, kể cả người đã đặt phòng 6 tháng đến một năm, đều đã tìm cách về nước. Có khách sang Việt Nam tránh dịch tưởng yên ổn nhưng rồi cũng đi nốt trong đợt giãn cách xã hội", một quản lý khách sạn trong hẻm đường Đỗ Quang Đẩu nói.
Phố Bùi Viện không còn lung linh, đông đúc (ảnh chụp ngày 8/10).
Khách sạn cầm cự
Khách sạn Prague trong hẻm thông nhau giữa đường Bùi Viện và Phạm Ngũ Lão vẫn hoạt động suốt thời gian qua, nhưng tắt đèn tối om. Anh Phát (nhân viên) cho biết khách sạn chỉ bật đèn một vài lúc trong ngày, để tiết kiệm điện.
Hiện khách sạn này chỉ khai thác 12% công suất trên tổng 75 phòng, trong đó có 7 khách Tây và vài khách Việt lưu trú ở đây từ trước giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
"Trước dịch, giá thuê thấp nhất là 950.000 đồng đến 2,5 triệu đồng một phòng. Nay đã giảm 50% giá cho khách", anh Phát tiết lộ.
Tháng 8 vừa qua, 4 khách Tây đã trả phòng về nước. Không để khách bơ vơ, khách sạn Prague đã hỗ trợ xe cộ chở khách đi làm các thủ tục cho đến khi họ rời đi.
Chị Trang là chủ khách sạn Hoài Phố nằm trong một con hẻm lớn từ đường Bùi Viện rẽ vào. Trời nhá nhem tối, duy nhất khách sạn của chị sáng đèn, chị ngồi ở cửa nhưng không phải đón khách như ngày trước.
"Không có khách thì tôi vẫn mở cửa, bật đèn cho căn nhà thoáng mát, cho cái hẻm sáng sủa một chút. Cả con phố yên lặng mấy tháng rồi, cứ ở trong nhà thì buồn lắm", chị bày tỏ.
Lần cuối khách sạn chị Trang đón khách là trường hợp một ông Tây chuyển từ khách sạn gần đó sang, do cơ sở đó phải đóng cửa vì trụ không nổi. Đó cũng là khách duy nhất đang lưu trú.
Trước đây chị cho thuê 10 triệu đồng/phòng/tháng, nay giảm 50%, nhưng đủ duy trì tiền điện nước và một số thuế phí.
"Mặt bằng khách sạn là chính chủ nhà tôi, hoàn toàn có thể kinh doanh gì đó như mấy quán bar bán rau củ, nhưng tính đi tính lại tôi không làm. Các quán bar kia ở mặt phố, nhà tôi trong hẻm, nhân viên thì không còn, tôi đành chịu", chị Trang giãi bày.
Một số cơ sở lưu trú trong hẻm, đường nhỏ nơi nhiều cư dân sinh sống phải đóng cửa vì không có khách mới, vừa để tuân theo chỉ thị phòng dịch.
Theo lời của anh Phát, chị Trang, một số khách sạn ở phố Tây đang dành cho đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên chống dịch lưu trú; một số thì đã ngừng kinh doanh, trả mặt bằng.
Hẻm 373 đường Phạm Ngũ Lão trước đây có 10 hộ kinh doanh cơ sở lưu trú, nay đều khóa cửa. Còn duy nhất một khách sạn nhỏ bật đèn, treo biển "còn phòng cho thuê tháng".
"Từ ngày bùng dịch, khách thuê chỉ có chuyển ra chứ không ai đi vào. Chủ rồi nhân viên cũng về quê hết. Chúng tôi thì hạn chế người lạ vào", một cư dân trong hẻm cho hay.
Trong thời gian siết chặt giãn cách, các cơ sở dịch vụ lưu trú không được đón khách mới, nhưng vẫn hoạt động phục vụ khách đang ở, nhân viên thực hiện "3 tại chỗ".
Nay theo Chỉ thị 18, các cơ sở lưu trú được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch.
Thú vị ba khu 'phố Ta', 'phố Tàu', 'phố Tây' ở Cố đô Huế Ngoài các công trình gắn với Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế, các khu phố Ta, phố Tàu và phố Tây cũng là những địa điểm lý thú rất đáng khám phá ở thành phố Huế. 1. Khu "phố Ta" của Cố đô Huế là phố cổ Bao Vinh, dãy phố chạy dọc theo bờ...