Pho-mát và bơ: loại nào tốt cho tim hơn?
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen, Đan-mạch đã đầu tiên đặt ra việc tìm hiểu về những tác dụng gì của bơ và pho-mát đối với nguy cơ bị bệnh tim, như HDL hay cholesterol “tốt”, LDL và mức cholesterol tổng”..
Theo Reuters Health 14/11/2011 – Các bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng từ lâu đã đề nghị tránh dùng tất cả các loại mỡ động vật để làm giảm mức cholesterol trong máu, nhưng các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen, Đan-mạch nói rằng pho-mát có thể không xấu đến vậy và gần như không nên gộp chúng vào cùng một loại như với bơ.
Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) đã phát hiện rằng những người ăn nhiều món có pho-mát trong khoảng 6 tuần thì có mức LDL (tức cholesterol “xấu”) thấp hơn so với khi họ ăn một lượng bơ tương đương. Những người ăn pho-mát cũng không có mức LDL cao hơn trong quá trình nghiên cứu so với khi cũng chính họ ăn uống theo chế độ ăn uống bình thường.
Video đang HOT
TS. Elizabeth Jackson, phó giáo sư về y khoa của ĐHY Michigan và cũng là người không tham gia nghiên cứu nói với phóng viên Reuters Health rằng nghiên cứu đã hoàn tất nhưng không thực sự làm thay đổi những gì mà các chuyên gia tim hiện nay đang hướng dẫn cho mọi người. “Chúng tôi muốn mọi người có chế độ ăn uống nhiều hạt nguyên phần và rau quả và với một lượng chất béo vừa phải”.
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Copenhagen, Đan-mạch đã đầu tiên đặt ra việc tìm hiểu về những tác dụng gì của bơ và pho-mát đối với nguy cơ bị bệnh tim, như HDL hay cholesterol “tốt”, LDL và mức cholesterol tổng”
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi khoảng 50 người và mỗi người được yêu cầu kiểm soát chế độ ăn và đã bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày một lượng pho-mát hay bơ nhất định. Trong suốt thời gian nghiên cứu, mỗi người được so sánh với chính bản thân mình để theo dõi những thay đổi trong cơ thể do chế độ ăn gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã cho mỗi người pho-mát hoặc bơ làm từ sữa bò, tương đương với 13% nguồn năng lượng từ chất béo của mỗi người. Trong thời gian 6 tuần, mỗi người ăn một lượng xác định bơ hoặc pho-mát, phân cách giữa chừng bằng 14 ngày làm sạch ruột với chế độ ăn uống như bình thường. Sau đó họ chuyển sang 6 tuần tiếp theo với việc chuyển sang dùng bơ đối với những người đã dùng pho-mát và chuyển sang dùng pho-mát đối với những người đã dùng bơ trước đó.
Mặc dù ăn nhiều chất béo hơn chế độ ăn bình thường trước đó, những người ăn pho-mát đã cho thấy không có tăng LDL hoặc cholesterol tổng. Trong khi đó, cũng chính những người này khi ăn bơ lại có mức LDL cao hơn đến trung bình 7%. Trong khi ăn pho-mát, mức HDL của họ giảm chút ít so với khi chính họ ăn bơ, nhưng không so sánh mức HDL trong thời gian họ ăn chế độ ăn bình thường.
Các tác giả nghiên cứu biện luận rằng có thể có một vài lý do tại sao pho-mát lại có tác động khác với bơ nhưng không có điều nào chắc chắn cả. Trong số đó có lý do là pho-mát có chứa nhiều calcium và điều đó đã làm tăng lượng chất béo bị bài tiết qua đường tiêu hóa như chúng ta đã biết. Ngoài ra họ cũng đã phát hiện thấy có mỡ trong phân nhiều hơn một chút trong thời gian mà người tham gia ăn pho-mát nhưng lượng nhỏ này không có ý nghĩa thống kê. Những giải thích khác gồm có việc trong pho-mát có nhiều protein và việc lên men của quá trình làm pho-mat và cả hai điều này có thể ảnh hưởng đến cách nó được tiêu hóa khi so sánh với bơ.
Nghiên cứu này đã được tài trợ của Ủy ban Sữa của Đan mạch và Viện Nghiên cứu Quốc gia về sữa.
Jackson đã lưu ý rằng một nghiên cứu thì không có nghĩa là mọi người nên bắt đầu ăn thật nhiều pho-mat. Nói về pho-mát, dù sao thì chỉ ăn vừa phải thôi”, bà nói.
Theo dân trí
Biểu hiện khi dị ứng sữa
Tôi 50 tuổi, đo mật độ xương báo hiệu loãng xương, bác sĩ khuyên cần uống sữa hằng ngày nhưng tôi uống sữa lại tiêu chảy. Nghe nói là do không hấp thụ được đường lactoza. Xin hỏi, đường lactoza là dạng đường gì? Khi bị dị ứng với sữa cơ thể sẽ có các biểu hiện thế nào?
Người ta chia đường thành 3 dạng: đường đơn, đường đôi (gồm 2 gốc đường đơn kết hợp với nhau) và đường đa (gồm nhiều đường đơn kết hợp lại). Cơ thể con người chỉ hấp thu được đường đơn. Trong sữa có đường lactoza (còn gọi là đường sữa vì chỉ có trong sữa), là một dạng đường đôi, khi thủy phân sẽ cho 2 gốc đường đơn là glucoza và galactoza. Những người không dùng được sữa, chủ yếu là do không tiêu hóa được lactoza vì cơ thể thiếu một loại men (enzym) có tên là lactoza để thủy phân lactoza thành 2 đường đơn giản, giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu.
Nên đun sôi sữa trước khi dùng để ngừa dị ứng sữa.
Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như: tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp, các rối loạn ở dạ dày - ruột... Một số trường hợp (chủ yếu là trẻ nhỏ) lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2-12 giờ sau khi ăn, có thể biểu hiện với các triệu chứng: choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phù quincke, sốt không rõ nguyên nhân. Để phòng ngừa các tai biến dị ứng, khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng và nên đun sôi sữa trước khi dùng.
Theo Sức khỏe đời sống
Trứng - Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối. Thành phần dinh dưỡng của trứng Bất kể trứng nào thì vỏ trứng cũng chiếm...