Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xác ướp ở sa mạc Tân Cương
Những người sống ở thời đại đồ đồng sống cách đây 3.500 năm được chôn cùng một miếng pho mát bí ẩn.
Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xác ướp ở sa mạc Tân Cương (Ảnh: SCMP).
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố phát hiện về loại pho mát lâu đời nhất thế giới, được chôn cùng xác ướp trong lưu vực Tarim, thuộc sa mạc Tân Cương ở phía tây Trung Quốc.
Theo báo cáo, miếng pho mát này có niên đại khoảng 3.500 năm.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy DNA của dê và vi khuẩn lên men từ thời đại đồ đồng bên trong các mẫu sữa nằm rải rác gần xác ướp, bên trong cỗ quan tài.
Đây nhiều khả năng là các loại thực phẩm được chôn cùng xác người sau khi chết, với ý nghĩa tượng trưng cho việc mang theo đồ ăn sang thế giới bên kia.
“Có vẻ như người dân bản địa đã tích cực áp dụng chăn nuôi từ văn hóa thảo nguyên và sản phẩm từ sữa lên men. Thành phẩm của quá trình này là phô mai kefir,” nhóm nghiên cứu cho biết trong một báo cáo. “Đây dường như là một phần quan trọng của nền văn minh Xiaohe, và sau đó lan rộng sang khắp khu vực Đông Á”.
Nghiên cứu cho thấy, pho mát và các sản phẩm từ sữa đã có vai trò quan trọng trong cuộc sống từ hàng nghìn năm trước, và tiếp tục là một phần thiết yếu của nền văn hóa, thực phẩm ngày nay.
Được biết, phô mai kefir vốn dĩ được làm bằng cách sử dụng một loại men và vi khuẩn được gọi là kefir, thay vì các loại axit để tách sữa nguyên chất thành sữa đông và váng sữa. Phô mai thu được từ quá trình này có hương vị rất chua, đậm đà và kết cấu dạng kem, đặc.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cung cấp thông tin quan trọng về cách vi khuẩn đóng vai trò trong việc ảnh hưởng tới những nền văn hóa qua các thời kỳ.
Không chỉ vậy, nó còn làm sáng tỏ cách người cổ đại chế biến thực phẩm, cũng như sự tương tác của con người với thế giới vi sinh từ cách đây hàng ngàn năm.
Lần đầu tiên phát hiện loài gấu 'báu vật quốc gia' của Mông Cổ tại Trung Quốc
Gấu Gobi, loài gấu duy nhất sống trong sa mạc vừa được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại vào ngày 18/3/2021cho thấy một con gấu Gobi ở thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo công bố mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã phát hiện ra loài gấu Gobi ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây cũng là lần đầu tiên, loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này được tìm thấy ở Trung Quốc.
Gấu Gobi có tên khoa học Ursus arctos gobiensis, là một phân loài của gấu nâu ( Ursus arctos). Đây cũng là loài gấu duy nhất trên thế giới sinh sống ở sa mạc. Chúng thường sống đơn độc và rất hiền lành. Người Mông Cổ coi gấu Gobi là báu vật quốc gia.
Hình ảnh mới nhất về gấu Gobi được các nhà khoa học Trung Quốc chụp được trong chuyến thám hiểm nghiên cứu tại thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu. Thị trấn này giáp với Khu vực A - Khu bảo tồn nghiêm ngặt nhất của Mông Cổ, cũng là môi trường sống của loài gấu quý hiếm này.
Theo dữ liệu được công bố, hiện nay trên toàn cầu, chỉ còn hơn 50 cá thể gấu Gobi được ghi nhận. Năm 2018, Trung Quốc và Mông Cổ đã ký một thỏa thuận về việc thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm cứu loài gấu Gobi và cải thiện phạm vi sinh sống của chúng.
Đào vàng ở Siberia, nhóm thợ mỏ phát hiện "xác ướp quái vật" Một sinh vật tuyệt chủng ở Siberia từ hàng thiên niên kỷ trước đã được thiên nhiên biến thành xác ướp hoàn hảo đến kinh ngạc, như vừa chết hôm qua. Theo Live Science, "xác ướp quái vật" mà một nhóm thợ đào vàng đã khai quật được ở Cộng hòa Sakha thuộc vùng Siberia của Nga đã được xác định là một...