Phi hành gia Nga lập kỷ lục với 1.111 ngày ngoài không gian
Phi hành gia Oleg Kononenko vừa trở về Trái Đất an toàn sau khoảng thời gian làm việc kỷ lục trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Oleg Kononenko vừa trở về sau sứ mệnh kéo dài 374 ngày ở trên ISS, đồng thời thiết lập kỷ lục mới về thời gian lưu trú ngoài không gian (Ảnh: AFP).
Oleg Kononenko vừa trở về Trái Đất bên trong tàu vũ trụ Soyuz MS-25 của Nga vào ngày 23/9 cùng các phi hành gia Nikolai Chub và Tracy Caldwell Dyson sau hơn 1 năm làm việc ngoài không gian.
Được biết, phi hành gia 60 tuổ.i này hiện đã dành tổng cộng 1.111 ngày (không liên tiếp) trên quỹ đạo, lâu hơn bất kỳ phi hành gia nào khác trong lịch sử. Điều đáng nói là thành tích của Kononenko có thể sẽ khó bị phá vỡ trong nhiều năm nữa.
Trước đó, ông cũng đã dành kỷ lục 374 ngày liên tục làm việc trên trạm vũ trụ, vượt qua thành tích của người đứng thứ 2 là phi hành gia NASA Frank Rubio.
Kononenko lần đầu phá kỷ lục về thời gian tích lũy trong không gian vào tháng 2, khi ông vượt qua kỷ lục 878 ngày của đồng hương Gennady Padalka, thiết lập vào năm 2015.
Theo NASA, Kononeko là người duy nhất chịu trách nhiệm cho khoảng 1,5% tổng thời gian ở trong không gian của hơn 600 người, kể từ chuyến bay vũ trụ đầu tiên của con người được thực hiện bởi Yuri Gagarin vào năm 1961.
Phi hành gia này gần như đã chinh phục mọi cột mốc mà một người có thể thực hiện tại quỹ đạo tầm thấp.
Video đang HOT
Oleg Kononenko lần đầu tiên làm việc tại Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2008 (Ảnh: NASA).
Tuy vậy, một kỷ lục mà Kononenko chưa thể phá vỡ trong suốt sự nghiệp phi hành gia của mình là thời gian ở liên tục lâu nhất ở trong không gian, được nắm giữ bởi Valeri Polyakov.
Phi hành gia này đã dành 437 ngày trên trạm vũ trụ Mir cũ của Nga từ năm 1994 đến năm 1995.
Không rõ Kononenko có thể thực hiện thêm chuyến bay nào vào không gian, nhưng ông vẫn chưa thông báo về việc nghỉ hưu.
Trước đó, Kononenko từng thừa nhận rằng các chuyến bay vào không gian “đang trở nên phức tạp hơn” và việc chuẩn bị cho các nhiệm vụ “không hề dễ dàng” theo thời gian.
Dẫu vậy, ngay cả khi Kononenko có nghỉ hưu sớm, thì thành tích của ông cũng khó lòng bị vượt qua bởi các đồng nghiệp. Nguyên nhân là bởi 10 phi hành gia trong bảng xếp hạng những người có thời gian lâu nhất ngoài không gian đều đã ngừng tham gia các sứ mệnh, hoặc qua đời.
Theo NASA, hầu hết các kỷ lục dạng này đều do phi hành gia người Nga nắm giữ, vì Mỹ thường không cho phép các phi hành gia của mình ở lại trong không gian lâu như vậy.
Đối với Kononenko, kỷ lục của ông là một thành tựu tuyệt vời, nhưng không phải là động lực chính cho sự nghiệp lâu dài của phi hành gia kỳ cựu. “Tôi bay vào không gian để làm điều mình thích, không phải để lập kỷ lục”, ông nói.
“Đôi khi tôi quay ngược thời gian, nhìn lại những gì mà tôi đã thực hiện”, ông từng cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Và tôi nhận ra rằng vectơ luôn hướng về không gian”.
Số phận đàn cá tương đồng gene với con người, được Trung Quốc đưa lên trạm vũ trụ sau 1 tháng ra sao?
Sau khi được đưa lên trạm vũ trụ 1 tháng, đàn cá này đã xuất hiện phản ứng lạ.
Hành động lạ của đàn cá
Vào ngày 25 tháng 4 năm 2024, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-18, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ. Lần này, đi cùng với họ có một đàn cá gồm 4 con cá ngựa vằn và 4 gram tảo. Chúng được nuôi trong một bể nước trên trạm vũ trụ.
Vào cuối tháng 4, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-18 với 3 phi hành gia và 1 đàn cá ngựa vằn lên trạm vũ trụ Thiên Cung. (Ảnh: Pixabay)
Theo thông tin trên trang Phys, những con cá ngựa vằn này được đưa lên không gian là một phần của thí nghiệm về sự phát triển của động vật có xương sống trong môi trường vi trọng lực. Được biết, dự án này do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) khởi xướng. Dự án nhằm nghiên cứu tác động của trọng lực và hệ sinh thái bị giới hạn với sự tăng trưởng, phát triển và hành vi của động vật có xương sống.
Trạm vũ trụ Thiên Cung quay quanh Trái đất ở độ cao 340 - 450 mm, xấp xỉ độ cao quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Cá ngựa vằn được đặt tên do có năm sọc ngang, có sắc tố, màu xanh lam ở bên thân, gợi nhớ đến các sọc của ngựa vằn, và kéo dài đến hết vây đuôi. Hình dạng của nó có dạng hình trục chính và bị nén về phía bên, với miệng hướng lên trên. Con đực có hình ngư lôi, giữa các sọc xanh có sọc vàng; con cái có bụng lớn hơn, màu trắng và có sọc bạc thay vì vàng. Con cái trưởng thành có một nhú sin.h dụ.c nhỏ ở phía trước gốc vây hậ.u mô.n.
Cá ngựa vằn có thể dài tới 4-5 cm, mặc dù chúng thường dài 1,8-3,7 cm trong tự nhiên với một số biến thể tùy thuộc vào vị trí. Tuổ.i thọ của nó trong điều kiện nuôi nhốt là khoảng hai đến ba năm, mặc dù trong điều kiện lý tưởng, thời gian này có thể kéo dài đến hơn năm năm.
Cá ngựa vằn phân bố chủ yếu tại Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Bhutan. Cá ngựa vằn thường sống ở vùng nước chảy mức độ vừa phải đến nước trong và đọng ở độ sâu khá nông trong suối, kênh, mương, hồ Oxbow, ao và ruộng lúa. Thường có một số thảm thực vật, ngập nước hoặc nhô ra khỏi bờ, và đáy là cát, bùn hoặc phù sa, thường lẫn với cuội hoặc sỏi.
Trong các cuộc khảo sát về các địa điểm nuôi cá ngựa vằn trên khắp phần lớn phân bố ở Bangladesh và Ấn Độ, nước có độ pH gần như trung tính đến hơi cơ bản, và chủ yếu dao động trong nhiệt độ khoảng 16,5-34 °C. Một địa điểm sinh sống lạnh bất thường chỉ có nhiệt độ là 12,3 °C và một địa điểm ấm bất thường khác là 38,6 °C, nhưng chúng vẫn trong khỏe mạnh. Nhiệt độ lạnh bất thường là tại một trong những địa điểm có cá ngựa vằn cao nhất được biết đến ở 1.576 m trên mực nước biển, mặc dù loài này đã được ghi nhận đến 1.795 m.
Trứng của cá ngựa vằn còn trong suốt nên việc nghiên cứu chúng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. (Ảnh: Phys)
Đây không phải là lần đầu tiên cá ngựa vằn được đưa lên vũ trụ. Kể từ năm 2012, một dự án nghiên cứu của Nhật Bản đã đưa cá medaka và cá ngựa vằn lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để nghiên cứu môi trường sống của chúng.
Năm 1976, cá ngựa vằn cũng từng được gửi lên trạm vũ trụ Salyut 5 của Liên Xô.
Sở dĩ, loài cá này được chọn làm đối tượng thí nghiệm là bởi chúng có sự tương đồng gene với con người. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, cá ngựa vằn có chu kỳ sinh sản, phát triển ngắn. Ngoài ra trứng của cá ngựa vằn còn trong suốt nên việc nghiên cứu chúng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), khoảng 70% gene của người có điểm tương đồng với bộ gene của cá ngựa vằn. Điểm tương đồng đặc biệt này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc liên quan đến sức khỏe con người. Cụ thể là khi các phi hành gia phải thực hiện nhiệm vụ dài ngày ở ngoài vũ trụ thì việc hiểu về ý nghĩa sinh học của du hành vũ trụ là rất cần thiết.
Vệ tinh của NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu từ không gian Vệ tinh TBIRD của NASA, có kích thước bằng hộp khăn giấy sơn màu vàng, đã lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất. từng được thực hiện trong không gian. TBIRD, viết tắt của cụm từ Truyền phát Hồng ngoại TeraByte (TeraByte InfraRed Delivery) ngày 28/4, đã cho thấy tốc độ truyền tải thông tin quang học từ...