‘Phở hủ tiếu’ hai tô
Nước dùng phở nhưng lại không có bánh phở, vì “người miền Tây quen ăn hủ tiếu”, theo chủ quán Tân Thành.
Quán phở hủ tiếu Tân Thành của ông Trần Thanh Vân nằm ở ấp 1, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre. Khi vào quán, khách quen lúc nào cũng gọi “cho em tô phở hủ tiếu nha chị”. Quán đặt tên cho “đặc sản” này là phở hủ tiếu vì mọi khâu nấu đều như phở, nhưng lại dùng hủ tiếu, thay vì bánh phở như thông thường.
“Người miền Tây quen ăn hủ tiếu nên khi bán, tiệm dùng sợi hủ tiếu”, chủ quán 70 tuổi cho biết. Phở hủ tiếu tại quán có đủ loại, nào phở tái, phở nạm, gân, bò viên… Tô phở nóng nghi ngút khói, miếng thịt bò tái hồng thơm phức, chút mỡ béo sóng sánh mướt mắt trên mặt tô làm biết bao thực khách dù xa dù gần, đã ăn một lần là muốn về ăn nữa.
Nồi nước dùng 120 lít được bác Vân nấu từ hơn 30 kg xương bò luôn đỏ lửa. Ảnh: Thanh Thúy.
Quán nổi tiếng đến độ, khách từ xa tới TP. Bến Tre chỉ cần hỏi “phở hủ tiếu” ở đâu, người dân sẽ nhiệt tình chỉ dẫn. Sau khi gọi món, chưa đầy 5 phút khách sẽ được thưởng thức phở hai tô nóng hổi, thơm phức.
Sở dĩ gọi phở hai tô vì ngoài một tô phở bình thường, quán còn thêm một tô nhỏ đựng thịt và nước dùng cho khách. Trước đây, tô hoặc chén nhỏ được khách dùng làm chén đựng nước chấm, lâu dần thành quen, thiếu một tô nhỏ khách quen hỏi liền “phần của em thiếu một tô”, ông Vân cười tươi cho biết.
Phở Tân Thành được theo khẩu vị của người miền Tây, nên ngoài vị phở vốn có, hương liệu hay gia vị cũng gia giảm, ít mùi hồi, quế hơn mà thay vào đó là mùi thơm của sợi hủ tiếu, nước dùng ngọt thanh. Tô phở được mang ra, khách húp một muỗng nước dùng sẽ thấy người tươi tỉnh, sảng khoái. Gắp một đũa hủ tiếu dai dai, cắn miếng thịt bò tái vừa chín tới mềm giòn sần sật là thỏa lòng.
Người ăn khỏe có thể dùng cùng lúc 2, 3 tô phở của quán Tân Thành. Ảnh: Thanh Thúy.
Video đang HOT
Rau ăn kèm có quế, ngò gai, giá sống, thêm lát ớt cay xè, vắt miếng chanh chua chua, vèo một cái là hết sạch tô phở. Chị Thanh, thực khách tại TP HCM, cho biết: “Làm dâu xứ dừa 5 năm, lúc nào theo ba mẹ chồng về quê, tôi lại được ăn sáng ở quán phở này. Có lúc ba mẹ không ghé là mấy chị em cứ đòi cho bằng được”.
Ông Vân cho hay, hai vợ chồng mở quán phở từ năm 1993, tính đến nay đã ngót nghét 27 năm, chính ông làm đầu bếp. Hàng ngày, 4 giờ sáng ông dậy chuẩn bị nấu nồi nước dùng, nêm nếm, kiểm tra tất cả các khâu xong xuôi mới mở bán.
“Dù là đàn ông nhưng từ nhỏ tôi đã mê nấu ăn, cứ lẽo đẽo theo bà nội coi nấu bếp để học nghề. Sau này, mở quán phở tôi cũng nấu luôn. Vì quán bán không nghỉ ngày nào nên tôi quanh năm không đi chơi đâu, cứ coi nấu suốt”, ông Vân nói.
Hiện chị Kiều, con dâu ông Vân, là người đứng bán chính ở quán. Về làm dâu đã 15 năm cũng là chừng ấy năm chị được cha chồng truyền nghề nấu phở.
Quán bình dân bán mỗi ngày lên tới 300 – 400 tô phở. Ảnh: Thanh Thúy .
Quán phở Tân Thành mở cửa từ lúc 5 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Mỗi tô phở có giá 35.000 đồng. Mỗi ngày, quán bán từ 300 – 400 tô, cuối tuần, lễ tết đông hơn, quán có 6 người phục vụ nhưng không lúc nào ngơi tay.
4 món ăn miền Tây nổi tiếng ở TP.HCM
Ẩm thực miền Tây chiều lòng thực khách bởi hương vị đặc trưng, hình thức đa dạng. Bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon xuất xứ từ vùng đất này ở TP.HCM.
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, TP.HCM còn thu hút những tín đồ ẩm thực bởi loạt món ăn khắp 3 miền. Khi đến đây, bạn có thể lên lịch trình khám phá các món ăn miền Tây được giới trẻ ưa chuộng.
Bì cuốn
Miền Tây là xứ sở của các món cuốn. Trong đó, bì cuốn là món ăn vặt phổ biến của người dân miền Tây Nam Bộ. Đặc sản nức tiếng này thường được bán ở các quầy hàng vỉa hè. Các thành phần chế biến gồm rau, bún, bì cuốn, thịt ba rọi trộn da lợn cắt nhỏ và thính.
Mọi nguyên liệu được gói gọn trong lớp bánh tráng nem. Được làm từ gạo rang vàng sau đó nghiền nhuyễn, thính có mùi thơm đặc trưng, giúp giảm độ ngấy.
Bì cuốn gồm nhiều loại khác nhau, có giá 6.000-10.000 đồng/chiếc. Ảnh: Chanlovefoods.
Hủ tiếu
Miền Tây là vùng đất sản sinh món hủ tiếu nổi tiếng. Mỗi địa phương ở đây lại làm hủ tiếu theo cách khác nhau. Không phải đi đâu xa, bạn có thể thưởng thức nhiều loại hủ tiếu tại TP.HCM. Trong đó, món được nhiều người yêu thích là hủ tiếu pate Bến Tre, hủ tiếu Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỹ Tho...
Tô hủ tiếu ở Bến Tre được thêm miếng pate gan mềm xốp tan trong nước lèo. Hủ tiếu Sa Đéc đặc trưng bởi sợ dai, trắng mịn, mềm, nước dùng ngọt thanh. Nước lèo ngọt thơm tạo hương vị nổi bật cho món hủ tiếu Mỹ Tho. Giá mỗi tô hủ tiếu trung bình 50.000 đồng.
Hủ tiếu là món ăn ưa chuộng vào bữa sáng của người Sài thành. Ảnh: Mysteriousaigon, citastyfood, mitsfoody.
Lẩu cá kèo
Cá kèo là nguyên liệu quen thuộc của người miền Tây, được dùng để chế biến nhiều cách như kho tộ, nấu canh, làm lẩu, nướng than... Trong đó, lẩu cá kèo là đặc sản trứ danh của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ở TP.HCM, người dân thường thưởng thức món ăn này vào buổi chiều tối.
Món ăn là sự hòa quyện của nhiều hương vị đặc trưng như lá giang chua dịu, thịt cá kèo béo mềm và rau đắng. Bạn có thể thưởng thức lẩu cá kèo tại nhiều nhà hàng ở TP.HCM như quán Rau Đắng, Bà Huyện Thanh Quan, Mưa Rừng...
Nồi lẩu cá kèo có giá trung bình 150.000 đồng. Ảnh: Tebefood, nguyenkhanhvan9290
Bánh tằm bì
Là một trong những món nức tiếng miền Tây, bánh tằm bì có mặt từ quán ăn vỉa hè tới nhà hàng sang trọng trên địa bàn TP.HCM. Hương vị lạ miệng của đặc sản này đã thu hút người dân Sài thành truyền tai nhau nếm thử và dần ưa chuộng.
Món ăn được làm từ những nguyên liệu dân dã như sợi bánh tằm, bì, xíu mại, rau sống, nước cốt dừa. Khi chấm bánh vào bát nước mắm, bạn sẽ cảm nhận được sự kết hợp độc đáo, khác lạ giữa các vị béo ngậy, mặn ngọt và chua cay.
Bánh tằm bì Tô Châu, Sa Đéc Quán, Đồng Tháp... là các địa chỉ hút khách.
Giá bánh tằm bì dao động 10.000-50.000 đồng/đĩa. Ảnh: Thanhdifood.
Mắm tép thịt luộc miền Tây Mắm tép thịt luộc - món ăn hao cơm của người miền Tây, dù đi đâu cũng khiến bạn luôn nhớ về nó. Món mắm tép thịt luộc thường hiện diện trên mâm cơm hàng ngày hay trong các dịp lễ, tết, giỗ chạp của người miền Tây. Ở vùng đất kênh rạch chằng chịt, lắm tôm nhiều cá, để có thức ăn...