Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Đã cố rồi, hãy cùng cố thêm chút nữa’
Giải pháp bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM cần thực hiện là khi phát hiện F0, phải tổ chức khoanh vùng luôn nhà của F0, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị và túi an sinh cho người bệnh sử dụng trong vòng 1 tuần.
Đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người dân là một trong các giải pháp để TP.HCM kiểm soát, từng bước đẩy lùi dịch bệnh – Ảnh: DUYÊN PHAN
Sáng 18-8, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, kiêm tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn điều trị COVID-19 – về các vấn đề trong tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM đang bước vào cao điểm 1 tháng hành động kiểm soát tình hình dịch bệnh.
* Việc chuyển đổi từ 5 tầng xuống 3 tầng điều trị, theo ông có làm thay đổi cục diện chiến lược điều trị của TP.HCM bấy lâu nay không?
- Việc thay đổi này chỉ là sự sắp xếp lại nhằm thống nhất và phù hợp với định hướng chung trong phân tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bộ Y tế.
Trong đó tầng 1 so với trước có sự khác biệt là được bổ sung việc chăm sóc điều trị F0 tại nhà. Nói là điều trị F0 tại nhà nhưng có nhiều trường hợp điều kiện nhà cửa không phù hợp vẫn phải chuyển đi cách ly tập trung để tiện chăm sóc.
Thử nghĩ xem nếu tất cả F0 đều được chuyển vào các cơ sở y tế sẽ ra sao? Điều này tạo áp lực rất lớn về mặt số lượng, cũng như chất lượng chăm sóc. Do đó việc chăm sóc điều trị F0 tại nhà chắc chắn sẽ làm giảm áp lực cho các cơ sở điều trị.
* Trong cuộc làm việc với TP.HCM ngày 17-8, bộ trưởng Bộ Y tế có đề xuất khi phát hiện F0 ở nhà nào, phải tổ chức khoanh vùng luôn ngôi nhà đó, đồng thời phát túi thuốc chăm sóc điều trị và túi an sinh cho người bệnh sử dụng trong vòng 1 tuần. Ông thấy liệu ngành y tế TP.HCM có đảm bảo được yêu cầu này không?
- Gợi ý này hoàn toàn phù hợp và thực tế TP.HCM đã có sự chuẩn bị trước đó. Vấn đề quan trọng hiện nay ở khâu thực hiện sao cho đảm bảo tốt nhất để người bệnh yên tâm ở yên trong nhà điều trị, và diễn biến bệnh không xấu đi.
Video đang HOT
Và để làm được điều này, tôi cho rằng ngoài túi thuốc điều trị (bắt buộc), cần phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tối thiểu từ bữa ăn đến giải đáp gỡ rối kịp thời các thắc mắc mà người bệnh gặp phải.
Khi F0 chăm sóc tại nhà cũng cần có các cảnh báo để tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng, tổ phản ứng nhanh nắm cụ thể, cùng giám sát theo dõi sát tình trạng của người bệnh. Khi xây dựng nghị quyết 86 của Chính phủ, TP.HCM đã đưa các nội dung này vào kế hoạch và đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Túi thuốc được các lực lượng tình nguyện mang đến tận nhà của từng F0 đang cách ly điều trị – Ảnh: T.T
* Thời gian qua ngành y tế có nhiều văn bản cập nhật hướng dẫn điều trị F0 tại nhà, trong đó có đề cập nhiều toa thuốc có sử dụng các thuốc kháng viêm và kháng đông. Đang có tình trạng người dân đổ xô đi mua trữ các loại thuốc này để “phòng thân”…
- Các hướng dẫn này được coi là “túi thuốc căn bản” của các F0 khi điều trị tại nhà. Đã là thuốc khi sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ trực tiếp theo dõi giám sát, chứ không phải F0 nào cũng có thể uống và uống cùng một liều lượng giống nhau.
Hiện trong các loại thuốc được hướng dẫn có thuốc kháng virus Remdisivir từ chương trình của Bộ Y tế vừa cập nhật. Loại thuốc này hiện không mua bán trên thị trường, người bệnh cần cảnh giác kẻo bị đối tượng xấu lợi dụng tiền mất tật mang. Tôi xin khẳng định thuốc này từ nguồn Bộ Y tế cấp và sẽ được chuyển đến tận tay người bệnh theo hệ thống chăm sóc sức khỏe của TP.
* Ca mắc cộng đồng đang tăng, ông có thể cho biết nguyên nhân do đâu và giải pháp đưa ra là gì?
- Việc các ca cộng đồng tăng là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên việc tăng không phải đột biến, đều nằm trong dự báo. Một trong số các nguyên nhân khiến F0 cộng đồng tăng đó là TP đang trong tuần lễ tăng cường xét nghiệm phát hiện sớm, bóc tách các F0 trong cộng đồng, tăng “vùng xanh” và dần đi đến làm giảm “vùng đỏ”.
Để kiểm soát tình hình, theo tôi không còn cách nào khác chúng ta phải tiếp tục thực hiện giãn cách thật nghiêm; chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ; xét nghiệm nhanh; giảm số ca tử vong và đẩy mạnh tiêm vắc xin…
Đã cố rồi, cố thêm chút nữa
* Thời gian qua ngành y tế liên tục có các văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế phải thường trực 24/7 và phải tiếp nhận bệnh (cả mắc COVID-19 và thông thường). Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có chỉ đạo như trên và đề nghị xử lý cơ sở y tế không tiếp nhận bệnh nhân. Tuy vậy thực tế các bệnh viện cũng đang “kêu” quá tải cả nhân lực lẫn vật lực để tiếp nhận…
- Tôi rất hiểu điều đó và thực sự trân trọng tất cả đội ngũ y tế thời gian qua đã rất nỗ lực vì người bệnh. Dù không ai nói ra nhưng tôi đã thấy rõ sự mệt mỏi trên từng nét mặt mỗi người; thấy rõ sự đau xót khi nỗ lực hết mình nhưng nhiều người bệnh không thể qua khỏi.
Tuy vậy, ở đâu đó vẫn còn một số cơ sở y tế, một số nhân viên y tế, ở trong một thời điểm nào đó có những phát ngôn từ chối, khuyên người bệnh đi chỗ khác điều trị. Việc này từ góc độ của ngành y tế hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Tôi mong rằng từng cơ sở y tế, từng nhân viên y tế đã nỗ lực hãy cùng nhau cố thêm chút nữa để cứu chữa người bệnh trong 1 tháng trọng điểm này.
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật?
Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng.
Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận, ai bị sỏi thận mau liên hệ với tôi",...
Điều đáng nói là những người quảng cáo này cam kết chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này hoàn toàn không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Quảng cáo không đúng sự thật
Không ít trường hợp người dùng tin theo lời quảng cáo mà mua thuốc về sử dụng, nhiều trường hợp sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng những sản phẩm được quảng cáo đã phải nhập viện điều trị do men gan tăng, vàng da,...
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, có những clip quảng cáo thuốc sử dụng những nhân vật không đúng, nhiều người dàn dựng, dùng hình ảnh của một số bác sĩ để quảng cáo. Có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Những sản phẩm thuốc nam, thuốc gia truyền được quảng cáo trên các trang mạng xã hội được cam kết là chữa khỏi 100% nhiều bệnh mãn tính là rất vô lý. Về mặt y học, những cam kết chữa khỏi bệnh này là không có cơ sở", bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ Hải khuyến cáo đối với những người có bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị phạt nặng
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, bán thuốc với cam kết là chữa khỏi hoàn toàn, điều trị tận gốc bệnh,... mà chưa được kiểm chứng về chất lượng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, tại khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu,... hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện nhiều trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của bác sĩ, những người nổi tiếng để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Hành vi này, cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng", luật sư Lê Văn Hoan cho biết.
75 xe máy bị cháy tại Công an TP Thủ Đức do chập điện 75 xe máy đã bị thiêu rụi trong vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT Công an TP Thủ Đức. Đến ngày 9-4, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT khiến 75 xe máy bị thiêu rụi....