Phó giám đốc Công an Hà Nội: ‘Người dân đã nhờn luật’
6 tháng đầu năm, 20 vụ chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở thủ đô khiến thiếu tướng Trần Thùy đề xuất, phải đưa hành vi này vào tội giết người hoặc tăng mức phạt, thay vì 4 triệu đồng như hiện nay.
Ngày 31/7, tại buổi làm việc của UBND Hà Nội với đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc Công an thành phố cho biết, 3 năm qua ở Hà Nội đã xảy ra 132 vụ chống người thi hành công vụ, riêng 6 tháng đầu năm nay đã xảy ra 20 vụ. “Tại sao không đưa hành vi này vào tội giết người hoặc nâng mức phạt để tăng tính răn đe?”, ông Trần Thùy đặt câu hỏi.
Lý giải nguyên nhân, Phó giám đốc công an Hà Nội cho rằng, mức phạt 4 triệu đồng đối với hành vi chống người thi hành công vụ, hoặc 1,4 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là quá thấp. Do đó, số vụ chống người thi hành công vụ không hề giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, chứng tỏ nhiều người dân đã “nhờn” luật.
Đầu tháng 3, một thanh niên đi xe PCX tông thẳng vào trung tá Nguyễn Đức Chung (Đội CSGT số 1), khiến cảnh sát này bị bất tỉnh và phải điều trị nhiều ngày trong bệnh viện. Tuy nhiên, sau gần 5 tháng, người tông cảnh sát vẫn chưa bị Công an Hà Nội xử lý. Ảnh: L.Q
Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh đã làm tăng ùn tắc giao thông nhưng theo thiếu tướng Trần Thùy, mức phạt 20-30 triệu đồng đối với hành vi này lại quá cao đối với những người bán hàng rong, buôn bán nhỏ nên hiệu quả thực thi không cao.
Video đang HOT
Từ thực tiễn kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thượng tá Đào Vịnh Thắng, Phó phòng CSGT Hà Nội kiến nghị, sức người đang bị lãng phí không cần thiết. Chính phủ đã cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật như camera, máy đo tốc độ… để phát hiện, truy tìm người vi phạm giao thông nhưng hiện chưa triển khai được. Do vậy, nên sớm đầu tư thiết bị công nghệ cho cảnh sát giao thông để phạt “nguội” người vi phạm qua hình ảnh.
Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, Chính phủ cần cho phép cảnh sát giao thông được xử phạt và xé biên lai tại chỗ, bởi quy trình nộp phạt hiện rất phức tạp, gây khó cho người dân. “Khi bị phạt, người dân thường phải đi đến các cơ quan hành chính tới 4 lần mới nộp được tiền phạt”, ông Phó phòng nhấn mạnh.
Những hình ảnh như thế này xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Trang.
Trước thực trạng Hà Nội còn tồn đọng hàng trăm nghìn xe vô chủ nằm la liệt trong các kho bãi đi thuê, thượng tá Thắng cho hay, để xử lý xong một xe bị chủ nhân bỏ lại phải mất 6 tháng đến 1 năm. Với xe không có giấy tờ thì phải tra cứu số khung, số máy rồi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó thành lập hội đồng để xử lý tang vật…
Thừa nhận tình trạng vi phạm luật giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán vẫn còn phổ biến, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, vi phạm nhiều là do ý thức của một bộ phận người dân kém, có thể vi phạm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nếu vắng bóng lực lượng chức năng. Địa phương còn buông lỏng quản lý, xử lý những người lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Ông Khôi cho biết, để quản lý giao thông tốt hơn, thành phố đang đầu tư trung tâm điều khiển giao thông với khoảng 200 camera đặt ở khắp các quận; đồng thời yêu cầu các địa phương phải tăng cường hơn, sâu sát hơn trong quản lý địa bàn.
Năm 2009 – 2011 và 6 tháng 2012, các lực lượng chức năng tại Hà Nội đã kiểm tra, xử lý trên 2,7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 558 tỷ đồng, tạm giữ gần 92.000 phương tiện các loại. Gần 14.000 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy bị xử lý, với tổng số tiền phạt hơn 9 tỷ đồng.
Theo VNExpress
Hà Nội lập đội cơ động xử lý vi phạm giao thông
Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa yêu cầu thanh tra, cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy lập tổ công tác lưu động, duy trì lực lượng 24/24h để tuần tra đảm bảo an toàn tại tuyến đường, khu vực trọng điểm.
Các hành vi như chạy xe quá tốc độ quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều; người điều khiển xe sử dụng rượu bia, chở hàng quá khổ, quá trọng tải, chở hành khách vượt quá số người theo quy định; đỗ, dừng sai quy định... sẽ được tăng cường xử lý mạnh.
Mưa ngập khiến nhiều giao thông tuyến đường rối loạn.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, rà soát các tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp, có giải pháp kịp thời sửa chữa, đảm bảo giao thông an toàn, khắc phục kịp thời các điểm "đen"; bổ sung biển báo, đèn tín hiệu giao thông, sơn kẻ vạch đường, gờ giảm tốc, dải phân cách...
Công an thành phố được giao kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông; tập trung vào các tuyến đường, khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn như quốc lộ liên tỉnh, trục hướng tâm, đường vành đai, tuyến có mật độ lưu thông cao...
Đặc biệt, lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở ngành bảo đảm trật tự giao thông đô thị khi xảy ra mưa bão, úng ngập. Những đơn vị này phải có phương án cụ thể và huy động phân luồng, bảo đảm trật tự tại điểm có nguy cơ úng ngập ngay khi có mưa.
Trận mưa ngày 14/6 với lưu lượng khoảng 100 mm khiến nhiều tuyến phố Hà Nội bị ùn tắc, rối loạn nghiêm trọng do thiếu lực lượng hướng dẫn, phân luồng.
Theo VTC
Cảnh sát, dân phòng đầu trần đi xe máy Thường xuyên xử phạt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nhưng không ít cảnh sát, dân phòng ở Hà Nội lại đầu trần phóng xe máy. Chiều 26/1, một trung tá cảnh sát không đội mũ bảo hiểm đèo đồng nghiệp đi trên phố Tây Sơn. Những hình ảnh này khiến nhiều người hoài nghi về tính kỷ cương của...