Phố đi bộ Bùi Viện thưa thớt khách vào cuối tuần vì ảnh hưởng dịch nCoV
Trong tình hình dịch nCoV vẫn còn xảy ra, lượng khách đến vui chơi, ăn uống, thư giãn tại phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TPHCM) thưa thớt hẳn.
Phố đi bộ Bùi Viện thưa thớt khách
Trước khi có dịch, những ngày cuối tuần, thường vào thứ 7, chủ nhật, lượng khách đến đây rất đông đúc, nhộn nhịp. Các hàng quán thường bị quá tải, bàn ghế kín mít khách nhưng nay chỉ lác đác vài khách.
Bàn ghế không có khách đến ngồi
Các hàng quán đều than, lượng khách quá ít đã khiến cho việc kinh doanh, buôn bán đang gặp nhiều khó khăn, bị giảm doanh thu khá lớn. Họ mong dịch nCoV sớm được dập tắt để du khách trở lại bình thường.
Nhân viên chỉ biết khoanh tay đứng nhìn
Bình thường sôi động, nay im hẳn
Video đang HOT
Có quán cũng được vài ba khách
Bình thường xe khó ra vào đây vì quá đông người nhưng nay đường phố thông thoáng hẳn
ĐÌNH DƯ
Theo sggp.org.vn
Độc đáo chợ phiên của người H"mông giữa đại ngàn Tây nguyên
Trước kia, khi nói đến khi nói đến "chợ phiên" của người Hmông người ta thường hình dung ra phiên chợ ấy ở vùng cao miền núi phía Bắc.
Nhưng giờ đây, phiên chợ vùng cao ấy đã được hình thành ngay tại mảnh đất cao nguyên hùng vĩ, ngay tại Đắk Nông.
Một phiên chợ với đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân đón Tết.
Chợ phiên của người H'mông (hay còn gọi là người Mông, Mèo....) ở thôn 10, xã Cư K'nia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vui nhất là những ngày giáp Tết nguyên đán.
Việc gìn giữ các nét đẹp, đặc trưng của văn hóa truyền thống góp phần giúp làng H'Mông ở xã Cư K'nia tạo nên điểm nhấn độc đáo trong nền văn hóa đa dạng của 23 dân tộc anh em cùng đang cứ trú trên địa bàn huyện Cư Jút.
Những năm 2000, người H'Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư kinh tế mới vào miền đất Tây Nguyên sinh sống. Đến nay hầu hết các gia đình đồng bào H'Mông ở huyện Cư Jút đều đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Cả người bán hàng lẫn hàng hóa đều mang nét văn hóa đặc trưng của đồng bào H'Mông.
Khi cuộc sống dần ổn định thì nhu cầu giao lưu văn hóa, giao thương, buôn bán nhu yếu phẩm diễn ra nhiều hơn. Hàng tuần, người H'Mông ở xã Cư K'nia đều tổ chức chợ phiên vào Chủ nhật. Những ngày giáp Tết Canh tý 2020, chợ của đồng bào H'Mông ở đây lại càng nhộn nhịp, sôi động.
Bên cạnh việc mua bán các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, các công cụ để làm nương rẫy, những người đàn ông dân tộc H'Mông đến chợ còn để thưởng thức món thắng cố, nhâm nhi vài ly rượu trong tiết trời se se lạnh của Tây Nguyên những ngày giáp Tết.
Ông Lê Lương Kế, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Knia cho biết, hình ảnh ấn tượng nhất tại phiên chợ là các cô gái H'Mông trong bộ trang phục truyền thống sặc sỡ được thêu, may với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, bắt mắt.
Từ sáng sớm của ngày Chủ nhật, dòng người đã tấp nập từ các thôn 9, thôn 10 đổ về chợ phiên. Khoảng 9 - 10 giờ sáng, chợ phiên của người H'Mông bắt đầu đông đúc, nhộn nhịp.
"Người dân ở đây quan niệm, đi chợ phiên cũng đồng nghĩa là đi chơi. Bởi, chợ không chỉ đơn giản là nơi mua, bán trao đổi hàng hóa, mà còn mang yếu tố văn hóa tinh thần, là nơi gặp gỡ, giao lưu, tâm tình...", ông Kế chia sẻ.
Chợ không chỉ đơn giản là nơi mua, bán trao đổi hàng hóa, mà còn mang yếu tố văn hóa tinh thần.
Bà Ngu Thị Thảo - thôn 9, xã Cư K'nia chia sẻ, vào nơi quê mới có phiên chợ như thế này tôi vui lắm. Đến đây, người ta tranh thủ mua sắn những thứ cần thiết cho gia đình dùng trong cả tuần, nhiều khi đến chợ chỉ để dạo quanh ngắm đồ, trò chuyện với mọi người là đã vui lắm rồi.
Theo phong tục, nhụ nữ người H'Mông thường tự dệt vải, may, thêu trang phục mặc hàng ngày lẫn trang phục cho các lễ hội truyền thống; từ váy, áo, yếm lưng, thắt lưng, khăn quấn, mũ đội đầu, xà cạp quấn chân...
Người H'Mông quan niệm trang phục và nghề dệt, may, thêu trang phục đều là của cải cần được bảo tồn và gìn giữ. Khi đến vùng đất mới giữa đại ngàn Tây Nguyên, nhiều phụ nữ H'Mông tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.
Hòa mình trong dòng người đi chợ phiên tại xã Cư Knia mới thấy hết được nét văn hóa truyền thống của người dân H'Mông nơi đây.
Mặc dù chỉ diễn ra mỗi tuần một lần, nhưng chợ phiên Cư K'nia khá nhộn nhịp và tấp nập như ngày hội, đặc biệt là những ngày giáp Tết. Tiếng người trả giá pha lẫn tiếng cười nói cùng không khí náo nhiệt khiến không gian chợ bừng lên sức sống mãnh liệt giữa núi rừng yên bình.
Chị Đào Thị Đài - tiểu thương tại chợ phiên Cư K'nia cho hay, chợ xây dựng ở đây thì tốt quá rồi. Ngày bình thường người ta mua hàng hóa cũng đông, nào là quần áo, gạo, thịt. Nhưng Tết thì đông hơn nhiều khi thêm hàng hóa và đặc biệt là có sự góp mặt của bà con H'Mông...
Theo thống kê, toàn xã Cư K'nia hiện có trên 1.800 hộ dân; trong đó, có khoảng 500 hộ dân tộc H'Mông. Từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước (từ cấp đất ở, đất sản xuất, đến cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình...), cuộc sống của đồng bào ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Việc thành lập chợ phiên cho người H'Mông tại thôn 10, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân mua bán hàng hóa được thuận lợi thì nó góp phần lưu giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ của người H'Mông ở phía Bắc.
Mùa Xuân đã về trên khắp mọi miền quê hương. Cánh mai vàng cũng đua sắc trên những chồi non xanh biếc báo hiệu năm mới đủ đầy, an vui và phúc lộc tới muôn nhà. Xuân của niềm vui, Xuân của hạnh phúc muôn loài tới muôn nơi và đến với đồng bào H'Mông nơi đây.
Bảo Trọng - Sông Cài
Theo infonet.vietnamnet.vn
Hẻm Hong Kong mới thu hút giới trẻ Hà thành check-in Quán ăn với các góc sống ảo đậm chất Hong Kong (Trung Quốc) đang là điểm vui chơi, check-in mới toanh thu hút giới trẻ Hà thành. Ảnh: Unie.han, Annyht__ Có mặt ở TP.HCM từ lâu, quán bia được mệnh danh là hẻm Hong Kong ra mắt tại Hà Nội nhanh chóng trở thành tụ điểm vui chơi thu hút giới trẻ thủ...