Phố đèn đỏ nhộn nhịp sau Covid, khách mách nhau khỏi mất tiền oan
Từ tháng 3, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Hà Lan mở cửa đón khách du lịch thì cũng là lúc phố đèn đỏ tại Amsterdam náo nhiệt trở lại.
Ở Amsterdam có 3 khu phố đèn đỏ là De Wallen, Singelgebied và Ruysdaelkade. Trong đó De Wallen nằm ở trung tâm thành phố là đông khách nhất.
Từ 20h, từng dòng người bắt đầu đổ về phố De Wallen. Trong số này có nhiều người là khách du lịch lần đầu đặt chân đến Amsterdam nên muốn khám phá con phố “mua phấn, bán hoa” nổi tiếng.
Phố De Wallen về đêm trở nên khác biệt bởi màu đỏ mờ ảo. Đó là màu từ ánh đèn biển quảng cáo, ánh sáng đỏ trong phòng kính cabin – nơi những cô gái “bán hoa” ăn mặc mát mẻ đứng mời chào khách.
Nhiều người đến phố đèn đỏ ở Hà Lan để thỏa mãn sự tò mò.
Những cô gái đứng sau cửa kính, khoe thân hình nóng bỏng với cử chỉ gợi cảm. Khi có người hỏi chuyện, họ sẵn sàng mở cửa để khách trả giá.
Anh Thắng, một hướng dẫn viên du lịch gốc Việt sống ở Pháp thường xuyên đến Hà Lan chia sẻ: “Ở đây (phố đèn đỏ De Wallen -nv) họ cấm các đoàn đi đông người. Do vậy để vào phố đèn đỏ chỉ nên đi thành từng nhóm từ 3-5 người để tránh sự chú ý của lực lượng an ninh.
Khách đến phố đèn đỏ tuyệt đối không được quay phim, chụp ảnh, nếu để lực lượng an ninh phát hiện sẽ bị đuổi ra khỏi khu phố ngay lập tức”.
Tại phố đèn đỏ ở Amsterdam, những cuộc ngã giá được thực hiện công khai. Khi người mua, kẻ bán thỏa thuận xong, tấm rèm bên trong cửa kính kéo lại thì cũng là lúc những cuộc mua vui bắt đầu.
“Gái bán hoa” ở đây có đủ màu da, độ cao thấp, gầy béo khác nhau, nhưng đa phần các cô gái đẹp đến từ các nước Đông Âu thường đứng trong các con phố nhỏ. Đây là khu vực được khá đông cánh mày râu tìm đến mua vui.
Phố đèn đỏ De Wallen nằm ở trung tâm thành phố Amsterdam.
Dù hoạt động mại dâm được công khai, nhưng khách lần đầu đến Amsterdam được lưu ý phải cẩn thận với chiêu trò của những cô gái “bán hoa” ngay cả khi rèm kính đã đóng lại. Bởi dù đã thỏa thuận giá, nhưng nhiều người vẫn phải bỏ ra số tiền gấp hai đến ba lần mới được vui vẻ.
Ở Hà Lan, mại dâm được xem là một nghề nên các cô gái bán hoa được bảo vệ như những người làm nghề bình thường khác. Họ đóng thuế thu nhập và được khám sức khỏe định kỳ, được pháp luật bảo vệ. Do vậy chỉ cần khách mua vui có hành động bạo hành, ngay lập tức người vi phạm sẽ bị xử lý.
“Chỉ cần khách có hành động bạo hành, ngay lập tức các cô gái bán hoa sẽ bấm nút báo động bên trong phòng và chỉ vài phút sau cảnh sát sẽ có mặt giải quyết”, anh Thắng nói.
Bảo tàng tình dục ở phố đèn đỏ Hà Lan.
Video đang HOT
Phố đèn đỏ ở Amsterdam không chỉ có dịch vụ “mua phấn, bán hoa” mà còn có bảo tàng bày bán đồ chơi tình dục và những thứ khác về mại dâm.
Chỉ cần bỏ ra 10 EU khách có thể vào trong để tham quan với nhiều hình ảnh sinh động về tình dục. Những búp bê gợi cảm liên quan đến “chuyện ấy” cũng được trưng bày khiến khách tham quan lần đầu chứng kiến phải đỏ mặt.
Đặc biệt những điểm biểu diễn tình dục (sex show) ở Amsterdam luôn thu hút đông người vào xem. Khách chi khoảng 50 EU là có thể vào trong chứng kiến những màn biểu diễn với thời lượng dài khoảng 60 phút.
Bảo tàng tình dục và những màn múa gợi cảm sẽ giúp người xem hiểu được hoạt động thường ngày của các cô gái làm nghề “bán hoa” ở phố đèn đỏ Amsterdam.
'Chạy' dịch Covid, mẹ về quê cải tạo đất hoang thành 'resort' tại gia cho con trai
Năm 2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở thành phố Hồ Chí Minh, chị Hồng Thanh quyết định đưa con trai về quê nhà.
Mảnh đất 700m2 vốn bỏ hoang, nay trở thành ngôi nhà vườn xanh mát, đẹp như homestay.
Sớm tinh mơ, chị Thanh thức dậy khi nghe thấy chim hót líu lo trên cành. Chị nhẹ nhàng rời phòng, ra sân tập thể dục, tưới hoa, hít hà không khí trong lành. Thỉnh thoảng, buổi sớm cuối tuần, chị hay cùng con trai chạy xe đạp ra bờ biển ngắm bình minh, nghe tiếng sóng rì rào.
Hơn 1 năm rời thành thị về quê nhà sinh sống, cuộc sống của chị Nguyễn Hồng Thanh (45 tuổi) thay đổi hoàn toàn. Không còn những buổi sáng vội vã lao vào dòng xe chật cứng, nhích từng cm giữa đường phố Sài Gòn, chị Thanh sống chậm hơn, an yên hơn.
"Mỗi sáng thức dậy ở khung cảnh thanh bình nơi quê nhà, mình cảm thấy tự do, tự tại như đang ở một khu nghỉ dưỡng, một homestay xinh đẹp", chị Thanh tâm sự.
Ngôi nhà xinh xắn tại quê nhà của chị Thanh
Chị Hồng Thanh vốn sinh ra và lớn lên tại thành phố Vinh, Nghệ An. Từ năm 1995, chị chuyển ra Hà Nội học tập, làm việc. Đến năm 2015, chị Thanh lại tiếp tục đưa hai con trai vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống.
"Mình là người rất yêu quê hương nhưng do hoàn cảnh cuộc sống, công việc mà nhiều năm phải xa quê. Lúc nào mình cũng ấp ủ ý định sẽ về quê sống gần bố mẹ, hòa mình với thiên nhiên. Dịch Covid-19 ập tới khiến mình quyết định về quê sớm hơn", chị Thanh chia sẻ.
Đầu năm 2020, chị Thanh sống trong một căn hộ nhỏ trên tầng 19 ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Hàng loạt thông tin về ca mắc mới Covid-19 khiến chị lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mỗi lần đi thang máy, đến cơ quan...
"Mình có khoảng 2 tuần lo lắng tới mất ngủ. Sau 2 tuần đó mình quyết định xin chuyển công tác về quê nhà Nghệ An, chuyển trường cho con trai thứ hai (con trai lớn đã học đại học) và rời phố về quê sinh sống", chị Thanh chia sẻ.
Mảnh đất ở quê nhà của chị Thanh trước đây
Khi về Nghệ An, chị Thanh không trở về ngôi nhà của cha mẹ ở thành phố Vinh mà tìm về mảnh đất của ông bà nằm ven biển Cửa Lò. Khu đất này đã có từ thời ông bà nội chị Thanh còn sống, là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ của chị.
"Cả gia đình mình rời quê ra thành phố lập nghiệp. Lâu nay, mảnh đất bị bỏ hoang, chỉ có một căn nhà nhỏ là nơi lễ, Tết cả nhà tìm về", chị Thanh chia sẻ.
Khu đất bị bỏ hoang nhiều năm
Trên mảnh đất hơn 700m2 của gia đình, chị Thanh thuê kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà 150m2, nằm kề ngôi nhà cũ chừng 40m2 của ông bà chị. Chị muốn lưu giữ nếp nhà xưa để luôn thấy kí ức tuổi thơ. Ngôi nhà mới có 3 phòng ngủ nhỏ xinh, 1 phòng khách, 1 phòng ăn và 1 gác lửng để thờ cúng hay ngồi tĩnh tâm.
"Mình muốn ngôi nhà nho nhỏ thôi nhưng ấm áp, hài hòa không gian làng quê. Nhà chủ yếu có hai mẹ con sống nên nếu quá rộng sẽ trống trải. Thỉnh thoảng, mình đón bố mẹ, người thân về nghỉ ngơi. Căn nhà trở thành homestay, resort tại gia của cả gia đình", chị Thanh hạnh phúc chia sẻ.
Phòng khách nhỏ xinh với cửa kính tròn cách điệu, cầu thang kết hợp kệ để đồ
Không gian bên ấm cũng tại phòng khách khi lên đèn
Phòng ăn với cửa sổ lớn kết nối ra khuôn viên vườn
Xung quanh nhà chị tự làm tường bao, cải tạo khu vườn hoang thành góc trồng cây ăn trái, trồng rau, làm bể cá, dựng tiểu cảnh. Cây mít mấy chục năm tuổi do ông nội trồng, chị Thanh giữ lại để làm kỉ niệm.
Trước đây khi còn sống và làm việc ở thành phố, cứ vài tuần chị lại đặt vé đưa các con về quê hay đi du lịch. Chị Thanh thường tìm đến những khu nghỉ dưỡng có không gian sân vườn rộng, thoáng đãng để "trốn" khói bụi, ồn ào phố thị, để tâm hồn có thể nhẹ nhàng, an yên hơn.
"Ngôi nhà của mình hoàn thiện sau 6 tháng. Khi chuyển vào ở, mình bắt tay thiết kế, xây dựng khuôn viên. Những chi tiết mình thích ở các resort từng đến trước đây, mình tái hiện lại trong khu vườn", chị Thanh chia sẻ.
Phía sân trước nhà có bể cá cảnh, một cây sake lớn
Bên hông nhà, chị Thanh trồng cây ăn trái, đặt bàn uống trà hay tổ chức tiệc ngoài trời
Chị Thanh tự trồng rau xanh để nấu bữa ăn cho gia đình
Khu chòi trên mái nhà để ngồi uống trà, ngắm hoa buổi tối
Góc phòng tấm "chill" như ở các khu du lịch nghỉ dưỡng
Chị Thanh vui vẻ kể, bạn bè đến thăm, ai cũng khen chị trẻ ra vài tuổi. "Công việc của mình ở quê bớt áp lực hơn so với thành phố nên mình có thời gian chăm sóc bố mẹ, con trai và bản thân. Trước đây, lúc khỏe nhất mình cũng chỉ chạy được 6km nhưng về đây mình có thể chạy bộ 15 - 20km ven bờ biển", chị Thanh nói.
Chị Thanh bất ngờ khi sau nửa tháng về quê, bệnh chảy nước mắt lâu nay của chị tự khỏi mà không cần uống thuốc, điều trị.
"Trước đây mắt mình rất kém, thường xuyên bị chảy nước mắt. Nhiều khi mình buồn, lo lắng vì đôi mắt ngứa, khó chịu, chạy chữa khắp nơi không thuyên giảm. Mình thậm chí không thể trang điểm do nước mắt chảy sẽ làm lem nhem hết. Bác sĩ nói bệnh này khó điều trị. Không ngờ về đây, ở trong môi trường trong lành, mắt mình lại tự khỏi", chị hạnh phúc nói.
Con trai chị Thanh cũng nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập, sinh sống mới. Cậu bé 10 tuổi vốn có hệ hô hấp kém, bị hen, thường xuyên mệt mỏi khi ở thành phố nhưng trở về quê thì khỏe hẳn ra. Ngoài giờ học, cậu bé thích thú cùng mẹ chăm vườn, nướng ngô, khoai ngoài sân nhà, chăm sóc ông bà...
Ngoài giờ học, con trai chị Thanh rất thích vui chơi trong khu vườn của mẹ
Chị Thanh thường cùng con trai nướng ngô, khoai - những điều chị rất thích khi còn nhỏ
Trước đây chị Thanh rất hay đi du lịch. "Mình bay nhiều đến nỗi đã có thẻ VIP của hãng hàng không từ nhiều năm nay", chị Thanh nói. Khi ở Sài Gòn, chị thường xuyên đi Đà Lạt, tìm về những khu homestay, resort xa trung tâm, vắng vẻ với khuôn viên rộng, nhiều cỏ cây, hoa lá. Từ ngày bỏ phố về quê, căn nhà trở thành nơi du lịch tại gia của mẹ con chị Thanh.
Dịp Tết Nguyên Đán, chị Thanh tự tổ chức các hoạt động gói bánh chưng, trang trí nhà cửa để con có nhiều kỉ niệm đẹp
Nỗi lòng cư dân sống giữa phố đèn đỏ đình đám nhất thế giới ở Hà Lan Một cư dân sống 23 năm ở khu phố đèn đỏ nổi tiếng nhất Amsterdam chia sẻ rằng đây là khu vực vui vẻ nhất nhưng mong du khách tôn trọng gái mại dâm và không vứt rác bừa bãi. Theo Amsterdam.Info, khu phố đèn đỏ (RLD) có vô số các câu lạc bộ ăn chơi , quán cà phê và khoảng 300...