Phó Chủ tịch xã tự ý lấn chiếm hồ thủy lợi?
Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Yông (huyện Krông Pắk) cùng một số hộ dân bị tố tự ý lấn chiếm, thay đổi hiện trạng lòng hồ thủy lợi và múc đất từ lòng hồ lên để trồng cây công nghiệp.
Ngày 26/5, thông tin từ UBND xã Ea Yông cho biết đã có biên bản báo cáo gửi lãnh đạo UBND huyện về việc một số hộ dân và hộ ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch xã lấn chiếm lòng hồ Phước Hà (thôn Phước Hòa). Khu vực lòng hồ đã bị cày xới, đào múc, chở đất đi khu vực khác.
Hồ Phước Hà bị ngang nhiên lấn chiếm, đào xới
Theo báo cáo của UBND xã Ea Yông, hồ thủy lợi Phước Hà được xây dựng từ năm 1992 với diện tích hơn 14,5ha do Công ty Cà phê Phước An (nay là Công ty cổ phần Cà phê Phước An) quản lý sử dụng. Năm 2010, UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi hơn 100ha đất của công ty giao về cho địa phương quản lý, trong đó có hồ Phước Hà.
Trong quá trình rà soát cho thấy, công ty có sang nhượng một số hồ cho người dân trên địa bàn xã và ngoài địa phương, trong đó có hồ Phước Hà. Việc sang nhượng hồ đập không đúng quy định của pháp luật nên UBND tỉnh yêu cầu công ty trả lại toàn bộ số tiền bán hồ cho các hộ dân, đồng thời hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng.
Sau đó, Huyện ủy Krông Pắk có thông báo về việc thống nhất chủ trương bàn giao cho UBND huyện quản lý. Thực hiện chỉ đạo này, các hộ vẫn liên tục sử dụng mục đích nuôi trồng thủy hải sản trên mặt nước của hồ và chứa nước để phục vụ tưới tiêu cây trồng.
Vào ngày 18/5/2018, khi có thông tin phản ánh về việc san ủi, múc đất làm thay đổi hiện trạng lòng hồ, UBND xã Ea Yông đã kiểm tra phát hiện việc khai thác, múc đất Phước Hà chuyển đi nơi khác là có thật với diện tích khoảng 300m2. Trong đó, một số hộ dân và hộ ông Nam sử dụng đất xung quanh lòng hồ tự ý lấn chiếm múc đất lòng hồ đổ đất lên trồng cây lâu năm với diện tích 4.000m2.
Ông Y Núc Byã – Chủ tịch UBND xã Ea Yông cho biết, việc thay đổi hiện trạng lòng hồ Phước Hà là rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được. Trong hợp đồng, ông Nam chỉ được phép tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản.
Cũng theo ông Y Núc, sau sự việc UBND xã đã tiến hành làm việc với ông Nam, ông thừa nhận đã trồng cây trên diện tích lấn chiếm hồ từ năm 2014. Ông Nam lý giải, ông được Công ty Cà phê Phước An sang nhượng lại hồ này với giá 200 triệu đồng, còn việc múc hồ xảy ra ngày 18/5, ông Nam cho rằng mình không biết do hôm đó đang đi công việc tại tỉnh Gia Lai.
Video đang HOT
Trước sự việc, người dân tại thôn Phước Hà vô cùng bức xúc. Ông Nguyễn Anh Tuấn (ngụ thôn Phước Hòa) cho biết, trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản tại hồ, ông Nam ngang nhiên cho máy vào san ủi, múc đất chuyển đi nơi khác và lấn chiếm lòng hồ bằng cách múc đất dưới lòng hồ để đắp bờ, tạo mặt bằng nhằm phục vụ cho việc trồng cây lâu năm.
“Vào năm 2014, người dân phát hiện ông Nam múc đất hồ trái phép lên làm nhà, nên đã xuống can ngăn và báo cáo cán bộ thủy lợi. Thế nhưng, cho đến nay, ông Nam đã đắp đất, xây dựng tổng cộng 2 căn nhà kiên cố trên bờ hồ Phước Hà nhưng không bị ngăn chặn, xử lý”, ông Tuấn bức xúc.
Qua trao đổi, ông Y Suôn Byă – Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk cho biết: “Sau khi nhận được báo cáo của UBND xã, huyện đã cử các cán bộ tiến hành vào kiểm tra thực tế tại hồ Phước Hà. Nếu phát hiện có sai phạm, chính quyền sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”.
Được biết, ông Nam là em trai ruột của Bí thư huyện ủy Krông Pắk.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Người dân đồng ý dời trạm BOT Quang Đức, nhưng chưa hài lòng với trả lời của tỉnh
Tại buổi tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư về việc di dời trạm thu giá BOT Quang Đức, đa số người dân tham gia buổi họp đồng ý chủ trương di dời trạm thu giá này. Tuy nhiên, người dân yêu cầu UBND tỉnh làm rõ việc miễn, giảm phí cho người dân gần khu vực trạm đặt cụ thể là bao nhiêu, không nên trả lời chung chung.
Sáng 24/5, tại UBND xã Cuôr Đăng (huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) Bộ GTVT phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư về việc di chuyển vị trí trạm thu giá BOT Quang Đức từ Km 1747 (phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ) về Km 1758 085 (xã Cuôr Đăng).
Người dân tham gia buổi tham vấn ý kiến về việc dời trạm thu giá BOT Quang Đức
Hội nghị với sự tham dự của đại diện Bộ GTVT, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, các Sở, ban, ngành cùng gần 200 người dân thuộc phường Bình Tân, xã Cư Bao, xã Bình Thuận (thị xã Buôn Hồ) và xã Cuôr Đăng, xã Ea Đrơng (huyện Cư M'gar).
Tại buổi tham vấn, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết việc di dời đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND và UBND tỉnh đồng ý. Ngoài ra, vị trí đặt trạm hiện tại làm chia cắt đô thị, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Buôn Hồ; trạm nằm trong khu vực đông dân cư ảnh hưởng đến người dân, gây ô nhiễm về bụi và môi trường; trạm cũ nằm gần chân đèo Hà Lan tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Người dân các xã xung quanh khu vực trạm thu giá BOT yêu cầu được miễn giảm phí với con số rõ rằng
Việc đặt trạm tại vị trí mới loại bỏ những tác động tiêu cực, hạn chế ảnh hưởng người dân di chuyển trong khu vực; giảm bớt tác động môi trường; bớt ùn tắc, tai nạn giao thông...
Phát biểu tại buổi tham vấn, có 16 ý kiến của người dân đã nêu lên quan điểm về vấn đề di dời trạm và việc đặt trạm ảnh hưởng đến những hộ gần khu vực đặt trạm nên rất muốn được xem xét giảm hoặc miễn phí cho người dân tại đây.
Ông Lê Văn Đông (ngụ thôn An Phú, xã Ea Đrơng) kiến nghị rằng với những hộ dân trong vòng bán kính 5km gần trạm BOT cần được giảm phí hoàn toàn, bởi việc di chuyển của những hộ này qua trạm là thường xuyên nên việc đóng phí là không công bằng. "Chúng tôi sống gần trạm, ngày nào cũng có công việc đi qua phải đóng phí liên tục, làm sao phát triển được kinh tế mà chỉ khiến khó khăn hơn nên tôi kiến nghị các cấp cần xem xét lại vấn đề này", ông Đông cho hay.
Còn ông Lê Văn Thọ (ngụ xã Cư Né) yêu cầu UBND tỉnh khi đặt trạm phải xem xét khoảng cách đặt trạm đúng theo quy định pháp luật và việc việc cho các hộ lân cận trạm được miễn giảm thì cụ thể là bao nhiêu % để người dân được biết.
Bên cạnh các ý kiến về giảm, miễn giá thu qua trạm BOT, người dân cũng băn khoăn trước việc đường tránh tây thị xã Buôn Hồ (dài 26km, song song với đường Hồ Chí Minh) được đầu tư 757 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đang xây dựng, khi hoàn thành, người dân có thể chỉ đi qua đường của BOT Quang Đức chừng 1km cũng sẽ bị thu phí.
"Chúng tôi mong muốn nhà nước có mức thu hợp lý, giá cả thu như thế nào, phải được thống nhất không được thu khi chúng tôi đi trên tuyến đường tránh", ông Thái Văn Giang (xã Bình Thuận) bày tỏ.
Ông Trần Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (giữa) cho rằng sẽ giảm cho người dân nhưng hiện chưa thể nói cụ thể mức giảm bao nhiêu vì chưa thực hiện dời trạm
Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân, ông Trần Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh tiếp thu ý kiến xoay quanh việc miễn giảm cho các hộ dân có phương tiện lưu thông qua trạm thu giá BOT Quang Đức nhưng hiện tại, tỉnh chưa khẳng định miễn giảm cho người dân cụ thể là bao nhiêu bởi việc di dời chưa được thực hiện (chưa tính được kinh phí di dời, mật độ phương tiện lưu thông...).
"Việc miễn giảm phù hợp với thực tiễn, tỉnh sẽ giao cho các đơn vị liên quan tính toán việc này và sẽ báo cáo Bộ GTVT nên hiện chưa thể đưa ra mức giảm cụ thể vì chưa có căn cứ", ông Hà nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hà, thời gian dự kiến di dời trạm thu giá BOT Quang Đức là vào cuối năm 2018 và sẽ báo cáo để thực hiện việc miễn giảm phí cho người dân khu vực gần trạm BOT.
Trạm thu giá BOT Quang Đức hiện tại nằm trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ
Phát biểu tại buổi tham vấn, đại diện Bộ GTVT ghi nhận những nguyện vọng của người dân và cho biết sẽ tham mưu xem xét các vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.
Kết thúc buổi tham vấn, số đông người dân tham gia hội nghị giơ tay biểu quyết đồng ý việc di dời trạm thu giá BOT sang vị trí mới. Tuy vậy, người dân vẫn chưa hài lòng việc trả lời chưa được cụ thể của UBND tỉnh.
"Chúng tôi mong muốn được biết rõ mức giảm phí cụ thể là bao nhiêu? Không thể trả lời sẽ miễn giảm còn bao nhiêu chưa trả lời được như vậy. Người dân chúng tôi ủng hộ việc di dời nhưng muốn sớm được biết câu trả lời rõ ràng từ phía chính quyền để nhân dân được đảm bảo quyền lợi", một người dân tại xã Ea Đrơng băn khoăn.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Dân đổ đất lấp suối, chính quyền chi ngân sách để khơi thông Sau gần 1 năm báo Dân trí phản ánh, việc khơi thông dòng suối Đắk R'tíh vẫn chưa được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo. Trong quá trình khơi thông dòng chảy, UBND thị xã Gia Nghĩa phải trích ngân sách để thực hiện, tuy nhiên lực lượng chức năng vấp phải sự cản trở, chống đối của người dân. Ngày...