Phó Chủ tịch xã phê “xấu” vào lý lịch: Huy động quá sức từ NTM?
Gần 1 tuần nay, dư luận khắp cả nước “ nóng lên” vì liên tiếp trong 2 ngày, hết Phó Chủ tịch UBND xã An Bình (Nam Sách, Hải Dương) phê “xấu” vào sơ yếu lý lịch (SYLL) của một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, lại đến lượt Chủ tịch UBND xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội), một xã cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10km cũng phê “xấu” vào SYLL của một tân sinh viên…
2 sự việc trên đều bắt nguồn từ việc gia đình các em chưa hoàn thành việc đóng các khoản thu xây dựng nông thôn mới (NTM). Điều đáng nói là nữa, nhiều xã lợi dụng việc xây dựng NTM, đã lạm thu nhiều khoản phí, gây khó khăn, bức xúc trong nhân dân. Vậy đâu là nguồn cơn của các sự việc trên?
Muôn kiểu thu phí
Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, từ năm 2014 – 2016, báo chí đã từng vào cuộc phanh phui nhiều vụ việc liên quan đến việc lạm thu NTM của các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Việc lạm thu này, núp bóng dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Trong đó nổi lên là “bệnh thành tích”, khi các xã muốn cán đích sớm, nên ồ ạt tăng thu, tăng thêm nhiều khoản, mục thu để có tiền về đích sớm. Ngoài ra, tại một số xã, việc lạm thu này còn không vì việc công, mà là vì mục đích tư lợi cá nhân của một số lãnh đạo xã, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Trương Phúc Thực – Phó Chủ tịch UBND xã An Bình (Nam Sách, Hải Dương), người “khơi mào” cho việc phê “xấu” vào sơ yếu lý lịch của một cựu sinh viên vừa tốt nghiệp đại học gây xôn xao dư luận tuần qua.
Trước đó, năm 2014 việc lãnh đạo xã, thôn “đẻ” ra hàng hoạt các khoản phí, đã khiến hàng nghìn hộ dân ở xã Thiệu Công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã phải gồng mình, trong đó hàng trăm hộ nghèo phải nhịn ăn để có tiền đóng góp, với hàng loạt các khoản phí như: Phí làm đường, phí xây nhà văn hóa, phí vệ sinh đường, quỹ văn hóa, quỹ bê tông nhà văn hóa, quỹ thiết chế nhà văn hóa, quỹ khuyến học… mỗi khẩu phải đóng hàng chục khoản phí, với mức đóng lên đến cả tiền triệu/vụ, trong khi đó phiếu thu của cả xã và thôn chỉ là phiếu thu thông thường không hề có đóng dấu của đơn vị thu.
Một tờ phiếu kê các khoản mà xã Thiệu Công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã thu của người dân năm 2014 để xây dựng NTM gây xôn xao dự luận.
Cụ thể anh Hoàng Văn Quy, ở thôn Liên Minh cho biết: Nhà anh có 4 khẩu với 1 sào ruộng, nhưng anh phải đóng các loại phí hơn 1 triệu đồng cho xã và thôn như: Phí quản lý HTX 630.300 đồng, thu xây NTM 381.000 đồng, thu xây dựng thôn 458.600 đồng, 60.000 đồng tiền gom rác, quỹ đền ơn 22.000 đồng, giao thông 110.000 đồng, chính sách người cao tuổi 20.000 đồng, quốc phòng 40.000 đồng, tổng cộng là 1.154.900 đồng.
Vợ ông Hoàng Văn Quy, thôn Liên Minh, xã Thiệu Công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) bần thần khi xem lại các giấy tờ, các khoản nợ mà gia đình chị phải đóng cho thôn, xã.
Tương tự năm 2015, tại xã Minh Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) người dân cũng rất bức xúc vì đã nhiều năm nay người dân xã này phải “gánh” hàng chục khoản thu phi lý như: Quỹ thiếu niên bóng đá 30.000 đồng/khẩu/năm; phúc lợi xã hội 10.000 đồng/khẩu/năm; quỹ thôn làng văn hóa 30.000 đồng/khẩu/năm; quỹ hội nghị nhân dân 50.000 đồng/hộ/năm, vệ sinh mương dân sinh: 30.000đ/sào/năm; sửa xe tang: 50.000đ/hộ/năm; bảo vệ đồng ruộng: 30.000đ/sào/năm; xây dựng cơ sở văn hoá: trên 200.000đ/khẩu/năm; phục vụ các đoàn thể: 10.000đ/khẩu/năm; quỹ khuyến học: 10.000đ/khẩu/năm…Tiếp theo, năm 2016, xã này tiếp tục triển khai thu phí xây dựng nghĩa, theo đó bất cứ ai có tên trong sổ hộ khẩu đều phải nộp với mức 100.000 đồng/người, kể cả trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Vụ việc sau khi được báo chí phản ánh, UBND huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Minh Lộc bãi bỏ ngay khoản thu quỹ thiếu niên bóng đá và quỹ hội nghị nhân dân và chỉ đạo thôn Minh Hợp hoàn trả ngay lại các khoản đã thu năm 2016 cho nhân dân. Đồng thời chỉ đạo bãi bỏ việc thực hiện thu quỹ đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
Một trong số các tờ mục kê mà UBND xã Minh Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) kê yêu cầu các hộ dân phải đóng trong năm 2015, nhiều khoản vô lý gây bức xúc trong nhân dân.
Người già, hộ nghèo, trẻ em vẫn phải đóng góp
Sự việc trên đã xảy ra tại xóm 18, xã Giao An (Giao Thủy, Nam Định) vào giữa năm 2016, gây bức xúc trong nhân dân. Theo đó, để về đích NTM, UBND xã Giao An giao mỗi xóm xây dựng một nhà văn hóa, với tổng kinh phí xây dựng là 320 triệu đồng, xã hỗ trợ 150 triệu đồng, số tiền còn lại được huy động từ sự đóng góp của người dân và nguồn vốn xã hội hóa. Chủ trương này được người dân trong xã đồng tình ủng hộ. Thế nhưng, quá trình triển khai xây dựng nhà văn hóa, các xóm lại đề ra mức thu quá cao và không đồng đều. Cụ thể có xóm thu 600.000 đồng/nhân khẩu, nhưng có xóm lại thu tới 800.000 đồng/nhân khẩu. Đặc biệt, ở xóm 18, việc thu này còn áp dụng với cả người già, hộ nghèo và trẻ nhỏ, khiến nhiều hộ rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”. Sau khi báo chí nêu, Đảng ủy, UBND xã Giao An đã tiến hành kiểm tra, sau đó đã yêu cầu thôn không được thu đối với người già, hộ nghèo và trẻ nhỏ.
Thu hoạch ngao ở xã Giao An (Giao Thủy, Nam Định). Việc lạm thu ở xóm 18, xã này khi áp dụng với cả người già, hộ nghèo và trẻ nhỏ, khiến nhiều hộ rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”.
Gần đây, báo Dân Việt và một số cơ quan báo chí khác đã phản về việc thôn Phù Ích và UBND xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã “tự nghĩ ra” nhiều khoản phí vô lý để thu. Theo đó, các cia đình có hoàn cảnh khó khăn; gia đình chính sách có công với cách mạng; người già cả ốm đau, bệnh tật; trẻ em mới sinh được 1 tháng tuổi cũng đều bị thôn, xã thu cào bằng. Thậm chí, có trường hợp đã đi lấy chồng, cắt khẩu, chuyển khẩu, nhưng xã vẫn thu. Điều đáng nói nữa là, nếu các hộ nộp chậm, họ còn bị cán bộ thôn phạt tính bằng lãi suất 1%. Việc tận thu, triệt thu, đặc biệt là cách tính lãi suất mà thôn áp dụng đã diễn ra trong nhiều năm qua, khiến người dân hết sức bức xúc.
Cụ thể, gia đình ông Hồ Phúc Duẫn, trước đây có 3 khẩu là ông, vợ ông và con gái. Tuy nhiên, năm 2016 con gái ông là Hồ Thị Kim Dung đã đi lấy chồng, đồng thời cắt khẩu và chuyển khẩu đến quê chồng, nhưng xã vẫn thu hộ ông 3 khẩu.
Gia đình chính sách cũng không ngoại lệ
Đau lòng hơn, hộ ông Nguyễn Xuân Trúc, thôn Phù Ích (xã Ích Hậu) là gia đình chính sách, song ông Nguyễn Xuân Quân – Chủ tịch UBND xã Ích Hậu đã bác bỏ, không coi gia đình ông là gia đình chính sách, nên không miễn giảm các khoản phi đóng góp xây dựng NTM, với mức thu 1 triệu đồng/khẩu.
Trước đó, ông Quân đã thể hiện sự vô cảm của mình, khi lý luận rằng: “Ông Trần Quốc Khánh là bố dượng của ông Trúc và ông Trần Quốc L. là con đẻ của ông Khánh với bà vợ đầu. Sau khi hết hôn lần 2 với mẹ đẻ của ông Trúc là bà Phan Thị T. đã không sinh thêm một người con nào. Như vậy, ông Trúc không có máu mủ, ruột rà với 2 liệt sỹ đang thờ phụng. Ông Trúc đang thờ bố dượng và người anh không cùng huyết thống, nênm không thể thuộc diện gia đình chính sách”.
Ông Nguyễn Xuân Trúc, thôn Phù Ích, xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh), mặc dù thuộc diện gia đình chính sách khi có bố dượng và anh trai là liệt sỹ, mẹ đẻ là Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng vẫn phải đóng gần 1,6 triệu đồng tiền xây dựng NTM.
Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Trúc đã thẳng thắn cho hay: “Bố dượng tôi và anh tôi là liệt sỹ, mẹ đẻ tôi là Mẹ Việt Nam Anh hùng, hàng năm Nhà nước vẫn trả tiền hương khói, thờ phụng cho gia đình tôi nhưng không hiểu lý do gì mà chủ tịch xã không công nhận là gia đình chính sách”.
Trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Quốc Khánh- Trưởng Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Lộc Hà cho biết, ngoài các khoản thu không đúng như trên tại thôn Phù Ích còn có 8 khoản thu khác như: Thu thủy lợi đầu canh nộp về cho xã (HTX dùng nước) 17.000 đồng/sào; Thu phí dịch vụ năm 2017 với số tiền 49.000 đồng/khẩu để chi vào hoạt động bảo vệ đồng ruộng, xây ống cống, bảo vệ cây trồng vật nuôi…; Thu đổ đường nội đồng với số tiền 30.000 đồng/khẩu, thu đổ đường Đu Đồng Mần 25.000 đồng/khẩu đã được ban cán sự thôn đã thực hiện việc xây dựng dự toán và thông qua hội nghị toàn thôn; Thu tiền điện thắp sáng nông thôn 5000 đồng/khẩu; Thu thiếu đuôi chuột (theo thỏa thuận của thôn mỗi khẩu phải nộp 5 đuôi chuột, hộ không nộp đủ theo quy định phải đóng 1.000 đồng/đuôi); Thu khẩu cơ đê 5000 đồng/khẩu (chỉ áp dụng với các khẩu sử dụng đất hành lang đê); Thu đất mượn đập Tang (đất công ích do xã quản lý) 9.000 đồng/khẩu, khoản này thôn thu hộ cho xã đối với những hộ mượn đất.
Ông Hoàng Đăng Huấn – Chủ tịch UBND xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội), người “nổ phát súng” đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội về việc lãnh đạo xã phê “xấu” vào sơ yếu lý lịch, khi bế tắc trong việc thu phí NTM.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy một số khoản thu tại thôn Phù Ích chưa đúng quy định như: Khoản thu nợ năm 2016 về trước, đặc biệt với khoản thu lãi nợ người dân phải đóng 1%, mặc dù có sự đồng thuận của người dân nhưng theo văn bản số 1447/TTg-KTN ngày 13.8.2014 của Thủ tướng chính phủ thì khoản thu này là không đúng. Đối với các hộ đối tượng chính sách, thuộc diện miễn giảm các khoản đóng nộp cho hộ dân và các đối tượng thu từ 1 đến 5 tuổi không đúng quy định. Ngoài ra, theo ông Khánh, 8 khoản thu này thôn Phù Ích và xã Ích Hậu đã thực hiện theo đúng quy định tại Chỉ thị 24/2007/CT-TTg ngày 1.11.2007 và văn bản số 408/STC-NSNX ngày 21.3.2011 của Sở Tài chính và pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20.4.2007.
Được biết, tại Khoản 3, Mục V, Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 nêu rõ: “Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua”. Còn tại Điểm g, Khoản 5, Mục V, Quyết định số 1600/QĐ-TTg quy định: “Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị hội đồng nhân dân xã thông qua”.
Theo Danviet
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm điểm cán bộ phê xấu vào lý lịch SV
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa yêu cầu Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra, làm rõ, kiểm điểm trách nhiệm cán bộ liên quan đến việc xác nhận lý lịch công dân sai quy định và báo cáo Thành ủy, UBND TP. Hà Nội trước ngày 13.8.
Hồ sơ học sinh - sinh viên của em Ngô Việt A. từng bị phê: ""Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương". (Ảnh: V.T)
Trước thông tin phản ánh về việc Chủ tịch UBND xã Duyên Hà ký xác nhận lý lịch cho công dân sai quy định so với hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Chiều 10.8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra làm rõ thông tin này.
Đồng thời, chỉ đạo UBND xã Duyên Hà thực hiện xác nhận sơ yếu lý lịch công dân theo đúng hướng dẫn tại công văn 1520/HTQTCT-CT ngày 20.3.2014 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực - Bộ Tư pháp; Kiểm điểm trách nhiệm cán bộ có liên quan đến vụ việc; báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 13.8.2017.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Sở Tư pháp phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện công văn 1520/HTQTCT-CT ngày 20.3.2014 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực - Bộ Tư pháp; đảm bảo không để xảy ra việc xác nhận lý lịch công dân không đúng quy định, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, em Ngô Việt A. (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) đã trúng tuyển đại học một trường ĐH ở Hà Nội và sẽ nhập học vào cuối tháng 8. Để hoàn thiện hồ sơ nhập học, sáng 8.8, V.A đã mang sơ yếu lý lịch đến UBND xã Duyên Hà xin xác nhận để làm hồ sơ nhập học.
Tuy nhiên, cán bộ tiếp dân nói do nhà chưa đóng tiền xây dựng nông thôn mới, gồm tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu, tiền điện chiếu sáng 130.000 đồng/khẩu nên phải về bảo gia đình đóng đủ có hóa đơn thu của thôn thì xã mới xác nhận.
Hôm sau, khi Việt A. lên xin xác nhận lần nữa thì cán bộ tiếp dân vẫn phổ biến tương tự, và nói nếu không đóng tiền, địa phương sẽ xác nhận, bản thân em và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Mặc dù VA có trình bày gia đình em không phải không đóng mà chưa đóng nhưng cán bộ tiếp dân không đồng ý và vẫn phê vào phần lý lịch học sinh, sinh viên của Việt A. là "Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương". Chủ tịch UBND xã Duyên Hà ngay sau đó đã ký, đóng dấu xác nhận vào phần xác nhận lý lịch này.
Trao đổi với PV, Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch UBND xã Duyên Hà đã thừa nhận bộ sơ yếu lý lịch mà gia đình công dân Ngô Việt A. do chính ông ký.
Ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch UBND xã Duyên Hà, người ký xác nhận vào sơ yếu lý lịch của em Ngô Việt A.
Về lý do ông Huấn đồng ý để cho cán bộ Tư pháp, bộ phận một cửa phê "xấu" như vậy vào sơ yếu lý lịch của tân sinh viên Ngô Việt A, ông Huấn cho biết, việc phê như vậy là do gia đình sinh viên Ngô Việt A. chưa đóng các khoản tiền xây dựng NTM, bao gồm tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu và tiền điện chiếu sáng từ năm 2012 - 2015 là 130.000 đồng/khẩu... Tuy nhiên, việc phê như vậy là trái với quy định của pháp luật.
Hồ sơ học sinh - sinh viên của Ngô Việt A. sau khi được Chủ tịch xã bút phê lại (Ảnh: V.T)
Ông Huấn cho biết thêm, chiều 10.8, xã đã mời gia đình sinh viên Ngô Việt A. lên gặp gỡ, trao đổi, xin lỗi, đồng thời xác nhận lại bộ hồ sơ mới cho em, mà không phê là: "Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương" như bộ hồ sơ trước, mà chỉ ghi là: "UBND xã Duyên Hà xác nhận anh Ngô Việt A có hộ khẩu thường trú tại xã...".
Theo Danviet
Xây nhà văn hóa, già trăm tuổi cũng phải đóng tiền, nộp chậm... phạt lãi Không kể người già hay trẻ nhỏ, ngay cả những thương bệnh binh đều được lãnh đạo thôn "huy động" đóng tiền xây dựng nhà văn hóa. Thậm chí, ai nộp chậm sẽ bị phạt theo... lãi suất thị trường. Người dân bất bình cho rằng cách thu tiền đóng góp xây nhà văn hóa không hợp lý và thiếu minh bạch. Cụ...