Phó Chủ tịch Hội NDVN: Báo cáo tránh hình thức, bệnh thành tích
Ngày 12/11, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị.
Tham dự buổi làm việc có bà Lê Thị Lan Hương, Trưởng Ban dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Trị.
Buổi làm việc nhằm kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân; tiến độ, kết quả thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ; nắm thực tiễn nhằm phục vụ việc xây dựng, ban hành các nghị quyết của BCH T.Ư Hội NDVN về hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.
Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và đoàn công tác làm việc với Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ
Báo cáo với đoàn công tác, ông Trần Văn Bến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh hiện có 94.609 hội viên nông dân sinh hoạt tại 1185 chi hội, thuộc 141 cơ sở Hội.
Hỗ trợ nông dân sản xuất, nâng cao thu nhập
Những năm qua, tình hình sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát triển khá đồng bộ và đạt kết quả tích cực; xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như trồng cây dược liệu, lúa hữu cơ… Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển dần từ nhỏ lẻ sang tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Bên cạnh thành tựu kinh tế nông nghiệp thì tư tưởng cán bộ, hội viên nông dân an tâm và ổn định, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh Quảng Trị tích cực đóng góp sôi nổi, trách nhiệm với công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như tuyên truyền, vận động, tiền của, công sức, hiến đất, hiến cây…. Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 52/117 xã đạt chuẩn NTM.
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có những phát biểu đánh giá, ghi nhận thành tích của các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị và gợi ý một số giải pháp để công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới Ảnh: Ngọc Vũ
Video đang HOT
Về việc thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã chủ động, tích cực tuyên truyền đến 100% cán bộ tỉnh, huyện, cán bộ Hội cơ sở và hội viên. Bên cạnh đó, Hội cũng chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đã có nhiều đề tài nghiên cứu, xây dựng những mô hình trồng trọt, chăn nuôi để hội viên nông dân học tập, nhân rộng. Các mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn có hiệu quả như nuôi gà ri lai vàng rơm an toàn sinh học, trồng sắn dây, cải tạo vườn tiêu, trồng lạc, trồng nấm… đều mang lại kết quả cao, được nông dân học tập, nhân rộng.
Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân và phối hợp với các ngân hàng cho nông dân vay vốn, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập. Hiện nay, dư nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân là hơn 5,7 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức dự án nhóm hộ liên kết sản xuất với 299 hộ vay. Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đang quản lý hơn 1.661 tỷ đồng các nguồn vốn uỷ thác, tín chấp với các ngân hàng, trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội có hơn 813 tỷ đồng; Ngân hàng NN PTNT là hơn 700 tỷ đồng.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi được các cấp Hội Nông dân tỉnh triển khai sâu rộng, thiết thực. Đến nay, tỉnh có trên 26.700 hộ hội viên, nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” các cấp.
Ông Trần Văn Bến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị tiếp thu các ý kiến của đoàn công tác của Trung ương Hội Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ
Tránh bệnh thành tích, hành chính hóa
Theo ông Trần Văn Bến, năm 2019 là năm đầu tiên các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội nông dân các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội NDNVN lần thứ VII. Các cấp Hội đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, mang lại nhiều kết quả nổi bật; tạo sự đồng thuận trong hội viên, xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong sản xuất kinh doanh, xây dựng NTM…
Ông Trần Văn Bến đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quan tâm, bố trí ủy thác cho Quảng Trị nhiều hơn về nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành, tham mưu cho Chính phủ các giải pháp thiết thực trong vẫn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Lê Thị Lan Hương, Trưởng Ban dân vận tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Trị cho hay, địa phương là tỉnh nông nghiệp nên vai trò của Hội Nông dân rất quan trọng. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân có đóng góp lớn lao trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội Nông dân tỉnh đã đổi mới phương thức, sáng tạo, hoạt động hiệu quả hơn. Công tác tuyên truyền giải phóng mặt bằng, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thi đua sản xuất giỏi….được các cấp Hội thể hiện rất rõ, hiệu quả, tạo sức lan toả cao.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác Trung ương Hội NDVN có nhiều ý kiến đánh giá, góp ý… và đã được Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị trả lời làm rõ, tiếp thu để thực hiện tốt hơn công tác Hội và phong trào nông dân trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn ghi nhận, đánh giá cao tinh thần vượt khó khăn, trở ngại đạt kết quả tích cực trong công tác Hội và phong trào nông dân của các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị.
Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn đề nghị, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công việc chuyên môn, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cần nâng cao vai trò của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn; cần lựa chọn mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả.
Trong tình hình mới, Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn cho rằng, Hội cần thay đổi, nâng cao cách thức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước cho nông dân. Bên cạnh đó, Hội phải xem xét lại hệ thống thông tin báo cáo, phải chú trọng tính chính xác, tránh bệnh thành tích; chú trọng nâng cao chất lượng hội viên bằng các hoạt động cụ thể, hoạt động Hội cần tránh hình thức hành chính hóa mà nên bắt nhịp với thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phải tập trung, tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình, nhân rộng thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Đặc biệt, trong những năm tới, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả thì các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị cần nâng cao rõ rệt hiệu quả xây dựng, phát triển tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân…”, Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn yêu cầu.
Theo Danviet
Hỗ trợ, giúp nông dân sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
Đó là mục tiêu quan trọng phải thực hiện đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố các tỉnh phía Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu này được triển khai, quán triệt tại hội nghị "Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam, Điều lệ Hội Nông dân khoá VII, nhiệm kỳ 2018-2023" do Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại TP.Cần Thơ từ ngày 21 đến ngày 25/5.
Đa dạng hình thức hỗ trợ nông dân
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Bùi Thị Thơm cho biết, trong vài năm tới, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng phức tạp đặt ra những thách thức lớn đối với nông nghiệp, nông dân nước ta. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vì vậy, các cấp Hội phải hướng dẫn người dân ứng phó bằng cách liên kết với nhau theo hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác để tập trung ruộng đất, nâng cao quy mô sản xuất, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, trang trại tập trung.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác này cần được các ngành, các cấp Hội hướng dẫn nhập khẩu trực tiếp các thiết bị công nghệ cao, liên kết với doanh nghiệp, Nhà nước, ngân hàng, nhà khoa học để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 vào sản xuất. Từ đó, giúp nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân, sản phẩm của nông dân làm ra được tiêu thụ nhanh, không xảy ra tình trạng được mùa - mất giá như thời gian qua.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm thăm mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Hậu Giang. ảnh: Huỳnh Xây
"Hội ND các địa phương cần động viên, khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác để phấn đấu, cùng nhau làm giàu. Tổ chức tôn vinh nông dân sản xuất giỏi, tôn vinh doanh nghiệp, nhà khoa học đã đồng hành cùng nông dân. Bên cạnh đó, Hội cũng chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mai, quảng bá, liên kết các hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước cho nông dân"- Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nói.
Theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm, các cấp Hội cũng phải hỗ trợ hội viên nông dân khởi nghiệp, có mô hình làm ăn hiệu quả. Cụ thể là giúp đỡ trong vay vốn, thông tin chính sách, pháp lý... Tới đây, Hội cần nghiên cứu xây dựng Quỹ Nông dân khởi nghiệp.
Mục tiêu trong thời gian tới, có 100% Hội ND cấp xã chủ trì, phối hợp với các tổ chức có liên quan hỗ trợ xây dựng ít nhất từ 1 tổ hợp tác (hoặc 1 hợp tác xã) trở lên để liên kết, hợp tác phát triển sản xuất có hiệu quả theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập của nông dân...
Nâng cao chất lượng hoạt động
Theo Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn, trong 5 năm qua, Hội ND các địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức trên 300.300 lớp tập huấn cho trên 15 triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân.
Các cấp Hội đã xây dựng, chuyển giao thành công hơn 14.000 mô hình, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, Hội đã đưa ra hàng nghìn giải pháp, sáng kiến giúp nông dân tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả lao động trong sản xuất cho nông dân.
Nhiệm vụ đặt ra của Hội ND nhiệm kỳ 2018-2023 là tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng giải quyết tốt lợi ích của hội viên nông dân.
Hội ND các địa phương phải kết hợp chặt chẽ việc vận động với tổ chức có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh (định hướng cho nông dân chọn nghề phù hợp với năng lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật), nâng cao chất lượng các hợp tác xã, tổ hợp tác. Qua đó, góp phần trí thức hoá nông dân, giúp họ thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn cho biết, để làm được những nhiệm vụ trên, trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, các cấp Hội phải không ngừng đổi mới trong công tác tuyên truyền, có trách nhiệm và có tinh thần sáng tạo. Đội ngũ cán bộ Hội phải đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu dân và vì dân, giải thích cho nông dân hiểu, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.
Phó Chủ tịch Thường trực Lương Quốc Đoàn chỉ đạo, hoạt động của các cấp Hội trong thời gian tới phải hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân. Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Hội phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở và thường xuyên cùng hội viên tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời hoàn thiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Theo Danviet
Hội Nông dân tăng cường hội viên là chuyên gia, học sinh, sinh viên Đó là gợi ý của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định và đoàn công tác trong chuyến thăm, làm việc với Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, Hội Nông dân xã Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng ngày 28/10. Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) do...