Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM: Hàng giả tồn tại do… người dân biết mà cứ mua
Vì sao nhiều loại sản phẩm hàng hóa được cho là hàng hiệu nhưng thực chất không phải, vậy khả năng kiểm soát thị trường thế nào để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng? Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho rằng, người dân… góp phần làm cho hàng giả tồn tại.
Tối 2-8, trong buổi họp báo định kỳ của UBND TPHCM, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM cho biết, Chi cục đang phối hợp cùng tổ công tác của Bộ Công thương và các đơn vị liên quan kiểm tra toàn diện đối với Công ty cổ phần Con Cưng tại TPHCM.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đang tạm giữ (chưa tịch thu) gần 120.000 sản phẩm trong hệ thống cửa hàng Con Cưng để tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Cụ thể là các dấu hiệu: ghi nhãn hàng hóa chưa đúng quy định, chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng từ về hàng hóa…
Trả lời câu hỏi về tình trạng nhiều loại sản phẩm hàng hóa được cho là hàng hiệu nhưng thực chất không phải, vậy khả năng kiểm soát thị trường thế nào để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và môi trường cạnh tranh lành mạnh? Ông Nguyễn Văn Bách cho rằng, người dân đã… góp phần làm cho hàng giả tồn tại.
Ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM
Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM cũng cho hay, hiện nay có tình trạng làm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Chi cục đã phối hợp với chợ Bến Thành, chợ An Đông… kiểm tra nhiều đợt, sau đó tạm lắng, rồi trở lại như cũ. Mới đây, tại chợ Bến Thành, cơ quan chức năng đã phát hiện, tịch thu nhiều đồng hồ nhái thương hiệu nổi tiếng thế giới.
“Nguyên nhân sâu xa là thị hiếu, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn chưa cao, chưa quan tâm chống hàng giả. Người dân biết là giả, nhưng vẫn mua, góp phần làm cho hàng giả tồn tại”, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM lý giải. Câu trả lời này đã khiến báo giới TPHCM trong buổi họp báo ngỡ ngàng.
Video đang HOT
Trong khi đó, chủ trì buổi họp báo, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan lên tiếng khẳng định: “Hành vi làm hàng giả, hàng nhái là không thể chấp nhận được, không chỉ ảnh hưởng sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, mà còn làm mất uy thế của TPHCM, của Việt Nam”.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là vấn đề báo giới TPHCM quan tâm
Về nguyên nhân, tâm lý “sính ngoại, giá rẻ” là một phần. Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông Võ Văn Hoan cho rằng, phải thừa nhận, công tác quản lý chưa tốt. Điều này thể hiện ở 3 điểm: chưa chống tận gốc; xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe và quan trọng nhất, chính lực lượng QLTT và các lực lượng khác tham gia chống hàng gian, hàng giả cũng chưa đủ lực, chưa mạnh mẽ trong thực thi nhiệm vụ. Vì thế, TP đã tồn tại các “trung tâm chuyên tiêu thụ hàng gian, hàng giả lừa dối người tiêu dùng” và thường hàng gian, hàng giả chỉ bị phát hiện khi báo chí, người dân phản ánh, cơ quan chức năng sau đó vào cuộc xử lý.
Chánh văn phòng UBND TPHCM yêu cầu chính lực lượng QLTT và các cơ quan liên quan cần tự nhận thấy trách nhiệm của mình, chủ động làm sớm, làm tốt hơn; điểm mặt cụ thể và xử lý tới nơi tới chốn các trường hợp vi phạm.
KIỀU PHONG – MẠNH HÒA
Theo sggp
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương bị "Út trọc" qua mặt?
Nguyên Chủ tịch UNND tỉnh Bình Dương đã có bút phê vào văn bản xin không xử phạt hành vi kinh doanh xăng dầu kém chất lượng cho phía ông Đinh Ngọc Hệ (nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng) gây thất thoát ngân sách trên 1,4 tỉ đồng.
Theo dự kiến, ngày 30/7 đến 1/8 tới, Toà án Quân sự Quân khu 7 sẽ xét xử inh Ngọc Hệ (tức Út "trọc" - nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) về các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.
"Út trọc" mạo nhận xăng quân sự để không bị phạt.
Ngoài ra, các bị can Trần Xuân Sơn (Giám đốc chi nhánh công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn), Trần Văn Lâm (Tổng giám đốc điều hành công ty cổ phần đầu tư Thái Sơn), Đại tá Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân) bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Riêng Đại tá Phùng Danh Thắm, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc, Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo nguồn tin riêng của PV, cuối năm 2012, công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc Phòng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, thực chất là thuê xe của Lữ đoàn 343, để cho công ty TNHH vận tải Hải Hà thuê lại để kinh doanh xăng dầu. Đinh Ngọc Hệ ký quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc Phóng tại Bình Dương, bổ nhiệm Trần Xuân Sơn làm giám đốc chi nhánh. Sau khi được cơ quan chức năng cấp phép, công ty này đầu tư cơ sở vật chất mở cửa hàng xăng dầu.
Ngày 23/6/2014, Tổ kiểm tra liên ngành của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thái Sơn, phát hiện cửa hàng chưa có hợp đồng đại lý và giấy chứng nhận kiểm định cột đo, đồng thời lấy 1 mẫu xăng A92 gửi đi kiểm nghiệm.
Đến ngày 2/7/2014, kết quả kiểm nghiệm mẫu xăng A92 tại cửa hàng xăng dầu Thái Sơn có trị số octan không đạt chất lượng. Sau đó, QLTT Bình Dương lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 3.250 lít xăng A92 (không đạt chất lượng) còn tồn trữ tại cửa hàng và 17.228 lít xăng A92 đã bán ra ngoài thị trường, tổng số tiền phạt trên 1,448 tỉ đồng.
Ngay sau đó Ông Đinh Ngọc Hệ đã liên lạc với ông Lê Thanh Cung (lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương), giải trình trong đó mạo nhận số xăng dầu kém chất lượng là của một đơn vị không quân gửi tại cửa hàng xăng dầu để phục vụ mục đích quốc phòng, không bán ra ngoài thị trường, đồng thời xin miễn phạt. Tiếp đó, ông Lê Thanh Cung bút phê ý kiến vào tài liệu xin không bị phạt của phía ông Hệ, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tin tưởng xăng quân đội nên không truy xuất tận cùng, không phạt số xăng kém chất lượng nói trên.
Cũng theo nguồn tin này, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo cấp dưới lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp quân đội, báo cáo sai sự thật với UBND tỉnh Bình Dương và cơ quan chức năng hợp thức hóa xăng dầu kém chất lượng, nhằm tránh bị xử phạt hành chính. Hành vi của Định Ngọc Hệ cùng đồng phạm gây thất thoát 1,4 tỉ đồng.
Cán bộ Đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương do tin tưởng vào hồ sơ giải trình của doanh nghiệp, tin tưởng xăng quân đội nên đã không truy xuất nguồn gốc xăng kém chất lượng, chưa làm đúng, chưa làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao dẫn đến không phát hiện hành vi vi phạm.
Tuy nhiên quá trình điều tra, cơ quan chức năng không phát hiện động cơ vụ lợi, tiêu cực cá nhân, không có dấu hiệu đồng phạm. Nguyên nhân một phần có ý kiến bút phê của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ông Lê Thanh Cung nên không đủ yếu tố xử lý hình sự. Liên quan tới sai phạm này, cơ quan chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương xử lý nghiêm vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về công chức, viên chức.
Xuân Duy
Theo Dantri
"Vẽ" quy định phụ cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp Mặc dù phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu ghi rõ nội dung làm việc của cơ quan nhưng cán bộ Chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn không đồng ý làm việc. Thời gian gần đây, phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến thực trạng buôn bán các sản...