Phim Việt hồn nhiên… nói dối!
Những giá trị đạo đức căn bản như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu…thường bị phim Việt bỏ qua trong hành động của các nhân vật.
Màn ảnh của “ Dành cho tháng sáu” khép lại bằng những nụ cười chiến thắng, khi những buồn phiền vì tình yêu đầu đời của cậu thiếu niên Kiên (Huỳnh Anh) được giải tỏa trong trận bóng rổ cuối. Câu chuyện nhẹ tênh làm bộ phim học trò dễ dàng trôi tuột đi trong trí nhớ của người xem ngay khi vừa ra khỏi rạp chiếu. Nhưng nó quá trong sáng và hồn nhiên để chẳng ai nỡ buông lời trách cứ.
Nhân trường hợp “Dành cho tháng sáu”
Phim “Dành cho tháng sáu”
Có một điểm ở bộ phim mà những bậc phụ huynh ý thức về trách nhiệm giáo dục của phim ảnh có thể trở nên bực dọc. Đó là chi tiết xoay quanh tình huống then chốt của toàn bộ phim: Kiên ngại ngùng tỏ tình với Minh (Trần Thiên Tú), cô bạn gái cùng lớp và là trưởng đội bóng rổ mà Minh là thành viên. Cô từ chối và nói đó là điều cô chưa bao giờ nghĩ tới. Kiên buồn giận bỏ về quê ở Thái Nguyên trước ngày trận đấu bóng rổ quan trọng diễn ra, khiến Minh và bạn thân của cả hai là Hoàng quyết định đi kiếm.
Những người làm phim trẻ cho thấy sự hồn nhiên khi xử lý tình huống này theo cách nghịch ngợm kiểu học trò: Để có lý do được phép đi xa, Minh giả giọng mẹ mình để gọi cho mẹ Hoàng xin phép về một chuyến đi nghỉ hè với lớp. Tuy nhiên, sự trong sáng của động cơ khó có thể khỏa lấp được thực tế: cả hai nhân vật thiếu niên vừa thực hiện một lời nói dối.
Nhưng có vẻ như những người làm phim “Dành cho tháng sáu” không để ý mình đã gieo vào câu chuyện một lời nói dối nho nhỏ. Họ quên đấy là chi tiết cần phải được xử lý khi bộ phim kết thúc, dù chỉ bằng một lời thú thật đáng yêu. Bộ phim gần như mải mê lao theo những khung hình đẹp mắt, chút lãng mạn đầu đời và phô diễn những giá trị thời thượng của tuổi “teen”.
Những chuẩn mực đạo đức nói chung như lòng trung thực, sự gương mẫu, biết nói không với cái xấu…cũng thường bị nhiều phim Việt bỏ qua khi xây dựng các chi tiết cho câu chuyện. Còn nhớ ở “Long Ruồi” (bộ phim Việt ăn khách nhất năm 2011), nhân vật chính là một hai lúa khù khờ tình cờ lọt vào âm mưu trộm khoản tiền lớn của một bố già khét tiếng ở Sài Gòn. Các nhà làm phim đã kể một “kết thúc có hậu” khi chàng hai lúa hỉ hả và không hề đắn đo với quán ăn mà anh vừa mở là nhờ khoản tiền phi pháp mà bố già tưởng thưởng do (lại vô tình) phá được những âm mưu.
Video đang HOT
Câu hỏi từ điều nhỏ nhặt
Phim “ Cánh đồng bất tận”
Thậm chí, để tăng thêm độ “thảm thiết” cho bi kịch, bộ phim được khen ngợi “Cánh đồng bất tận” còn đưa vào chi tiết: Trong bữa cơm trưa, trước mặt hai đứa con tuổi mới lớn, ông bố bỗng nổi cơn giận dữ quăng xấp tiền vào cô gái điếm tên Sương đang sống nương nhờ trên ghe và nói là để trả công (cho lần làm tình với cô đêm qua). Cô gái lẳng lơ và trơ trẽn đáp trả: “Ba mấy cưng xộp ghê”.
Còn nhớ, cùng mô tả những tội tình của người lớn trong mối liên hệ với trẻ em, bộ phim The Fighter (Võ sĩ, đề cử Oscar phim xuất sắc nhất năm 2011) toát ra sự nhân hậu khiến người xem rưng rưng nước mắt. Hễ khi các thành viên trong gia đình của nhân vật chính nổ ra xung đột, cãi vã, các nhà làm phim khéo léo để cho một nhân vật nào đó quát “mang những đứa trẻ ra ngoài” hoặc bồng vội chúng đi ra để chúng không chứng kiến những điều không hay của người lớn.
Buông một lời nói dối, gây ra một lầm lỗi, chọn một con đường sai…thường là cách để các bộ phim cài những nút thắt mở cho câu chuyện dõi theo hành trình của một nhân vật. Tinh thần nhân hậu của tác phẩm thể hiện qua cách mà các nhân vật chữa lành những tổn thương cho nhau, và sửa chữa những lỗi lầm dù lớn dù nhỏ. Đặc điểm này làm nên ý nghĩa nhân văn, giá trị đạo đức phổ quát, giúp bộ phim có thể vượt giới hạn của không gian và thời gian, đến cả các nền văn hóa khác.
Phải chăng những chi tiết này rất nhỏ nên phim Việt cho rằng khán giả sẽ chẳng ai chắp nhặt? Nếu bạn là khán giả phim Việt, bạn có đặt chúng thành vấn đề cần phải lên tiếng không? Và liệu rằng những điều nhỏ nhặt này có còn là nhỏ nữa không khi bản thân chúng ta trở thành nạn nhân của một hành vi tương tự trên phim?
Minh Chánh
Theo Vietnamnet
Bộ tứ ngọc nữ 9X của điện ảnh Việt
Xinh đẹp, tài năng và rất được yêu mến, đó là bốn niềm hy vọng mới của làng phim Việt Nam.
1. Ninh Dương Lan Ngọc:
Sau vai Nương trong Cánh đồng bất tận, Lan Ngọc đã vụt sáng trở thành gương mặt đầy triển vọng của điện ảnh Việt. Cô nàng nhận được rất nhiều cảm tình của khán giả, lời khen đến từ giới chuyên môn cùng những giải thưởng lớn (Gần đây nhất là giải Nữ diễn viên nước ngoài được yêu thích nhất tại Liên hoan phim Bách Hoa).
Đằng sau thành công mà nhiều người cho là "ăn may" này, từ trước khi nổi tiếng, Lan Ngọc đã bền bỉ trau dồi khả năng diễn xuất và bản lĩnh nghề nghiệp bằng việc diễn kịch thường xuyên trên sân khấu. Hiện ngọc nữ đã tốt nghiệp trường điện ảnh và vừa trình làng một số dự án nghệ thuật khá hấp dẫn như vở kịch kinh dị Ngôi trường số 13.
2. Vũ Phạm Diễm My:
Diễm My 9X (hay còn gọi là Tiểu Diễm My để phân biệt với cô Diễm My 6X) đã có thâm niên đóng phim từ khi mới 5 tuổi. Ở tuổi 21, người đẹp đang ngày càng tỏa sáng sau những bộ phim Thiên sứ 99, Tiểu thư lọ lem... đồng thời cũng là một người mẫu ảnh lẫn người mẫu quảng cáo cực đắt sô.
Lợi thế lớn nhất của cô nàng là kinh nghiệm nghề nghiệp khá dày dặn với hàng chục vai diễn đã trải qua và một vẻ đẹp có thể biến hóa theo nhiều phong cách, lúc sắc sảo, lúc dịu dàng.
3. Trần Thiên Tú:
Gia tài phim ảnh của Thiên Tú cho đến nay chưa thật nhiều nhưng đã có vài tác phẩm "đinh" như Áo lụa Hà Đông, Huyền thoại bất tử, Chơi vơi, Những tia nắng nhảy múa và Dành cho tháng 6 - phim độc lập có thể sẽ ra mắt khán giả vào năm sau.
Bước ra khỏi thế giới nghệ thuật hào nhoáng, ngoài đời, Thiên Tú là một cô sinh viên giản dị và học rất giỏi tiếng Trung. Chị ấy đã đạt thành tích cao tại các cuộc thi hùng biện, tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Sở hữu gương mặt dịu dàng đậm chất Á Đông, diễn xuất trong trẻo, tự nhiên, cộng thêm lòng đam mê nghiêm túc với điện ảnh, chắc chắn Thiên Tú sẽ còn tiến xa hơn và chinh phục khán giả dài dài.
4. Nguyễn Thùy Dương (Yu Dương):
Yu Dương sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm điện ảnh với ông ngoại là đạo diễn kì cựu Vũ Hồng Sến, mẹ và bà ngoại - hai diễn viên Kim Chi, Mai Phương cũng từng là những mỹ nhân đình đám một thời của màn ảnh Việt. Từ mấy năm trước, Yu Dương đã là một gương mặt khá nổi trong cộng đồng mạng với việc tham gia truyện ảnh Mũi tên cầu vồng, một vài tác phẩm truyền hình và rất nhiều bộ ảnh cực kì ấn tượng được lan truyền rộng rãi.
Sắp tới, 9x có vẻ đẹp khá lạ và tài năng diễn xuất tiềm ẩn này hứa hẹn sẽ là một nhân tố đáng chú ý khi bộ phim Lời nguyền huyết ngải ra mắt.
Theo PLXH
"Dành cho tháng Sáu" - Có gì hay ở bộ phim không: sao - sốc - sex? Chẳng có 3 chữ S kể trên, "Dành cho tháng Sáu" trở thành tác phẩm điện ảnh trong sáng nhất từ trước đến nay - một bộ phim thuần chất cho teen và cho người Việt. Chúng ta hãy bắt đầu với chuyện phim xoay quanh Kiên, Minh, Hoàng. Ba cô cậu là bạn thân và sinh hoạt trong cùng Câu lạc bộ...