Phim Vị đắng tình yêu sẽ thành… “vị ngọt”?
Ít ai biết rằng, biên kịch của bộ phim Vị đắng tình yêu “gây sốt” một thời chính là đạo diễn Lê Hoàng. 22 năm sau, Lê Hoàng đã trở thành đạo diễn nổi tiếng với hàng loạt phim ăn khách. Anh đang chuẩn bị làm một bộ phim “bom tấn” Vị ngọt tình yêu.
Cách đây 22 năm bộ phim Vị đắng tình yêu đã tạo nên một bước ngoặt lớn cho nền điện ảnh Việt Nam về doanh thu, giải thưởng cũng như hàng loạt diễn viên tài năng được phát hiện. Ít ai biết bộ phim này được biên kịch bởi đạo diễn Lê Hoàng – khi đó chưa nổi tiếng như bây giờ. Sau 22 năm Lê Hoàng tiếp tục viết nên câu chuyện tình yêu thần kỳ bằng ngôn ngữ điện ảnh trong bộ phim mới có tên Vị ngọt tình yêu.
Cảnh phim Vị đắng tình yêu (ảnh cắt ra từ clip phim)
Vị đắng tình yêu – “bom tấn” thập niên 90
Những khán giả thanh niên thời bấy giờ chắc có lẽ vẫn chưa quên được một bộ phim điện ảnh rất nổi tiếng Vị đắng tình yêu. Bộ phim này tiêu biểu cho dòng phim “mì ăn liền” khá phổ biến trong cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Làm nên thành công cho bộ phim này phải kể đến câu chuyện đầy lãng mạn của một tình yêu không trọn vẹn…
Bộ phim kể về chuyện tình của Quang ( Lê Công Tuấn Anh) – một sinh viên Y khoa nghèo và Phương (Thủy Tiên) sinh viên trường nhạc viện. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ bắt đầu bằng việc Quang cứu giúp cô Phương thoát khỏi bọn du côn và bị ăn trận đòn tơi bời.
Tuy nhiên, dường như tình cảm của họ không được ủng hộ bởi sự phản đối của mẹ Phương (diễn viên Kim Xuân đóng), bên cạnh đó, cô cũng đã có người bạn trai tên Bình ( Lê Tuấn Anh thủ vai) nhà giàu, đẹp trai và là thầy giáo dạy nhạc cho cô ở trường.
Tai họa ập đến khi Phương phát hiện ra mình bị một mảnh đạn nhỏ găm vào đầu đã 20 năm. Biết được điều này Bình bỏ rơi Phương, còn Quang thì luôn ở cạnh cô và làm cô quên đi mảnh đạn trong đầu.
Cuối cùng anh quyết định nhờ thầy giáo mình (đạo diễn Lê Cung Bắc đóng) thực hiện ca phẫu thuật tâm lý. Phương khỏi bệnh nhưng lúc này Bình đã dùng thủ đoạn và quyền lực của gia đình để đưa Quang ra chiến trường.
Mười năm sau, Phương đã có một gia đình hạnh phúc với Bình cùng cô con gái dễ thương, còn Quang vẫn yêu cô và không bỏ thói quen đứng nơi cửa sổ nhà Phương. Lúc này, mảnh đạn trong đầu cô lại tái phát và Phương được đưa vào bệnh viên nơi Quang làm việc, và lần này chính Quang là người sẽ thực hiện ca phẫu thuật thật giúp cô lấy mảnh đạn ra khỏi đầu…
Từ cốt truyện rất hay được viết bởi đạo diễn Lê Hoàng và Việt Linh, thông qua sự diễn xuất đầy tinh tế của dàn diễn viên sáng giá thời bấy giờ như Lê Công Tuấn Anh, Thủy Tiên, Lê Tuấn Anh, Lê Cung Bắc…và với sự chỉ đạo của đạo diễn Lê Xuân Hoàng, đây được coi là bộ phim rất thành công khi đoạt được khá nhiều giải thưởng điện ảnh thời đó như: Bông sen vàng cho đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất, phim hay nhất năm 1993, Giải B Hội Điện ảnh Việt Nam (1993)…
Vị đắng tình yêu cũng đưa tên tuổi của Lê Công Tuấn Anh và Lê Tuấn Anh lên thành những ngôi sao điện ảnh hàng đầu Việt Nam gia đoạn này.
Đạo diễn Lê Hoàng
Vị ngọt tình yêu – “bom tấn” mới sau 22 năm?
Video đang HOT
Nếu như Vị đắng tình yêu được coi là một câu chuyện tình sâu sắc, cảm động và mãnh liệt của một thế hệ thanh niên từ những năm đầu thập niên 90, thì hơn 20 năm sau, đạo diễn Lê Hoàng lại tiếp tục cho ra dự án phim mới mang tên Vị ngọt tinh yêu.
Cũng chính đạo diễn Lê Hoàng sẽ chấp bút cho kịch bản bộ phim mới này, không biết với sự đổi vị từ “đắng” sang “ngọt”, liệu câu chuyện tình yêu 22 năm sau khi mà xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau sẽ được vị đạo diễn tài năng Lê Hoàng dẫn dắt ra sao bằng ngôn ngữ điện ảnh?
Nhiều người nhận xét rằng phim của đạo diễn Lê Hoàng rất riêng bởi tính chân thực, “rất đời” mà nhân văn, sâu sắc. Những ai đã từng “yêu”, “ghét” Lê Hoàng bởi sự “chanh chua một lối kể chuyện đôi khi vô lý mà khi ngẫm lại bất chợt thấy mình ở trong đó, sẽ lại có dịp được thưởng thức một “món ăn” điện ảnh mới, đầy đủ hương vị ngọt ngào, đắng cay và chua xót trong tình yêu.
Bộ phim Vị ngọt tình yêu sẽ sớm được ra mắt khán giả trong thời gian tới bởi phần kịch bản và đạo diễn được thực hiện qua bàn tay của đạo diễn Lê Hoàng. Phim đang được thực hiện bởi một êkip chuyên nghiệp và nhiều “chiên trò”. Hy vọng đây sẽ là một tác phẩm lớn và hấp dẫn khán giả.
Theo Vnmedia
Nhớ tài năng mệnh bạc Lê Công Tuấn Anh
Anh là một trong những ngôi sao điện ảnh tài năng nhưng rất bạc mệnh. Anh vụt sáng trên bầu trời điện ảnh Việt Nam những năm 1990 của thế kỷ trước, ...
.... rồi bỗng dưng tắt lịm trong sự đau thương, luyến tiếc của người ái mộ và đồng nghiệp ở tuổi xuân 29 tràn trề những ước mơ, khi đang đứng trên đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp.
Đám tang của Lê Công Tuấn Anh là một trong những đám tang lớn nhất ở TP.HCM, đồng thời là đám tang lớn nhất của nghệ sĩ Việt Nam với hàng trăm ngàn người hâm mộ tự nguyện đến và đứng hai bên đường nơi di quan đến nghĩa trang để đưa tiễn. Cái chết của anh trở thành một sự kiện lớn và thu hút rất nhiều sự quan tâm của các hãng thông tấn, báo chí lớn nhất tại Việt Nam cũng như công chúng trong khắp cả nước.
Chỉ trong vòng một đêm sau cái chết của anh, mấy tờ nhật báo nổi tiếng nhất ở TP Hồ Chí Minh cạnh tranh nhau về quyền được phát hành về câu chuyện cuộc đời của diễn viên điện ảnh tài năng, bạc mệnh Lê Công cũng như nguyên nhân cái chết- tự tử của anh là vì đâu? Những thông tin cực kỳ hấp dẫn, lôi cuốn sự quan tâm, kéo theo đó là số lượng độc giả không ngừng tăng lên. Rất nhiều độc giả liên tục gửi thư yêu cầu và gọi điện thoại đến phòng tin tức của Tòa soạn các báo hàng trăm cuộc mỗi ngày chỉ để mong muốn các phóng viên tiếp tục đưa tin về ngôi sao nổi tiếng nhưng bất hạnh.
Trong những ngày đó, có rất nhiều fan hâm mộ đổ xô về từ khắp các tỉnh thành, đã đứng chen chúc nhau xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ trước cổng chùa Xá Lợi- Quận 3- nơi tổ chức đám tang của Lê Công Tuấn Anh, để được vào thắp nhang và cũng như để bày tỏ lòng thành kính, thương yêu đối với thần tượng của mình. Ngày đưa tang, vì số lượng người hâm mộ đưa tiễn quá đông, đã gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông tại nhiều đường phố lớn của thành phố.
Trong cuốn sách "House of glass: culture, modernity, and the state in Southeast Asia" được xuất bản vào năm 2001, các nhà nghiên cứu về văn hóa Châu Á Mandy Thomas và Russel H.-K.Heng đã bình luận rằng: "Cái chết của Lê Công Tuấn Anh đã thực sự biến anh từ một ngôi sao điện ảnh thành một biểu tượng nổi tiếng của Việt Nam". Ngôi mộ của anh được bạn bè lập tại chùa Nghệ sĩ Gò Vấp- TP Hồ Chí Minh nơi yên nghĩ vĩnh hằng của nhiều nghệ sĩ tài danh phương Nam.
Tuổi thơ bất hạnh, cô đơn của "Quang Đông ki sốt"
Lê Công Tuấn Anh trên phim trường được khán giả hâm mộ vào thập niên 1990 với vai diễn bác sĩ Quang "Đông Ki Sốt" nổi đình nổi đám trong bộ phim nhựa " Vị đắng tình yêu" tập I của cố đạo diễn Lê Xuân Hoàng, do Hãng phim Giải phóng thực hiện. Tên tuổi Lê Công Tuấn Anh bắt đầu tỏa sáng trên phim trường từ đó. Cũng từ đó, Quang "Đông Ky Sốt" thành nghệ danh của Lê Công Tuấn Anh với bạn bè và khán giả hâm mộ.
Lê Công Tuấn Anh chào đời vào ngày 2 tháng 2 năm 1967, tại thành phố Sài Gòn. Tên thường gọi của anh là Lê Công, được ghép từ họ Lê của ba anh và họ Công Huyền của mẹ anh là một người thuộc dòng dõi quý tộc của Huế. Ít khi nào bạn bè nghe Lê Công kể về bên ngoại, mặc dù đối với nhiều người khác sự khoe khoang về dòng họ hoàng gia được xem như tấm bùa hộ mệnh để bước vào con đường nghệ thuật thứ bảy.
Lê Công có lý do rất riêng và cũng rất cay đắng, bất hạnh của tuổi thơ. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ba mẹ của Lê Công Tuấn Anh đã chia tay nhau. Những cuộc chia ly của người lớn với muôn vàn lý do, nhưng người mất mát thiệt thòi nhiều nhất là con trẻ. Nhưng người lớn không phải bao giờ ai cũng quan tâm đến điều này. Cá tính một đứa trẻ hình thành và phát triển thường bị chi phối rất nhiều bởi nguyên nhân cha mẹ ly dị nhau.
Như trong hoàn cảnh ấy, Lê Công Tuấn Anh theo mẹ vì còn quá nhỏ, nhưng không lâu sau đó, anh bị bỏ rơi vì mẹ anh tái giá. Sau cú sốc gia đình đổ vỡ, cuộc sống của Lê Công Tuấn Anh trở thành những ngày tháng tối tăm nhất trong cuộc đời của anh.
Lê Công Tuấn Anh bắt đầu cuộc sống mồ côi của một đứa trẻ bụi đời, lang thang, vất vưởng trong thăm thẳm ký ức buồn tủi. Và cũng từ đó, tuổi thơ của anh bị gặm nhấm bởi sức bào mòn của kiếp sống thừa.
Hết những ngày sống với bụi đường hè phố và cuộc sống vô cùng vất vả, đến tuổi thiếu niên, Lê Công được đưa vào cô trường giáo dục thiếu niên lang thang cơ nhỡ. Sau đó, Lê Công Tuấn Anh được một người cô ruột rước về sống cùng gia đình.
Tuy gia đình người cô không mấy khá giả, nhưng Lê Công được nuôi dưỡng và bao bọc trong mái ấm tình thân đã làm thay đổi rất nhiều sau nghĩ, hành động ngang tàng, chán nản hình thành trong nhân cách tuổi thơ những ngày lang bạt kiếm sống trên hè phố. Hàng ngày, Lê Công đi học một buổi, còn một buổi đi làm thêm để phụ giúp cô góp tiền chợ trong nhà và cũng có thêm tiền tiêu vặt.
Dấn thân vào con đường nghệ thuật
Con đường nghệ thuật của Lê Công bắt đầu khá tình cờ khi anh nhận lời làm phụ diễn cho người bạn vào lúc đoàn kịch nói Kim Cương tổ chức thi tuyển diễn viên. Điều bất ngờ là anh được chọn, còn bạn anh thì rớt. May mắn của số phận lần đầu tiên trong đời anh đã mỉm cười nhưng liền sau đó, Lê Công buồn vật vã vì anh bạn thân tạo điều kiện giúp mình đã không may mắn.
Như một lẽ thường tình trong cuộc sống, phàm người nào luôn bận tâm hay dằn vặt với chuyện được, mất hoặc vì cả nể thì mãi mãi đó là những người rất khổ tâm. Điều này xem chừng rất phù hợp với cá tính và tấm lòng của Lê Công. Lúc Lê Công đang thời "nổi tiếng" nhất, tình cờ gặp nhau tại nhà người mẫu Minh Anh, Lê Công rất vui vẻ, chân tình hẹn :"Mai mốt em nhắn, anh em mình cà phê nha...".
Bẵng đi một dạo, gặp nhau trong quán, anh vò đầu bứt tai rất tội nghiệp phân trần: "Anh xin lỗi...anh có lỗi vì hẹn em mà chưa thực hiện..". Chuyện nhỏ vậy, thế mà Lê Công tỏ ra rất ăn năn, hối hận rất thật lòng như là lỡ làm một việc gì tày đình không bằng. Cho thấy sự chân tình, chân thật trong con người Lê Công không hề giả tạo hay "diễn" chút nào cả.
Trong những năm tháng ở đoàn kịch Kim Cương, Lê Công chỉ toàn là đảm nhận những vai diễn viên quần chúng, diễn viên phụ trong các vở diễn như : Nhân danh công lý, Hoàng Tử và Con gái lão chăn cừu, Vực thẳm chiều cao (vai bảo vệ Đông, người yêu cô Lan), Trà Hoa Nữ, Lôi Vũ (vai Chu Xung - đóng thế vai cho nam diễn viên Lâm Hùng). Sau này hết diễn phụ, trở thành diễn viên độc lập, Lê Công tham gia trong các vở diễn như : Đời lận anh hùng, Đèn không hắt bóng, Bước qua lời nguyền, Tôi ơi ! Đừng tuyệt vọng.
Dù trên sân khấu kịch nghệ, Lê Công chỉ tham gia và được diễn những vai nho nhỏ, hình bóng nhạt nhòa, không lưu lại trong ký ức người xem như thể anh là người không có duyện với sân khấu kịch trường. Và hình như sân khấu kịch chỉ là nơi anh tự thử thách, khám phá bản thân mình, tập làm quen và làm cơ sở xuất phát sau này. Khác hẳn những bậc thầy sân khấu như Kim Cương, Thanh Nga...vừa biết nói đã biết diễn trên sân khấu.
Nhưng cũng chính tại sân khấu này, cơ duyên đã đến với Lê Công một cách bất ngờ. Vượt qua những sự e dè về tâm lý, mặc cảm về bản thân, thiếu tự tin để thể hiện mình, Lê Công nhìn thấy tình cờ cuộc tuyển chọn diễn viên cho bộ phim "Tìm vàng" của đạo diễn Lê Xuân Hoàng, anh mạnh dạn đến ghi danh và xin thử vai.
Kể chuyện về Lê Công Tuấn Anh những ngày đầu tiên tham gia đóng phim, đạo diễn Trọng Hải là người bạn, người anh thân thiết, đồng thời chính là người đầu tiên phát hiện ra khả năng diễn xuất của Lê Công Tuấn Anh: "Năm 1989, Trọng Hải làm phó đạo diễn cho đạo diễn Lê Xuân Hoàng thực hiện chùm phim ngắn thể nghiệm loại hình video thời kì đầu. Chùm phim do ban sáng tác trẻ gồm: Việt Linh, Vinh Sơn, Đào Bá Sơn, Hồ Ngọc Xum, Lê Hoàng... thực hiện.
Lê Công khi ấy đang tham gia một số vai diễn quân sĩ "tốt đen, tốt đỏ" ở đoàn kịch kim cương đã tìm đến đoàn làm phim Tìm vàng xin thử vai. Lần đầu tiên đứng trước máy, Lê Công run thấy rõ. Khi nghe Hải truyền đạt lời nhận xét của anh Hoàng là chỉ đạt 70% thôi, thiết tưởng Công sẽ rất buồn, ai dè anh ôm chặt Hải reo hò như một đứa trẻ.
Khi thu dọn máy móc ra về, không ngờ Công vẫn ngồi đó lặng lẽ quan sát mọi người làm việc, sau đó anh mới nhỏ nhẹ nói với Hải: "Nếu có cơ hội cho bộ phim nào anh nhớ gọi cho em với". Đó là buổi đầu gặp gỡ làm nên nhân duyên của nhóm anh em kết nghĩa gồm: Xuân Hoàng, Trọng Hải, Lâm Thế Thành, Nguyễn Thành Công và em út Lê Công Tuấn Anh".
Từ bộ phim tham gia đầu tiên, Lê Công Tuấn Anh đã thật sự bén duyên với điện ảnh, cũng chính điện ảnh đã làm thay đổi cuộc đời anh. Mang đến cho anh những vinh quang tột đỉnh, những mối tình tuyệt đẹp và sự kết liễu cuộc đời bằng cách tự tử trong căn phòng trọ trong con hẽm nhỏ đường Tô Hiến Thành, quận 10 vào ngày 17/10/1996.
"Vị đắng tình yêu", bệ phóng thăng hoa nghệ thuật
Phải thành thật công nhận, Lê Công được trời ban cho khuôn mặt sáng, điển trai, hiền lành với ánh mắt buồn buồn đượm nhiều chất suy tư, sâu lắng nhưng cũng cực kỳ quyến rũ. Lê Công Tuấn Anh đã chinh phục trái tim người xem trong hầu hết các phim anh tham gia vai chính sau đó như : Vị đắng tình yêu, Tuổi thơ dữ dội, Em còn nhớ hay em đã quên, Anh chỉ có mình em, Sao Phượng còn buồn, Hoa Quỳnh nở muộn, Bên bờ ảo vọng, Tình biển, Ngọt ngào và man trá.
Còn nhớ bộ phim "Vị đắng tình yêu" của đạo diễn Lê Xuân Hoàng được xem như bệ phóng đầu tiên của sự nghiệp điện ảnh Lê Công Tuấn Anh thăng hoa và gặt gái những mùa vàng đầu tay làm nổi danh. Được khởi chiếu vào đầu năm 1990, Vị đắng tình yêu đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả bởi chất mộc mạc, nhẹ nhàng, xúc động và nó được xem như bản tình ca lãng mạn nhất một thời của điện ảnh Việt Nam về đề tài tình yêu đôi lứa.
Câu chuyện phim Vị đắng tình yêu, mở đầu bằng cảnh bữa tiệc sinh nhật của Phương (Thủy Tiên đóng) một nghệ sĩ dương cầm. Cô đang chơi một bản nhạc cho quan khách dự tiệc nghe. Lúc này, bên ngoài cánh cổng, một người đàn ông gầy gò, giản dị đến quê mùa, đeo kính trắng với một nửa khuôn mặt sần sùi do bom napal cũng đang như nuốt từng nốt nhạc của cô. Đó là Quang (do Lê Công Tuấn Anh đóng), một bác sĩ, một người vẫn thầm yêu Phương nhưng âm thầm đơn phương.
Đột nhiên, tiếng đàn tắt phụt, căn phòng nhốn nháo vì Phương bỗng gục xuống bên phím đàn. Trong khi mọi người đang hốt hoảng, thì Quang bước vào, thăm khám và giúp đưa Phương tới bệnh viện. Bên giường bệnh của Phương, kí ức của 10 năm trước chợt ùa về.
Ngày ấy, Quang là một chàng sinh viên nghèo ở trường Y. còn Phương là sinh viên Nhạc viện, ở nhà riêng có một thầy dạy nhạc tên Bình (Lê Tuấn Anh đóng) theo đuổi. Một lần tình cờ, Quang cứu Phương thoát khỏi bọn du côn và bị một trận đòn no nhừ. Nhờ quen Quang, Phương biết được thế nào là cuộc sống sinh viên kí túc xá, tuy nghèo, vất vả và phải tự mưu sinh, nhưng lại luôn tràn ngập tiếng cười.
Sinh nhật Phương mời nhưng Quang đắn đo, tần ngần vì chiếc áo đang mặc quá cũ còn chiếc khác đã giặt. "Một người vì sáu người - Sáu người vì một người" các bạn sinh viên trong phòng mỗi người giúp chàng một thứ để đến dự sinh nhật nàng: một chiếc áo, một đôi dày, một cái quần dài.
Trong bữa tiệc, chàng biết được điều mà nàng mong muốn nhất: không phải một ông chồng đẹp trai hay một ngôi nhà đẹp, mà điều nàng mong muốn nhất là vào một đêm mưa gió, khi nàng đang đánh đàn bên cửa sổ sẽ có một chàng trai xuất hiện bên cửa sổ, cầm bó hoa trên tay và nói: "Tôi là khách qua đường, xin em hãy nhận lấy"!. Quang quyết tâm thực hiện mong ước đó của Phương và nhận ra mình đã yêu Phương nhưng cố dằn lòng. Anh biết mình là sinh viên nghèo, phải bơm vá xe kiếm sống.
20 năm trước, Phương đã bị một mảnh bom rất nhỏ găm vào đầu có thể giết chết Phương. Bác sĩ khuyên Phương nên từ bỏ con đường âm nhạc, tránh xúc động để giữ lấy mạng sống của mình. Tình yêu trong sáng, tha thiết và mãnh liệt của Quang đã giúp Phương quên đi mảnh bom trong đầu để tiếp tục bước đi trên con đường nghệ thuật.
Bình đã dùng thủ đoạn đê hèn, lợi dụng ảnh hưởng của bố mình, để đưa Quang ra chiến trường. Ngày Phương bước lên xe hoa về nhà chồng trong tiếng pháo, tiệc tùng thì Quang phải đối diện với bom rơi đạn nổ ngoài chiến trường.
Mười năm trôi qua, lúc này Phương và Bình đã có một bé gái xinh xắn, còn Quang trở về với khuôn mặt đầy sẹo do bom napal và trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất bệnh viện. Nhưng Quang vẫn không thể bỏ được thói quen đứng nhìn cửa sổ nhà Phương mỗi ngày và cũng vì tình yêu với Phương, chính anh sẽ thực hiện ca mổ để lấy ra mảnh đạn trong đầu Phương, để những cơn đau không còn hành hạ nàng nữa.
Cảnh phim đẹp nhất có lẽ là cảnh Quang đội mưa, trèo rào vào công viên hái trộm hoa rồi đứng ở cửa nhà nàng trong bộ dạng ướt lướt thướt, áo rách tay, một chân dép một chân không nhưng khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, tặng hoa cho Phương và nói: Tôi là khách qua đường, xin em hãy nhận lấy! gieo vào lòng người như một điệp khúc đẹp nhất vang lên về thông điệp tình yêu. Vừa giống như Trương Chi- Mỵ Nương, vừa giống Romeo-Juliet hai nhân vật biểu tượng của tình yêu trong vở kịch bất hủ của văn hào William Shakespeare.
Còn bài thơ do nhóm bạn sinh viên, cùng ở chung phòng trong ký túc xá với Quang đã sáng tác và đọc tặng các bạn trong một buổi tối giao lưu văn nghệ trước khi Phương lên sân khấu thể hiện bản nhạc "Khi mùa thu đến", một bản nhạc nền đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của phim Vị đắng tình yêu.
"Anh nhìn em qua kính hiển vi
Phút gặp nhau chẳng nói được gì
Trán toát mồ hôi, chân lập cập
Đến chỗ hẹn hò như đến phòng thi
Anh đã vì em mượn đôi giày
Và một sơ mi xanh khói mây
Chỉ có trái tim là không mượn
Bởi có mình anh biết đắm say
Anh chẳng sợ đâu chẳng ngại đâu
Trộm hoa cho có phải leo rào
Tặng hoa cho dù anh té ngã
Nếu có bể đầu... anh tự khâu".
Vị đắng tình yêu không những là một tác phẩm kinh điển về đề tài tình yêu tuy vẫn còn thoi thóp trong mô típ tình yêu-bi kịch- chiến tranh có nhiều khúc gượng gạo, những sự lãng mạn của tình yêu chân chính, đích thực đã thật sự đọng lại trong lòng nhiều khán giả truyền hình đến nay. Nhưng ngày ấy, dường như đã làm cú đấm trúng tâm lý khán giả gây nên cơn sốt về lãng mạn tình yêu tuổi trẻ.
Đặc biệt là vai diễn bác sĩ Quang của chàng Đông Ki Sốt- Lê Công Tuấn Anh vừa ngơ ngác, rất si tình và say đắm với tình yêu đầu trong sáng trở thành vai diễn để đời và giúp anh trở thành thần tượng của giới trẻ thập niên 90. Cũng chính bộ phim mang về cho Lê Công Tuấn Anh giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong liên hoan phim truyện toàn quốc lần thứ X năm 1993.
Sau thành công rực rỡ của Vị đắng tình yêu, tên tuổi của Lê Công Tuấn Anh nổi tiếng khắp cả nước, liên tiếp các hãng phim mời anh ký hợp đồng. Theo ước tính của bạn bè, trung bình một năm Lê Công Tuấn Anh đóng đến 20 bộ phim, nhiều khi anh phải thức trắng đêm để hoàn thành vai diễn của mình trong 4 ngày, thậm chí 2 ngày, chưa kể có những kịch bản anh phải từ chối vì quá bận rộn vì không còn thời gian ra Bắc, vào Nam.
Theo VNN
Lê Công Tuấn Anh tái ngộ khán giả màn ảnh Khán giả sẽ có cơ hội gặp lại tài tử bạc mệnh này trong một bộ phim kinh điển. " Anh chỉ có mình em"- một tác phẩm điện ảnh đặc sắc đã làm say đắm biết bao khán giả với sự tham gia góp mặt của nam diễn viên tài năng nhưng bạc mệnh Lê Công Tuấn Anh. Phim được sản xuất...