Phim trường James Bond bốc cháy giữa đêm
Nhân chứng cho biết 5 xe cứu hỏa mất khoảng 20 phút để dập tắt đám cháy tại địa điểm ghi hình các tác phẩm James Bond.
Theo Fox News, đám cháy lớn bốc lên trên phim trường Pinewood Studios ( Buckinghamshire, Anh) – nơi ghi hình loạt tác phẩm của thương hiệu James Bond – lúc hơn 21h ngày 18/11. Đội cứu hỏa của hạt Berkshire và London có mặt kịp thời để dập tắt đám cháy.
Trao đổi với Mirror, các nhân chứng cho biết đã nghe tiếng nổ lớn, sau đó thấy khói bốc lên mịt mù kèm theo lửa cháy. Trên mạng xã hội, hình ảnh đám cháy được chia sẻ rộng rãi. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được điều tra, mức độ thiệt hại cũng chưa được cảnh sát công bố.
Đội cứu hỏa có mặt kịp thời để dập tắt đám cháy ở Pinewood Studios. Ảnh: Fox News.
“Thật buồn khi nghe tin có cháy ở Pinewood Studios. Hy vọng không ai bị thương”, người dùng Twitter viết. Trong khi đó, trang do người hâm mộ lập ra – James Bond MI6 HQ (hơn 77.000 người theo dõi) – tweet rằng studio “cháy một lần nữa” và chia sẻ những bức ảnh về lần cháy trước ở đây.
Theo People, Pinewood Studios với kinh phí xây dựng 1,3 triệu bảng Anh, là nơi ghi hình loạt tác phẩm James Bond và nhiều phim khác từ năm 1976, mở đầu là The Spy Who Loved Me.
Năm 1984, phim trường bị thiêu rụi sau khi kết thúc quá trình quay Legend của Ridley Scott. Pinewood Studios được xây dựng lại trước khi mở cửa vào tháng 1/1985.
Đến tháng 7/2006, đám cháy khác bùng lên dữ dội sau thời điểm Casino Royale vừa đóng máy . Một lần nữa, Pinewood Studios bị đập bỏ và tái xây dựng trong vòng 6 tháng.
Năm 2019, ba vụ nổ trên trường quay No Time to Die khiến một thành viên đoàn phim bị thương nhẹ.
Video đang HOT
Pinewood Studios là địa điểm ghi hình của loạt phim lớn, không chỉ các tựa phim James Bond. Ảnh: Fox News.
Mức độ bạo lực trên phim
Sau vụ tài tử Alec Baldwin vô tình gây chết người ở phim trường và sự phổ biến của "Squid Game", vấn đề bạo lực trên màn ảnh được các chuyên gia mang ra bàn tán.
Theo Guardian, khi cuộc điều tra của cảnh sát về cái chết của đạo diễn hình ảnh Halyna Hutchins trên phim trường Rust tiếp diễn, ngày càng nhiều chuyên gia kêu gọi cấm vĩnh viễn việc sử dụng súng thật trên phim.
Hiện tại, các nhà lập pháp bang California và New Mexico tuyên bố họ sẽ ban lệnh cấm nếu ngành công nghiệp giải trí không tự giác hạn chế hoặc cấm vĩnh viễn vũ khí nguy hiểm.
Đồng thời, việc dùng súng thiếu an toàn trên phim trường làm dấy lên cuộc tranh luận về mức độ phổ biến và tác hại của những bộ phim điện ảnh, truyền hình có tính chất bạo lực.
Hiện trường vụ tài tử Alec Baldwin vô tình nổ súng làm một người chết, một người bị thương. Ảnh: LA Times.
Sự phổ biến của phim bạo lực
Theo Steven Gaydos - nhà văn, giám đốc điều hành nội dung của tạp chí Variety - bản chất các bộ phim Mỹ thường liên quan đến bạo lực và súng đạn hơn là phim nước ngoài.
"Các bộ phim có cảnh đấu súng đang phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu nhà sản xuất không làm phim về bạo lực hay siêu anh hùng, về cơ bản không ai muốn đóng và cũng ít người xem", Gaydos nói.
Nhà văn Mỹ nói những bộ phim đấu súng không liên quan đến sở thích của các nhà làm phim tại Hollywood. Điều đó phụ thuộc vào dữ liệu thu được từ khán giả, doanh thu phòng vé từ các bộ phim trước đó. Điều hiển nhiên là các bộ phim hành động, bạo lực thu được tiền nhiều hơn.
Hiện tại, loạt phim về James Bond là đại diện tiêu biểu cho các tác phẩm về bạo lực trên màn ảnh. Nghiên cứu từ FandomSpot cho thấy trước khi No Time to Die ra rạp, vai diễn 007 của Daniel Craig giết người nhiều nhất (235 người), gấp đôi so với các bộ phim 007 do Roger Moore đóng chính (121 người).
Trung bình trong mỗi tập phim, vai James Bond của Daniel Craig giết 59 người, tiếp theo là Pierce Brosnan với 26 người, Moore với 17 người và Sean Connery với 11 người. Điều đó cho thấy từ năm 2000 trở lại đây, mức độ bạo lực trong các bộ phim James Bond ngày càng tăng.
Tạo hình James Bond của Daniel Craig trong No Time to Die. Ảnh: MGM.
Trong bài nghiên cứu Xu hướng về mức độ bạo lực trên phim đăng trên AP, tác giả kết luận số lượng phim bạo lực tăng gấp đôi kể từ năm 1950 và phim gắn nhãn PG-13 (có cảnh bạo lực, không dành cho trẻ em dưới 13 tuổi) tăng gấp 3 lần so với năm 1985.
Nghiên cứu của tổ chức NCBI chỉ ra rằng trẻ em xem phim về súng đạn có xu hướng bạo lực, bắt chước và thử nghịch súng giống trong phim.
Trong báo cáo gửi Ủy ban về Bạo lực Thanh thiếu niên, Hiệp hội Tâm lý Mỹ chỉ ra rằng trẻ em xem phim bạo lực có thái độ hung hăng, hành vi bạo lực cao sau khi xem các bộ phim liên quan đến súng đạn.
"Tiếp xúc với phim ảnh và các trò chơi điện tử bạo lực làm kích thích tâm lý, thúc đẩy những suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến bạo lực", tác giả viết.
Gần đây, khi bộ phim Squid Game gây tiếng vang toàn cầu, một số trường học cảnh báo phụ huynh giáo dục con cái vì nhà trường phát hiện học sinh có hành vi bạo lực giống với phim gắn nhãn 18 .
Ngày 26/10, Insider đưa tin các trường tiểu học Mott Road, Enders Road và Fayetteville của Mỹ phát hiện học sinh mô phỏng trò chơi của Squid Game trong giờ giải lao.
"Do lo ngại về bạo lực tiềm ẩn, chúng tôi cho rằng các trò chơi Squid Game không phù hợp để thảo luận hay chơi ở trường học", hiệu trưởng viết trong mail gửi phụ huynh.
Trước đó, ngày 6/10, Hội đồng Phụ huynh về Truyền thông và Truyền hình (PTC) lo ngại tính bạo lực của Squid Game và "yêu cầu các phụ huynh có biện pháp thích hợp với con cái sử dụng mạng xã hội, chơi game, học theo trào lưu từ bộ phim sinh tồn".
Tranh cãi không hồi kết
Từ sự phổ biến của Squid Game đến cái chết của đạo diễn trên phim trường Rust, cuộc xung đột giữa các nhà sản xuất phim và chuyên gia súng đạn tiếp tục diễn ra. Việc giải quyết khủng hoảng bạo lực tùy thuộc vào từng cá nhân, tổ chức nhận thức vấn đề ra sao, theo Guardian.
Wayne LaPierre - chủ tịch Hiệp hội Súng trường Quốc gia - đổ lỗi cho vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook làm 26 người chết năm 2012 - là hệ lụy của "các trò chơi điện tử độc ác, bạo lực và những bộ phim về kẻ giết người đẫm máu".
Ngược lại, các nhà sản xuất phim Hollywood cho biết nhiều năm nay họ thực hiện các thỏa thuận về việc sử dụng súng trên phim trường.
Trong cuộc phỏng vấn với Guardian, một nhà sản xuất nói hai diễn viên Mark Wahlberg và Danny Trejo thường xuyên bị lên án vì đóng phim bạo lực, trên thực tế họ không dùng súng thật trên phim trường.
Nhiều năm nay, các nhà sản xuất, thậm chí diễn viên luôn phản đối quan điểm phim ảnh làm gia tăng nạn bạo lực trong đời thực.
Cảnh người chơi chuẩn bị bước vào trò chơi sinh tử trong Squid Game. Ảnh: Netflix.
Arnold Schwarzenegger nói với Guardian rằng truyền thông cần tách biệt những bộ phim hành động với các vụ xả súng ngoài đời.
"Chúng ta phải phân tích những gì liên quan đến tâm lý, bệnh tâm thần, luật sử dụng súng và cách nuôi dạy con để đưa ra kết luật", tài tử Kẻ hủy diệt nói.
Nhà làm phim gạo cội Quentin Tarantino - người chuyên sản xuất phim hành động, bạo lực - cũng cho rằng vấn đề lớn nhất của bạo lực là kiểm soát súng và sức khỏe tâm thần.
Theo Guardian, mọi nỗ lực về việc ngăn cấm sử dụng súng trên phim trường dường như đều đi vào bế tắc.
Năm 2013, những người đứng đầu ngành điện ảnh đã gặp Phó tổng thống Joe Biden (dưới thời ông Obama) để thảo luận về luật kiểm soát súng. Tuy nhiên, họ từ chối xem xét vấn đề hạn chế súng đạn của Chính phủ. Từ đó đến nay, việc sử dụng súng trên phim trường vẫn cứ tiếp diễn.
Theo Steven Gaydos, các bộ phim bạo lực được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khán giả. Sự thành công của loạt phim James Bond, John Wick hay bộ phim truyền hình Hàn Quốc Squid Game là minh chứng rõ nhất.
"Giống cách Facebook đang vận hành, nhu cầu về bạo lực, đấu súng trên màn ảnh có bản chất gây nghiện ở thời điểm này. Các bộ phim hiện nay được sản xuất dựa trên những thuật toán từ người xem", Gaydos nói.
Daniel Craig nghĩ phụ nữ không hợp đóng vai 007 Trong buổi phỏng vấn mới, tài tử Daniel Craig nói anh không nghĩ vai 007 sẽ hợp với diễn viên nữ. Trước thềm sự kiện bộ phim No Time to Die chính thức phát hành, tài tử Daniel Craig đã bày tỏ quan điểm về người sẽ thay mình đảm nhận vai diễn 007. Khi Radio Times đề cập khả năng diễn viên...