Phim Trung Quốc miêu tả méo mó cuộc sống giới nhà giàu như thế nào?
Số lượng phim truyền hình lấy đề tài cuộc sống của giới thượng lưu xuất hiện ngày càng nhiều trên màn ảnh Hoa ngữ. Nhưng không phải tác phẩm nào cũng tái hiện đúng sự thật.
Bộ phim Vườn sao băng 2018 bị khán giả Trung Quốc ném đá dữ dội sau khi lên sóng với tạo hình quê mùa và diễn xuất còn kém của dàn diễn viên trẻ. Trong đó, nội dung kịch bản và hình tượng nhân vật bị cải biên từ A-Z khiến các fan đã từng mê đắm phiên bản Vườn sao băng Đài Loan thất vọng tràn trề. Khái niệm đời sống sang chảnh của những người giàu có trong bộ phim cũng bị công chúng mang ra chê cười.
Dàn F4 giàu có, sang chảnh kinh điển trên màn ảnh châu Á bị chê kém sang vì thường diện những mẫu trang phục trẻ trâu, rối mắt. Trong đó, tạo hình của Đạo Minh Tự (Vương Hạc Đệ đóng) khiến khán giả ngán ngẩm vì kiểu tóc tết lọn nhỏ cùng những mẫu trang phục làm màu, nhiều họa tiết diêm dúa.
Tạo hình của nữ chính Thái Sam ( Thẩm Nguyệt đóng) khi mặc trang phục rẻ tiền đến dự tiệc của hội con nhà giàu khiến Vườn sao băng bị chê keo kiệt. Một số khán giả chia sẻ hình ảnh đôi giày dự tiệc dành cho nữ chính từ bản Hàn, Nhật Bản sang Trung Quốc để châm biến độ nghèo nàn của ê-kíp bộ phim.
Phân đoạn “kinh điển” của Vườn sao băng 2018 có lẽ phải kể đến màn tung ra đề nghị hẹn hò với Thái Sam của Đào Minh Tự: “Hãy hẹn hò với anh, khi đến lớp, anh sẽ cho em ăn đồ ăn ngon. Sinh nhật em, anh sẽ tổ chức ở nhà hàng lớn ở Thượng Hải. Khi chơi game, anh sẽ tặng em coin (tiền chơi game) và đồ vật trên game. Mỗi năm du lịch một lần. Điện thoại hỏng, anh sẽ mua cái mới”. Câu thoại bị khán giả chê “nghèo” không còn đường đỡ của Vương Hạc Đệ, kém xa lời show hẹn hò năm xưa của Ngôn Thừa Húc tặng thẻ tấm thẻ bạch kim, quẹt không giới hạn, mỗi ngày đều có xe riêng đưa đón và chốt hạ bằng câu nói: “ Thế giới này không có gì là tiền không mua được”.
Nếu như Vườn sao băng bị chê nghèo nàn, kém sang thì tác phẩm Love of Aurora lại bị chê lố lăng trên mức cần thiết. Nam chính Lý Tuấn Thái (Mã Khả đóng) thường xuyên diện trang phục da báo hoặc ánh kim lấp lánh khiến công chúng khó hiểu về gu thời trang của giới thượng lưu.
Đi đánh golf nhưng diễn viên của Love of Aurora vẫn diện suit lịch sự.
Video đang HOT
Tác phẩm Bảo vệ mỹ nhân 2017 xây dựng tạo hình giàu có cho nhân vật của Lý Tiểu Lộ bằng cách để cô diện áo lông thú với đủ mọi kiểu dáng xuyên suốt 48 tập phim. Áo lông cùng kim cương là 2 items xuất hiện nhan nhản và gắn liền với cuộc sống của những cô gái nhà tài phiệt trong hầu hết tác phẩm truyền hình Trung Quốc nhiều năm qua.
Bữa ăn của giới thượng lưu trong phim truyền hình Hoa ngữ cũng bị chê lỗi thời, đi sau thời đại khi phim nào cũng quay đi ngoảnh lại với tôm hùm, bít tết, vang và ngồi thưởng thức trên chiếc du thuyền cỡ nhỏ trên sông. Trong tác phẩm được lên sóng cách đây 11 năm của TVB là The Gem of Life du thuyền, xế hộp hạng sang, các cuộc đua ngựa, thuyền buồm, các buổi tiệc từ thiện và triển lãm nghệ thuật đã xuất hiện trên tivi, vì vậy nhiều người nhận xét so với quá khứ, các bộ phim về cuộc sống của những ở trên đỉnh xã hội hiện tại được nhà sản xuất phản ánh thiếu chân thực, thiếu đầu tư và thậm chí biến người giàu trở nên lố bịch trong mắt công chúng.
Theo zing
Nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất trước tác động của Covid-19
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã có những động thái cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương nhằm đối phó với rủi ro này.
Ảnh minh họa.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vừa công bố báo cáo cập nhật nhanh về tình hình chính sách tiền tệ tại các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới nhằm đối phó với dịch virus Covid-19.
67 ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ năm 2019
Theo báo cáo, trong năm 2019, khi triển vọng kinh tế không mấy lạc quan đã khiến hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất.
Nổi bật trong đó là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất cơ sở liên tiếp trong các cuộc họp tháng 7 - 9 - 10/2019, từ mức 2,25% - 2,50% xuống mức 1,50% -1,75%.
Bên cạnh đó, tháng 09/2019, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hạ lãi suất tiền gửi từ mức -0,4% xuống -0,5% trong khi giữ lãi suất tái cấp vốn 0,0% và lãi suất cho vay cận biên 0,25%.
Ngân hang Trung ương Úc (RBA) cũng hạ lãi suất cơ sở trong tháng 6 - 7 - 10 từ mức 1,5% xuống còn 0,75%.
Hai ngân hàng trung ương lớn khác là BOE của Anh và BOJ của Nhật Bản không thay đổi lãi suất cơ sở lần lượt ở mức 0,75% và -0,1%.
Lý do mà các ngân hàng trung ương lần lượt cắt giảm lãi suất là các rủi ro địa chính trị như "chiến tranh thương mại" và "Brexit" gây ảnh hưởng tiêu cực lên triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ngoài việc triển vọng kinh tế không lạc quan, tại thời điểm mà mỗi ngân hàng trung ương trên cắt giảm lãi suất lần đầu tiên, tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế đều đang thấp dưới ngưỡng mục tiêu 2,0% trong thời gian dài.
Cụ thể là CPI Mỹ là 1,8%, Eurozone là 1,3% và Úc là 1,9%. Do đó, cả Fed, ECB và RBA đều có định hướng chung nữa khi hạ lãi suất, là việc đưa lạm phát tới ngưỡng mục tiêu.
Về BOE, mặc dù kinh tế Anh chịu nhiều rủi ro từ Brexit, tuy nhiên ngân hàng trung ương này năm 2019 luôn giữ kỳ vọng sẽ tăng lãi suất khi kinh tế tích cực hơn, đồng thời CPI của Anh khá ổn định quanh ngưỡng 2,0% trong phần lớn năm 2019 cũng đảm bảo cho việc BOE không cần hạ lãi suất.
Tiếp đến là BOJ, ngân hàng trung ương này không giảm lãi suất trong năm 2019 do lãi suẩt đã ở mức âm trong thời gian dài, thay vào đó, BOJ sử dụng các chương trình nới lỏng định lượng để hỗ trợ kinh tế và lạm phát Nhật Bản.
Liên quan tới các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, theo thống kê của Centralbankinfo, trong năm 2019 đã có khoảng 67 ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ với khoảng 182 động thái và chính sách khác nhau, trong số đó có 159 lần là cắt giảm lãi suất.
Theo World Bank, mức lãi suất trung bình của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm 0,7 điểm phần trăm trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2019.
Theo các chuyên gia, có 4 trong 5 ngân hàng trung ương lớn nhiều khả năng sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.
Trong những ngày vừa qua, cả 5 ngân hàng trung ương lớn là Fed, ECB, BOE, RBA và BOJ đều có những cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2020, tuy nhiên không có ngân hàng trung ương nào thay đổi lãi suất cơ sở trong những cuộc họp này.
Cụ thể, Fed cho rằng lãi suất cơ sở hiện tại đang phù hợp và các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vẫn tiếp tục diễn ra.
ECB cùng với RBA, BOJ giữ lãi suất nhằm đưa lạm phát tới ngưỡng 2,0%, thậm chí RBA kỳ vọng sẽ giữ lãi suất này trong thời gian dài và có thể hạ thấp hơn nếu cần thiết.
Riêng chỉ có BOE giữ lãi suất và kỳ vọng có thể tăng dần trong tương lai trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên cũng cho biết có thể hạ dần lãi suất nếu các dữ liệu kinh tế Anh, đặc biệt là lạm phát đi trái với kỳ vọng.
Tác động mới: Covid-19
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã có những động thái cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương nhằm đối phó với rủi ro này.
Theo nhiều tổ chức và chuyên gia nhận xét, dịch Covid-19 có thể tác động nghiêm trọng tới kinh tế Trung Quốc, từ đó làm gián đoạn chuỗi nguồn cung và ảnh hưởng lên kinh tế thế giới.
Tuy những thiệt hại cụ thể chưa được thống kê, nhưng có thể thấy nhiều các nước phụ thuộc vào Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu bị ảnh hưởng thông qua các chỉ số chứng khoán và tỷ giá hối đoái, đặc biệt trong số đó có Thái Lan, Philippines...
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) gần đây hạ lãi suất các hợp đồng repo, kỳ hạn 1 tuần từ 2,5% xuống 2,4% và 2 tuần từ 2,65% xuống 2,55%, bên cạnh đó bơm 1200 tỷ CNY tương đương 170 tỷ USD ra thị trường nhằm hỗ trợ thanh khoản.
Trên thế giới, tính từ đầu tháng 02/2020, đã có 08 ngân hàng trung ương hạ lãi suất cơ sở, bao gồm: Mexico, Belarus, Nga, Philippines, Honduras, Brazil, Thái Lan và Iceland.
Trong những đợt hạ lãi suất này, có ngân hàng trung ương Brazil, Nga, Phillipines, Thái Lan tuyên bố lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 tới kinh tế.
Tại khu vực Đông Nam Á nói riêng, Cơ quan tiền tệ của Singapore MAS và Ngân hàng Trung ương Indonesia cũng phát đi tín hiệu sẵn điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu cần thiết.
Như vậy, lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương lớn hiện đang ở mức thấp, và việc cắt giảm lãi suất đã diễn ra từ năm 2019 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại trong những tháng đầu năm 2020.
Theo các chuyên gia, điều này có thể cần thiết khi kinh tế toàn cầu đang trong quá trình chống chịu những rủi ro địa chính trị hiện hữu.
Tuy nhiên, trong dài hạn, lãi suất cơ sở ở mức thấp sẽ là áp lực cho các ngân hàng trung ương khi dư địa về chính sách ngày càng thu hẹp, việc điều hành sẽ trở nên khó khăn hơn nếu xuất hiện những rủi ro mới đe dọa đến triển vọng kinh tế thế giới.
Đối với Việt Nam, dù chưa có động thái liên quan đến việc cắt giảm lãi suất cơ sở từ Ngân hàng Nhà nước nhưng tại hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid - 19 tổ chức hôm 6/2, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã đề nghị các ngân hàng thương mại chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễm giảm lãi vay... theo quy định hiện hành.
Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định cơ quan này sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh.
Hiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang dồi dào, không có hiện tượng thiếu vốn. Do vậy, Phó Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại không được tăng lãi suất, kể cả lãi suất huy động.
Đáng chú ý, thông tin tại hội nghị cho biết, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh để gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Thị trường tài chính - ngân hàng: Kịp thời các giải pháp ứng phó Covid-19 Những biến động đầu tiên của dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra được ghi nhận trên thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường ngoại hối cũng như giao dịch ngân hàng. Nhiều giải pháp đã được cơ quan quản lý đưa ra nhằm trấn an thị trường... Nhiều ngân hàng nhanh chóng giảm lãi suất và có gói...