Phim ngắn ‘Chân Hoàn truyện’ của 16 phụ nữ nghỉ hưu bị gỡ
“ Chân Hoàn truyện” bản người cao tuổi đã bị tạm gỡ. Tào Bình, nhà sản xuất bản gốc, đã trình hồ sơ để đánh bản quyền thương mại với công ty sản xuất dự án.
Phim ngắn “Chân Hoàn truyện” gây sốt, nhưng dính vấn đề bản quyền. Ảnh: Sina.
Ngày 28/10, Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh đưa tin bộ phim ngắn Chân Hoàn truyện phiên bản người cao tuổi của 16 phụ nữ nghỉ hưu đã biến mất trên các nền tảng xem phim trực tuyến. Sina cho biết dự án bị tạm gỡ vì vấn đề bản quyền. Hiện, chỉ còn những tin tức liên quan đến tác phẩm này trên mạng xã hội.
Tào Bình, nhà sản xuất Chân Hoàn truyện, cho biết đang chuẩn bị hồ sơ bản quyền để làm việc với công ty phụ trách sản xuất bộ phim ngắn nói trên. Tuy nhiên, bà sẽ miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nhóm phụ nữ lớn tuổi.
Theo Sina, C hân Hoàn truyện phiên bản người cao tuổi ban đầu được làm với mục đích vui vẻ, để các ông bà nghỉ hưu được trải nghiệm công việc đóng phim, thay vì thương mại.
Tuy nhiên, sản phẩm bất ngờ gây chú ý với hơn 62 triệu người xem trong một tuần trở lại đây. Ngay khi được nhiều người biết, dự án vướng tranh cãi vi phạm bản quyền. Phim lấy cảm hứng từ tác phẩm cung đấu nổi tiếng Chân Hoàn truyện.
Video đang HOT
C hân Hoàn truyện của 16 phụ nữ nghỉ hưu bị khiếu nại vi phạm bản quyền. Ảnh: Sina, Sohu.
“Tôi ủng hộ hình thức giải trí lành mạnh cho nhóm người cao tuổi này. Nếu chỉ quay kỷ niệm không thành vấn đề, nhưng khi sản phẩm được phát hành công khai thì đã hình thành mục đích thương mại. Vì vậy, công ty đứng sau Chân Hoàn truyện phiên bản người cao tuổi phải tuân theo luật sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất, đạo diễn và biên kịch của bản gốc”, Tào Bình chia sẻ.
Theo Sina, 16 người phụ nữ, cao nhất 70 tuổi, đến từ Thượng Hải, đi xe tới phim trường Hoành Điếm (Chiết Giang, Trung Quốc) để quay phim. Tại đây, họ được các công ty phục vụ trang điểm, hướng dẫn diễn xuất, tái hiện lại những cảnh kinh điển trong Chân Hoàn truyện.
Trương Kim Tuyền, tổng giám đốc một công ty giải trí tại Hoành Điếm chia sẻ hình thức quay phim ngắn phục vụ nhu cầu của khách du lịch đã có từ lâu, đây cũng là một trong những cách để phim trường Hoành Điếm thu thêm lợi nhuận.
“Chúng tôi có ba hình thức quay phim. Một loại giá 3.800 NDT (526 USD), thời gian quay trong hai giờ, giá rất tiện nghi. Sử dụng dịch vụ, đoàn phim sẽ được cung cấp một đạo diễn, một chụp ảnh, một người phụ trách trang phục, một người trong tổ tạo hình”, Trương Kim Tuyền nói.
Ông Trương chia sẻ thêm: “Một mức giá khác cao hơn là 12.000 NDT (1.660 USD), nhóm sản xuất có tới 7 người phục vụ quay chụp. Còn một mức khác khoảng 30.000 NDT (4.100 USD), nhắm đến đối tượng là doanh nghiệp hoặc những ngôi sao mạng xã hội, giá cả cao thì chất lượng cũng tương đương với các dự án phim truyền hình.
Chân Hoàn truyện là phim cổ trang cung đấu kinh điển của màn ảnh Hoa ngữ. Dù phát sóng vào năm 2012, đến nay Chân Hoàn truyện vẫn thường xuyên được phát sóng lại với nhiều nội dung thú vị trở thành chủ đề bàn luận của khán giả. Phim do Tôn Lệ, Thái Thiếu Phân, Tưởng hân, Lan Hy, Lưu Tuyết Hoa, Trần Kiến Bân đóng chính.
Như Ý Truyện, Diên Hi Công Lược và loạt phim 'đốt tiền' nhiều nhất mản ảnh Hoa Ngữ
Màn ảnh Hoa ngữ đã mang đến cho khán giả không ít những bộ phim hay, hoành tráng. Để làm được điều này, ngoài diễn xuất của diễn viên thì các nhà làm phim phải đầu tư số tiền không nhỏ cho mỗi tác phẩm của mình.
1. Diên Hi Công Lược
Diên Hi Công Lược được đánh giá là bộ phim mang tới cảm xúc mạnh mẽ cho đông đảo khán giả. Bộ phim cung đấu này cũng được đầu tư cực mạnh về khoản trang phục.
Được biết, Vu Chính - biên kịch kiêm nhà sản xuất Diên Hi Công Lược đã đầu tư 250 triệu NDT (khoảng hơn 850 tỷ đồng), hợp tác cùng các nghệ nhân lành nghề, tái hiện lại các hoa văn truyền thống trên y phục với 18 kỹ thuật thêu khác nhau.
2. Võ Mị Nương Truyền Kỳ
Bộ phim Võ Mị Nương Truyền Kỳ do nhà sản xuất kiêm diễn viên chính Phạm Băng Băng bỏ vốn đầu tư là một trong số ít những phim cổ trang có trang phục được đầu tư lên đến hàng trăm tỷ.
Số tiền nhà sản xuất chi trả cho trang phục của các diễn viên khi lên hình lên đến 350 tỷ đồng. Khán giả vô cùng mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng gần 3.000 bộ xiêm y lộng lẫy trong suốt 83 tập phim.
3. Chân Hoàn Truyện
Bộ phim Chân Hoàn Truyện từng gây sốt năm 2012 cũng nằm trong danh sách được đầu tư khủng cho trang phục khi nhà sản xuất đã mạnh tay chi gần 150 tỷ đồng cho khoản này.
Không chỉ trang phục mà các trang sức, mũ đội đầu của phi tần chốn hậu cung cũng đều rất tinh xảo và đẹp mắt. Các nhà làm phim đã phải tham khảo các nhà sử gia thật kỹ lưỡng để mang đến những hình ảnh đẹp nhất.
4. Trường An 12 Canh Giờ
Trường An 12 Canh Giờ là phim cổ trang Hoa ngữ hay nhất năm 2019 khi thu về 3.400 tỷ đồng, dù không được quảng bá rộng rãi.
Để có được thành công này, ngoài diễn xuất của diễn viên còn có sự đóng góp không nhỏ của khoảng 6.000 bộ y phục với các họa tiết, hoa văn tinh xảo, mới mẻ.
Từng trang phục mà các diễn viên trưng diện trong phim đều nhận được sự ngợi khen hết lời từ công chúng.
5. Như Ý Truyện
Như Ý Truyện được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, vì lý do đó mà đại chế tác này được xem là một trong những bộ phim đầu tư lớn nhất, đắt giá nhất của màn ảnh Trung Hoa.
Trên các bộ trang phục của diễn viên trong Như Ý Truyện luôn có điểm nhấn là họa tiết thêu tay cầu kỳ, tỉ mỉ. Nhà sản xuất đã tốn khá nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị loạt phục trang cho Châu Tấn cũng như Hoắc Kiến Hoa và các diễn viên còn lại.
Chỉ riêng số trang phục chuẩn bị cho Châu Tấn trong phim đã khoảng 200 bộ. Diễn viên Châu Tấn đã từng diện thiết kế đắt giá lên đến 3,5 tỷ đồng trong lễ phong hậu.
Top 10 bộ phim Hoa ngữ có lượt xem nhiều nhất trên Youtube: Triệu Lệ Dĩnh chứng minh đẳng cấp Tổng hợp danh sách 10 bộ phim Hoa ngữ có lượt xem nhiều nhất trên Youtube: phim của Triệu Lệ Dĩnh chứng minh độ hot, đứng đầu bảng vẫn là cái tên quen thuộc. Trong những năm gần đây, phim Hoa ngữ không chỉ thu hút sự quan tâm của khán giả Đông Nam Á mà còn mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị...