Phim lớn phim bé vật vã tìm rạp chiếu
Với khoảng 20 phim mới công chiếu mỗi tháng trong khi chỉ có chừng 30 rạp chiếu, việc tìm chỗ chiếu cho phim của mình chẳng khác nào cuộc chiến.
Rạp chiếu không đủ đáp ứng lượng phim ra rạp tăng quá nhanh. Ảnh: MS
Rạp ít, phim nhiều
Anh Đặng Ngọc Quang, người phụ trách truyền thông và phát hành cho Platinum than thở anh đã gửi đề nghị tới khoảng 10 rạp về việc phát hành bộ phim Mr. Go 3D của điện ảnh Hàn Quốc, dự kiến sẽ ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 23/8 tới nhưng tới giờ vẫn chưa nhận được hồi âm từ các rạp.
Mặc dù đã cố gắng tránh đụng độ với nhiều bộ phim đình đám khác của Mỹ ra rạp vào dịp này nhưng nhà phát hành Mr. Go 3D tại VN vẫn phải chấp nhận đưa phim ra rạp vào 23/8 dù trong tháng 8 gần như tuần nào cũng có phim 3D mới ra, chưa kể phải đấu với phim hành động “ Lửa phật” của Việt Nam.
Các cụm rạp hiện đại với từ 6-8 phòng chiếu không ngừng mọc lên tại Hà Nội trong vài năm qua nhưng chừng đó vẫn chưa đáp ứng được lượng phim được ngoại nhập được đưa về liên tục, với tần suất chừng 5 phim mới/tuần. Chưa kể, số phòng chiếu 3D cũng rất ít khiến cho việc tìm kiếm rạp chiếu với các chủ phim trở nên vô cùng nan giải.
Đơn cử là sắp tới đây bộ phim kinh dị ăn khách của điện ảnh Thái, Pee Mak ( Tình người duyên ma) đang gây sốt tại nước này cũng như nhiều nước châu Á khác dù được nhập về Việt Nam nhưng tại Hà Nội chỉ được chiếu tại 5 cụm rạp và không thể chen chân được vào hệ thống rạp MegaStar. Lý do là bộ phim này không phải của nhà phát hành này và lại chọn thời điểm công chiếu “đụng độ” với bom tấn “ World War Z” của Mỹ nên khó chen chân vào các rạp của MegaStar.
Cuộc chiến đưa phim ra rạp ngày càng trở nên bức bối do rạp chiếu thì chỉ có vậy trong khi lượng phim mới ra rạp không ngừng tăng lên cùng sự xuất hiện của các nhà phát hành mới. MegaStar vừa là nhà nhập khẩu phim lớn nhất hiện nay nhưng đồng thời cũng kinh doanh luôn rạp chiếu. Tuy nhiên, với 10 cụm rạp trên cả nước cũng khó đáp ứng nổi hết phim của hãng này nhập về với tần suất tăng lên chóng mặt.
Chỉ có các phim lớn mới có cơ hội tiếp cận với nhiều rạp chiếu. Ảnh: MS
Video đang HOT
Không phải muốn chiếu ở đâu là được
Việc sắp xếp lịch chiếu cho chính phim của MegaStar cũng là điều khó khăn chứ chưa kể đến việc chiếu phim của các nhà phát hành khác. Do vậy, lâu nay các nhà nhập phim khác (Platinum, Lotte, BHD) chủ yếu chỉ chiếu phim ở các rạp thuộc sở hữu của mình hoặc vài rạp nhỏ, chỉ có những phim thực sự lớn mới có khả năng chen chân vào các cụm rạp của MegaStar để đấu với các phim do công ty này nhập về.
“Cái khó là ở các rạp, họ có đủ phòng chiếu để nhận phim của chúng tôi hay không bởi khi đồng ý nhận thì phải đảm bảo số suất chiếu, phòng chiếu. Tôi nghĩ nếu các phim cạnh tranh sòng phẳng ở cả hơn 30 rạp thì không sợ nhưng vấn đề là hiện giờ không đủ phòng chiếu trong khi các hãng phát hành thì nhiều”, anh Đặng Ngọc Quang cho biết.
Chị Nguyễn Hải, đại diện A Company, nhà phát hành phim độc lập mới tham gia vào thị trường cho biết thực tế nhiều phim của bên chị, mà cụ thể gần đây là Thử thách 1 của điện ảnh Đức khi chào các rạp lớn đã bị từ chối vì phim không lớn, các chủ rạp sợ doanh thu không cao. Thêm nữa nếu chào phim vào thời điểm có phim lớn của các hãng khác thì rất khó vào. Do vậy công ty này thường phải né lịch phim bom tấn và phải thông báo lịch cho các rạp trước 1-2 tháng.
Việc cạnh tranh giữa các nhà phát hành không chỉ dừng lại ở việc giành giật doanh thu hay khán giả nữa mà còn là cuộc chiến căng thẳng trong việc giành chỗ chiếu. Chính vì vậy việc một bộ phim bất ngờ đổi lịch, rời ngày phát hành lại tạo cơ hội cho các bộ phim khác nhảy vào.
Gần đây nhất, khi bộ phim Bụi đời Chợ Lớn bất ngờ không thể ra rạp như dự kiến vào ngày 19/4 vì chưa được cấp phép đã khiến cho nhiều nhà phát hành khác mừng rỡ bởi họ có có hội vào nhiều rạp hơn. Nhà phát hành bộ phim The HOST (Vật chủ) cho hay nhờ Bụi đời Chợ Lớn lùi ngày phát hành mà vào thời điểm đó phim của họ từ 10 rạp ban đầu đã được chiếu tại 27 rạp, khiến cho doanh thu tăng lên đáng kể.
Hiếm có phim nào được chiếu đồng loạt tại tất cả các rạp.
Phim lớn cũng phải xếp hàng
Cũng vì hạn chế về số lượng rạp chiếu nên các nhà phát hành thường phải phát hành phim kiểu “nhìn nhau” mà chiếu. Ví dụ sau khi chiếu thử 1-2 tuần ở các rạp “vùng sâu vùng xa”, nếu thấy phim ăn khách thì sẽ tính đến việc mở rộng ra chiếu ở thêm nhiều rạp khác. Thậm chí có nhà phát hành dù nắm trong tay rạp chiếu nhưng cũng không thể tự sắp xếp lịch cho phim của mình do lượng phim về quá nhiều.
Do vậy trừ những phim lớn cố gắng duy trì lịch phát hành cận với thế giới, nhiều phim buộc phải thay đổi lịch ra rạp chậm hơn dự kiến ban đầu cả tháng để nhường chỗ cho những phim “hot” hơn như trường hợp phim hoạt hình Monster University ( Lò đào tạo quái vật) chẳng hạn. Phim này hiện đã bị đẩy xuống phát hành vào cuối tháng 8 thay vì tháng 7 như ban đầu.
Cuộc chiến rạp chiếu căng thẳng đến độ các chủ rạp bắt đầu e ngại cho nhập về những bộ phim có dung lượng quá dài từ 2 đến 3 tiếng bởi như vậy mỗi ngày sẽ giảm bớt suất chiếu cho mỗi phim cũng như lấy đi cơ hội của nhiều phim khác. Tình cảnh tranh giành rạp chiếu chắc chắn sẽ còn căng thẳng thêm nữa trong thời gian tới trước khi có thêm nhiều cụm rạp mới đi vào hoạt động.
Theo VietNamNet
Phát hành phim Việt - Nỗi khổ các nhà sản xuất
Đầu tư tiền tỷ, vật vã khó nhọc trên trường quay hàng tháng trời không khiến các nhà sản xuất (NSX) phim Việt "khiếp sợ" bằng việc tính toán chặng đường chạy đua đưa phim ra rạp.
Đầu tư tiền tỷ, vật vã khó nhọc trên trường quay hàng tháng trời không khiến các nhà sản xuất (NSX) phim Việt "khiếp sợ" bằng việc tính toán chặng đường chạy đua đưa phim ra rạp. Chọn nhà phát hành, xin ngày chiếu, lên kế hoạch quảng cáo ra mắt phim, lo giữ bản quyền, phập phồng đợi nhà phát hành thông báo kết quả lượng khán giả đến rạp và 1.001 chuyện phải đối mặt, mà chuyện nào NSX cũng đều ở vào thế bị động.
Ưu tiên phim thị trường
Trừ những phim được rạp (hoặc đơn vị phát hành) hợp tác sản xuất, bộ phim ấy chắc chắn có kế hoạch phát hành ngay từ khi còn nằm trên giấy (kịch bản). Còn lại, nguyên tắc của các nhà phát hành (NPH) phải xem phim (bản thô hoặc ít nhất cũng là trailer), nếu thấy bộ phim đạt tiêu chí của mình (mỗi NPH có một tiêu chí riêng) lúc đó mới nhận phát hành và thỏa thuận với NSX ngày ra rạp. Tâm lý chung hiện nay của các NPH, ưu tiên cho những bộ phim thị trường.
Đề tài tình cảm, võ thuật cùng dàn diễn viên xinh đẹp trong Mỹ nhân kế là kỳ vọng của NSX về doanh thu bộ phim
NSX Nghiêm Phạm cho biết: "Phim được giải thưởng thường NSX phải năn nỉ NPH để họ chịu phát hành phim ra rạp, ngược lại, với phim thị trường, NPH phải năn nỉ lại NSX để được đưa phim vào rạp của họ".
Bà Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Kỷ Nguyên Sáng, NSX phim Khát vọng Thăng Long cũng từng nếm mùi đau khổ khi phát hành bộ phim này khi ra rạp.
Dù phim nằm trong kế hoạch chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được MegaStar nhận phát hành, tuy nhiên vì phim có đề tài lịch sử, không "hot" vì thế không được các NPH mặn mòi; nên ngoại trừ các cụm rạp MegaStar treo băng rôn, áp phích quảng cáo cho phim, các cụm rạp khác có nơi không treo, có nơi treo nhưng treo cho có bằng cách "ém" vào góc khuất khó ai nhìn thấy; chưa nói đến việc phim được bố trí rạp không tốt, giờ không "ngon", không kiểm soát được lượng vé bán ra ... "Nói chung, rạp ăn đủ, chỉ có NSX là chết thôi" - bà Lê Minh Tâm ngao ngán!
NSX phim Khát vọng Thăng Long cũng từng nếm mùi đau khổ khi phát hành bộ phim này khi ra rạp
Có lẽ chính vì tâm lý này, hiện nay, rất hiếm NSX nào dám phiêu lưu, mạo hiểm đầu tư làm phim nghệ thuật. Việc năm qua xuất hiện hàng loạt phim "nhảm", "thảm họa" phim Việt phải chăng cũng xuất phát từ tâm lý - làm sao cho phim ra rạp dễ dàng?!
Tùy mối quan hệ!
Tại Việt Nam hiện nay, có không đến 10 NPH, trong đó được nhắc đến nhiều nhất và có thương hiệu nhất vẫn là: MegaStar, Galaxy, BHD với những cụm rạp tối tân, hiện đại cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Lotte Cinema thường phát hành chủ yếu là phim Hàn Quốc. Số NPH còn lại có: Vina Cinema, CineBox. Hai NPH - Galaxy và BHD được xem là hai đơn vị chịu khó ưu tiên phát hành phim Việt, song song với những phim nước ngoài mà họ nhập về. Riêng MegaStar hiếm khi nhận phát hành phim Việt, dù đa số NSX đều muốn đơn vị này nhận phát hành phim của họ. Người viết vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía MegaStar về tiêu chí nhận phát hành một phim Việt Nam!
Tuy nhiên, để vào rạp một cách dễ dàng và có tỷ lệ ăn chia "chấp nhận được" lại phụ thuộc vào... mối quan hệ. "Phí phát hành tùy người và tùy mối quan hệ" - một NSX có nhiều phim ra rạp khẳng định. Có thể là 15% - 18%, cùng hàng loạt điều khoản khó nhăn với NSX mới; nhưng có khi chỉ là một khoản phí tượng trưng (5% - 8%) với NSX có mối quan hệ tốt, thân tình hoặc đã từng có phim ăn khách.
Để giảm chi phí phát hành và tránh bị động, phương án hợp tác làm phim với rạp hoặc NPH đang được các NSX áp dụng triệt để. Đơn cử những bộ phim được sản xuất theo mô hình này thời gian gần đây có: Mỹ nhân kế là sản phẩm hợp tác của Galaxy và một số NPH khác, Nhà có năm nàng tiên do Sóng Vàng hợp tác với CineBox, Lọ lem Sài Gòn (Hoàng Thần Tài hợp tác với Meganex - Hàn Quốc), Bụi đời Chợ Lớn (Chánh Phương hợp tác với Galaxy)...
Phim Bụi đời Chợ Lớn được Chánh Phương hợp tác với Galaxy
NSX Nghiêm Phạm chia sẻ: " Hợp tác làm phim với rạp hoặc NPH, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn vì mình chỉ chuyên tâm lo làm phim, còn mảng phát hành đã có họ lo. Nếu tự mình sản xuất, mỗi khi phim phát hành, chúng tôi đều phải rải người đi khắp các rạp để kiểm soát việc bản quyền (không cho ai quay phim trong rạp) và kiểm tra số lượng vé bán ra. Khi kết hợp làm phim với rạp, người của họ phải lo những chuyện này. Chúng tôi có thêm thời gian để sản xuất được nhiều phim hơn".
Bài toán thu hồi vốn cho một phim Việt ra rạp là vô cùng khó với NSX. NPH khá "ung dung" vì ngoài việc thu phí phát hành, còn thêm khoản thu từ tỷ lệ ăn chia với NSX (thường là 50 - 50), nên phim lời hay lỗ cũng không ảnh hưởng gì. Chỉ NSX là khốn khổ, vì ngoài việc đầu tư sản xuất phim, còn thêm khá nhiều khoản chi phí khác để phim được ra rạp. Với thị trường phát hành phim còn nhỏ hẹp và nhiều rủi ro như hiện nay, sẽ chẳng có NSX nào dại dột đầu tư nhiều cho phim; lại càng không mong có những sản phẩm điện ảnh Việt hoành tráng, chất lượng, áp dụng công nghệ làm phim tiên tiến...
Sau hàng loạt thành công về doanh thu cho các phim Long ruồi, Cưới ngay kẻo lỡ, NSX Nghiêm Phạm khẳng định: "Phim thị trường với mức đầu tư chừng 4 - 7 tỷ đồng/phim, thì khả năng thu hồi vốn và có lời - nếu phim tốt, là có". Với những người nuôi mộng làm phim nghệ thuật, lại cùng lúc "nuôi" thêm ý định mở cụm rạp, vì biết chắc "cánh cửa" phát hành rất hẹp dành cho những bộ phim này.
Theo Soha
Phim Việt 'bơ vơ' giữa các bom tấn mùa hè Liệu một vài bộ phim như "Bụi đời chợ lớn", "Lửa Phật", "Biết chết liền"... có chống chọi được trước sức nóng của các bộ phim ngoại hay không? Mùa hè luôn là thời điểm hấp dẫn dành riêng cho các bộ phim "bom tấn". Tuy nhiên giữa một rừng phim nước ngoài đang "sốt xình xịch" thì phim Việt lại là một...