Phim cổ trang Việt hot nhất 2024 bất ngờ báo tin vui, còn hứa hẹn một điều khiến netizen phấn khích
Đây là tin vui cho những ai yêu thích phim cổ trang Việt.
Tối 5/9, nhà sản xuất phim Cám bất ngờ thông báo dời lịch chiếu từ ngày 27/9/2024 sang ngày 20/9/2024. Điều này khiến người hâm mộ đang trông ngóng phim nay lại càng phấn khích hơn khi bộ phim chính thức vượt kiểm duyệt, dán nhãn 18 và công chiếu toàn quốc sớm hơn so với dự kiến.
Đặc biệt hơn, nhà làm phim hứa hẹn Cám chắc chắn sẽ khiến khán giả phải rùng mình qua những cảnh quay đầy máu me và mang theo nhiều yếu tố siêu nhiên kinh dị hơn bao giờ hết.
Việc ra mắt sớm một tuần quả là tin vui bất ngờ cho các fan của thể loại kinh dị, đặc biệt là những ai yêu thích phim cổ trang Việt. Khán giả đang vô cùng tò mò không biết liệu việc biến hình tượng Cám trở nên kỳ quái và bất thường trong một câu chuyện cổ tích quen thuộc sẽ được thể hiện như thế nào và cốt truyện được thay đổi ra sao.
Trước đó qua teaser trailer, khán giả lần lượt nhìn thấy những chi tiết vốn khá quen thuộc trong các phiên bản cổ tích của Tấm Cám từ giếng cá bống, chi tiết nhặt thóc, quả thị, hội đình. Trong đó, gây bất ngờ nhất là ngày hội thử hài diễn ra kỳ dị, với hàng loạt cái chết nhuộm đỏ sân làng. Hơn nữa, những hình ảnh đầu tiên về lễ tế trinh nữ được chủ trì bởi ông Hai Hoàng cũng khiến khán giả tò mò. Đặc biệt hơn nữa, trailer cũng vén màn về việc mẹ kế ( Thúy Diễm) sinh ra Cám bị cho là ứng lời nguyền, báo hiệu một chuỗi sự kiện tai ương đang dần kéo đến với làng Hương. Ngoài ra, còn nhiều chi tiết quỷ dị như bộ móng quỷ dữ, ác quỷ mặt đỏ ba mắt, xác người bị lột da mặt, đôi tay rực máu ôm nắm cơm giòi, đàn tế lễ dâng cô gái bí ẩn, nữ nhân bí ẩn đang sống trong cung cũng đồng thời cho thấy mức độ kinh dị và đen tối của bản phim điện ảnh.
Phim điện ảnh Cám chính thức khởi chiếu toàn quốc từ ngày 20/9.
Phim cổ trang Việt hot nhất 2024 khoe bối cảnh "độc lạ hiếm thấy", đẹp tới từng khung hình mới bất ngờ
Không chỉ tạo hình, cả phần bối cảnh của bộ phim này cũng được ekip chăm chút vô cùng tỉ mỉ.
Sau loạt hình ảnh hé lộ tạo hình nhân vật, phim điện ảnh Cám công bố thêm những thước phim hậu trường (BTS) về phần bối cảnh. Theo đó khán giả được hình dung phần nào về bối cảnh độc đáo của phim tại các địa danh như Huế và Quảng Trị.
Đoàn phim Cám ghi hình trong tháng 3 và 4 năm 2024, ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Nhà sản xuất Hoàng Quân chia sẻ muốn tìm những bối cảnh mới độc đáo để hiện thực hoá trí tưởng tượng về một dị bản kinh dị của truyện Tấm Cám. Quá trình chọn bối cảnh kéo dài khoảng 3 tháng, cuối cùng ekip đã chọn miền Trung, ở Huế và ở Quảng Trị. Lý do chọn Quảng Trị là bởi rất hiếm phim điện ảnh Việt chọn nơi này làm bối cảnh. Đây cũng là lần đầu tiên bộ đôi nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn thử sức với bối cảnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Hậu trường bối cảnh độc đáo phim điện ảnh Cám
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết phim Cám có 4 bối cảnh chính, 3 trong đó là thuộc Quảng Trị, bao gồm: đình làng Hà Trung, đầm sen Trường Phước và rừng tràm ngập mặn ở Quảng Trị.
Đình làng Hà Trung là nơi ghi hình cảnh ngày hội, cũng như một số sinh hoạt quan trọng trong làng. Nhà làm phim cho biết chọn nơi đây vì còn lưu giữ được nhiều kiến trúc cổ phù hợp cho bộ phim cổ trang. Đình làng Hà Trung sở hữu kiến trúc nhà rường đặc trưng của Việt Nam với hệ thống cột, kèo gỗ chắc chắn. Ngôi đình được bao quanh bởi tường rào, cổng trụ và bức bình phong uy nghiêm, mang đậm dấu ấn thời gian. Điểm nhấn của đình là hệ thống mái ngói cong vút, đầu đao chạm khắc tinh xảo.
Đình làng Hà Trung
Đầm sen Trường Phước thuộc huyện Hải Lăng, nổi bật với hồ sen bạt ngàn. Đạo diễn Trần Hữu Tấn tiết lộ đoàn phim đã ghi hình hai cảnh quan trọng ở đây: phân đoạn Tấm, Cám cùng tắm ở ao sen, và cảnh quay Tấm có điệu múa trên ao sen.
Đầm sen Trường Phước
Còn rừng tràm ngập mặn (thuộc huyện Gio Linh) được chọn vì phù hợp với phân đoạn rừng hiến tế. "Tôi rất thích hình thù co quắp của những cành cây ở đây, lớp vỏ cây lúc nào cũng bong tróc lả tả, cũng như không khí âm u về đêm. Hy vọng bộ phim sẽ mang đến không khí rùng rợn cho khán giả".
Rừng ngập mặn
Bối cảnh chính còn lại là làng cổ Phước Tích nằm ở Huế, sát với ranh giới tỉnh Quảng Trị. Đạo diễn chia sẻ: "Đây là ngôi làng cổ hơn 500 năm, có nhiều ngôi nhà cổ đậm chất kiến trúc của nhà rường rất độc đáo. Tôi chọn một trong những ngôi nhà đó cho bối cảnh nhà của gia đình Tấm Cám. Cha của Tấm Cám - Hai Hoàng là một lý trưởng, có cuộc sống dư dả và có kẻ hầu người hạ. Tuy nhiên nhiều bi kịch đã diễn ra trong ngôi nhà này".
Một điều đặc biệt thú vị là trong làng Phước Tích, còn có cây thị cổ thụ trên 600 tuổi. Nhà sản xuất Hoàng Quân cho rằng đây là sự kết nối trùng hợp thú vị, dù đoàn phim Cám không trực tiếp ghi hình ở khu vực quanh miếu cây thị này.
Làng cổ Phước Tích
Thông loạt hình ảnh hé lộ 4 bối cảnh phim, khán giả một lần nữa bất ngờ trước sự tỉ mỉ, chỉn chu của ekip. Từng khung hình đều được dàn dựng đầy công phu, mang tới cảm giác cổ kính, hoài niệm nhưng vẫn rất đẹp mắt. Chỉ với phần bối cảnh này, khán giả đã đã niềm tin rất cao vào việc Cám sẽ là một bộ phim mang đến phần nhìn mãn nhãn.
Loạt trang phục lộng lẫy trong phim Cám: Đâu là hư cấu, đâu là lịch sử? Khán giả không thể không thán phục tạo hình phục trang của phim điện ảnh Cám, bom tấn kinh dị hot nhất màn ảnh Việt năm nay. Thời gian qua, Cám có thể xem là bộ phim cổ trang nhận về nhiều sự chú ý bậc nhất của khán giả Việt. Một phần vì Cám được thực hiện bởi ekip đứng sau hiện...