Philippines truy lùng 15.000 ca nCoV
Manila đưa ra chương trình xét nghiệm tăng cường nhằm xác định khoảng 15.000 ca nhiễm nCoV chưa được phát hiện.
Chương trình mới bao gồm nhiều giai đoạn tăng cường xét nghiệm, bắt đầu hôm nay với 8.000 người làm việc hoặc đang điều trị trong các bệnh viện ở thủ đô Manila.
Philippines hiện ghi nhận số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á với 5.223 ca, và chiếm gần 40% số tử vong toàn khu vực với 335 ca. Tuy nhiên, chính phủ nước này tin rằng đóng cửa biên giới và cách ly gần một nửa dân số tại nhà có thể ngăn chặn thảm họa y tế.
Nhân viên mặc đồ bảo hộ đứng trong tàu chở khách nay là cơ sở xét nghiệm nCoV dã chiến dành cho thủy thủ ở thủ đô Manila, Philippines, hôm 13/4. Ảnh: Reuters.
Tuy vậy, khoảng 75% ca nhiễm, tương đương 15.000 người, vẫn chưa được phát hiện, Carlito Galvez, cựu tư lệnh quân đội, người phụ trách lực lượng đặc nhiệm chống nCoV của Philippines, hôm nay cho biết. Do đó, họ cần thúc đẩy xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thủ đô.
“Chúng tôi tập trung chiến lược vào địa bàn đô thị Manila bởi đây là tâm dịch”, Galvez nói. “Xét nghiệm toàn diện ở Manila, chúng ta có thể đánh bại Covid-19″.
Chính quyền Philippines bị chỉ trích vì chậm triển khai xét nghiệm, nhưng từ đầu tháng 4, họ đã khắc phục bằng cách tăng cường kit xét nghiệm và công suất phòng thí nghiệm. Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 13/4 thông qua ngân sách mua 900.000 kit, gấp nhiều lần so với 100.000 bộ đã được sử dụng.
Video đang HOT
Số lượng người được xét nghiệm đang dừng ở 33.814 tính đến 12/4, tăng gấp 10 lần so với ngày 29/3, dù còn thua xa con số 110.000 người được xét nghiệm ở Việt Nam, nơi ghi nhận 265 ca nhiễm và không có ca tử vong.
Indonesia thậm chí còn đối mặt với tình trạng nguy hiểm hơn, khi các chuyên gia y tế cảnh báo kịch bản tồi tệ nhất có thể lên tới 1,6 triệu ca nhiễm. Phòng chăm sóc tích cực đang quá tải dù chính quyền đưa ra các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ hơn. Indonesia ghi nhận 399 ca tử vong, cao thứ hai châu Á sau Trung Quốc.
Bộ trưởng Nội các Philippines Karlo Nograles hôm nay cho biết 5 ngày sau ca lây nhiễm trong nước đầu tiên được phát hiện hôm 7/3, chính quyền đã thực thi lệnh phong tỏa địa phương, giúp ngăn chặn 1,9 đến 8,3 triệu ca nhiễm mới.
Chương trình mới không áp dụng xét nghiệm hàng loạt mà có mục tiêu cụ thể, bắt đầu từ những người có nguy cơ cao nhất với mục tiêu xét nghiệm 8.000 người một ngày. Xét nghiệm sẽ được tiến hành nhiều hơn ở những khu vực có ổ dịch, hoặc với những người có triệu chứng, sau đó cách ly họ ở trung tâm điều trị mới đang được xây dựng tại các sân vận động và trung tâm hội nghị tới khi hồi phục.
“Cơ sở mới rất cần thiết để chúng tôi giảm nhiệt cho hệ thống y tế đang quá tải”, Restituto Padilla, phát ngôn viên của lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 nói. “Chúng tôi có thể sử dụng tối đa kit và làm phẳng đường con lây nhiễm”.
Hồng Hạnh
Ngoài Biển Đông, TQ còn gieo "nỗi sợ hãi" cho loạt căn cứ ở thủ đô Philippines
Các quan chức hải quân Philippines đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tham gia vào dự án xây dựng một sân bay gần thủ đô Manila có tổng trị giá 10 tỉ USD do những lo ngại liên quan tới vấn đề an ninh.
Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) là đơn vị đã trái phép tiến hành cải tạo và xây dựng trên hàng loạt đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông để biến thành tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong những năm qua. Tuy nhiên, CCCC đang tham gia cùng Công ty dịch vụ hàng không MarcoAsia của Philippines đấu thầu dự án trị giá 10 tỉ USD nhằm xây dựng sân bay Sangley Point, khu vực nằm ngay sát loạt cơ sở quân sự trọng điểm của Philippines.
Chiến hạm Mỹ - Ấn - Nhật - Philippines dàn đội hình diễn tập trên Biển Đông hồi tháng Năm. (Ảnh: Reuters)
"Đây không chỉ là mối quan ngại lớn của riêng hải quân và quân đội Philippines mà còn của cả đất nước", một quan chức hải quân cấp cao giấu tên của Philippines chia sẻ với Nikkei Asian Review.
Công ty MarcoAsia là nhà thầu duy nhất tham gia phiên đấu thầu dự án xây dựng sân bay Sangley Point. Dự án này liên quan tới hoạt động cải tạo đất trên diện tích 1.900 hecta và xây dựng một sân bay 4 đường băng có khả năng phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm.
Cách trung tâm Manila khoảng 35 km, sân bay Sangley Point được kỳ vọng là giải pháp nhằm "giảm tải" cho sân bay chính của Philippines đặt tại thủ đô Manila.
Theo ông Jesse Grepo, một quan chức trong chính quyền tỉnh Cavite, hoạt động đấu thầu của Công ty MarcoAsia vẫn đang được đánh giá và cần sự thông qua từ các ban ngành chính phủ trước khi chính thức khởi công xây dựng.
Hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh, chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục có những nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ với chính quyền Bắc Kinh và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Cụ thể, Philippines đã nhận được số tiền hơn 45 tỉ USD đầu tư từ Trung Quốc, sau khi chính quyền Manila phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Huage, Hà Lan hồi năm 2016 phủ nhận những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn". Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm căng thẳng khu vực không ngừng gia tăng.
Về phần mình, các tướng quân đội Philippines vẫn tỏ ra nghi ngờ về mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng minh hiệp ước duy nhất của Manila.
Trong khi đó, dự án sân bay Sangley Point tại tỉnh Cavite nằm trên vịnh Manila, nơi đặt trụ sở của hải quân Philippines cùng hàng loạt sở chỉ huy liên quan tới công tác hậu cần của hải quân nước này.
Chia sẻ trên Facebook, cựu tướng hải quân Philippines Alexander Pama nhấn mạnh nếu dự án sân bay Sangley Point được thông qua với sự tham gia của một nhà thầu "tai tiếng" như CCCC, đây sẽ là "nhát gao găm vào trái tim của quốc gia".
Trước đó, hồi năm 2009, Ngân hàng thế giới (WB) đã cấm CCCC và tất cả các công ty con của tập đoàn này tham gia vào những dự án xây dựng đường xá được WB tài trợ trong vòng 8 năm trước những cáo buộc "gian lận" trong một dự án xây dựng đường ở Philippines. Tuy nhiên, CCCC đã bác bỏ cáo buộc trên và hiện dần quay trở lại các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Tuy nhiên, thị trưởng tỉnh Cavite là ông Jonvic Remulla lại khẳng định, "chúng tôi thấu hiểu mối quan ngại của các quan chức quốc phòng, nhưng chúng tôi chắc chắn là những biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ được thi hành".
Những mối quan ngại liên quan tới dự án sân bay Sangley Point với sự tham gia của CCCC diễn ra trong bối cảnh, dư luận Philippines ngày càng tỏ ra nghi ngờ về các hoạt đầu tư từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, hồi cuối tháng 11, các nghị sĩ đảng đối lập đã yêu cầu chính phủ Philippines tiến hành điều tra về việc Tập đoàn Lưới điện quốc gia Trung Quốc (SGCC) hoàn toàn nắm quyền kiểm soát và có thể cắt điện của Philippines bất cứ lúc nào nếu muốn.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay SGCC chỉ là đối tác trong dự án Tập đoàn Truyền tải Quốc gia (Transco) của Philippines. SGCC nắm giữ 40% vốn của NGCP. Tuy nhiên, NGCP chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì và phát triển lưới điện của Philippines. Bản thân NGCP cũng nhấn mạnh, những cáo buộc về việc SGCC có thể cắt điện của Philippines là vô căn cứ.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Philippines: 11 người chết, 300 người nhập viện sau khi uống rượu dừa Ít nhất 11 người thiệt mạng và hơn 300 phải người nhập viện điều trị sau khi uống rượu dừa bị nghi nhiễm methanol ở Philippines, cơ quan y tế nước này cho biết. Vụ ngộ độc xảy ra ở Laguna và Quezon, hai tỉnh miền Nam Philippines, từ ngày 19/12 đến 22/12. Nhiều người trong số họ được cho là tham gia...